Saturday, January 10, 2009

THUẬN THIÊN GIẢ TỒN....

Thuận thiên giả tồn...

Học thuyết Âm Dương cho rằng: Dương cực thịnh biến thành âm, âm cục thịnh biến thành dương.” Thuyết này có thể dùng để lí giải sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Trong quá khứ thế giới đã hưởng những lợi ích của sự phát triển kinh tế và tài chính. Trong thiên nhiên nước có khi ròng, có khi lớn. Nền kinh tế cũng có khi phát triển mạnh, có khi xuống dốc.
Với sự chính xác khoảng 50% tôi có thể nói rằng 50% dân số trên thế giới đều lo lắng cho cái túi tiền của mình. 50% số người còn lại không có gì để mất, cho nên không quan tâm. Ưu tiên hàng đầu của những nhà lãnh đạo là “kinh tế và tài chánh.” Nếu họ thành công, họ sẽ được điểm lớn và danh tiếng sẽ đi vào lịch sử. Họ cố gắng hết sức để ngăn chận thị trường chứng khoán tuột dốc, để cứu nguy những công ty vở nợ. Nhưng cho đến bây giờ không ai biết là thế giới sẽ đi về đâu.
Tại Hoa Kỳ, trong năm 2008, những ứng viên Tổng thống đều tuyên bố là họ có kế hoạch cứu nguy kinh tế. Và người được bầu cử là người dường như “bán” được kế hoạch của mình. Chúng ta có thể hỏi, “Ai có khả năng đổi hướng kinh tế đang xuống dốc đi ngược trở lên?” Không ai biết người nào có thể làm việc đó, nhưng chúng ta có thể khẳng định là chỉ có Trời mới có thể làm một phép lạ để giải nguy kinh tế.
Điều này không có nghĩa là chúng ta cứ “điềm nhiên tọa thị,”ngồi chờ Trời làm phép lạ, và mọi sự đâu sẽ vào đấy. Về phương diện thiêng liêng, có một lẽ thật, đó là nếu chúng ta hành động hợp lòng trời thì phúc lợi sẽ đến, và ngược lại, khi hành động nghịch lòng trời, tai vạ sẽ đến.
Trên phương diện kinh tế, tài chính cũng vậy, các công ty bị phá sản vì làm ăn bất chính, dùng thủ đoạn bất lương, tham lam. Một trường hợp điển hình là trong tình Đồng Nai, Việt Nam, công ty Vedan không tôn trọng luật pháp, và không quan tâm đến sức khỏe của người dân, nhưng tham lam, muốn thu lợi tối đa. Cuối cùng công ty không còn hoạt động được, từ lợi ít đến không còn chút lời nào.
Như vậy, những nhà lãnh đạo quốc gia cần làm gì? Họ cần phải hành động, làm một việc gì đó cho người dân và đất nước của họ. Tuy nhiên, việc đầu tiên họ phải làm, đó là kiêng ăn và cầu nguyện để nhận lãnh khôn ngoan và ân sủng thiêng thượng để lãnh đạo. Nếu họ nghĩ rằng tự mình họ có đủ bản lĩnh để giải quyết vấn đề bằng sức riêng của chính họ, thì họ sẽ thất bại.
Câu hỏi tiếp theo là, “Người lãnh đạo có phải gánh trách nhiệm một mình không?” Đương nhiên là không, họ cần được toàn dân dự phần vào sự kiêng ăn và cầu nguyện để được Thượng Đế thương xót. Mỗi người dân cần xét lại cách quản lí tài chính của mình, cách ăn tiêu của mình, và sự quan tâm của chúng ta đối với công tác từ thiện.
Sau khi chúng ta thực hiện những việc có thể thực hiện, lúc đó phép lạ mới xảy ra.

No comments:

Post a Comment