Wednesday, December 27, 2023

MƯỜI HAI MÔN ĐỆ CỦA CHÚA GIÊ-XU 1. SI-MÔN PHI-E-RƠ Trong khi đi dọc bờ biển Ga-li-lê, Chúa Giê-xu thấy Si-môn và Anh-rê, em của ông ấy đang đánh cá. Ngài nói với họ, “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm các ngươi thành những tay đánh lưới người.” Họ liền bỏ lưới và theo Ngài. (Ma-thi-ơ 4: 18-20) Si-môn hoặc Si-mê-ôn có nghĩa là 'nghe.' Đức Chúa Trời nghe, thấy và đáp ứng những nhu cầu của con người. Đức Chúa Trời biết chúng ta cần gì trước khi chúng ta cầu xin (Ma-thi-ơ 6: 8b). Chúa Giê-xu nhắc nhở chúng ta hãy lắng nghe nếu ai có tai để nghe (Ma-thi-ơ 11:15; 13: 9). Các môn đồ chân chính của Chúa Giê-xu nghe tiếng Ngài (Giăng 10:27). Tốt nhất chúng ta nên “mau nghe và chậm nói” (Gia-cơ 1: 19). Điểm yếu của Si-môn là mau nói. Sau khi tuyên bố rằng Chúa Giê-xu là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống (Ma-thi-ơ 16:16), ông đã cố gắng ngăn chặn kế hoạch cứu rỗi của thầy mình (16:22). Nghe lời Chúa không phải là nghe một bản nhạc rồi quên, mà là lắng nghe, suy ngẫm và thực hành. Chúa Giê-xu đã dành nhiều thời gian để cầu nguyện. Chúa Cha đã nhậm lời Con Yêu Dấu của Ngài, và Chúa Con cũng biết nghe lời Chúa Cha. Đức Chúa Trời nghe chúng ta khi chúng ta cầu xin, và Ngài cũng muốn lắng nghe chúng ta trình bày với Ngài những nhu cầu của chúng ta. Nếu chúng ta thực sự tin Chúa chúng ta là chiên của Ngài, và chúng ta nghe tiếng Ngài. Nghe tiếng Chúa rất quan trọng. Trong sách Khải huyền năm lần Chúa Giê-xu phán: “Ai có tai hãy nghe những gì Ðức Thánh Linh phán với các hội thánh” (2: 7, 11, 17, 29; 3:6) Chúng ta nên “mau nghe, chậm nói.” 2. Anh-rê Hi văn Andreas có nghĩa là “mạnh mẽ, nam tính". Môi-se thành công trong công tác đem dân Chúa ra khỏi Ai-cập, và, dù gặp nhiều thử thách ông cũng thành công trong việc đem dân Chúa đến biên giới đất hứa. Tuy nhiên, vì không làm đúng theo lời Chúa phán. Thay vì truyền lịnh cho vầng đá tuôn nước ra, ông lại dùng cây gậy đập vào vầng đá hai lần. Do đó, Chúa không cho ông vào đất hứa. Môi-se giao trách nhiệm cho Giô-suê, ông nói với người kế nhiệm trước mặt toàn thể I-sơ-ra-ên, “Hãy mạnh mẽ và can đảm, vì con là người sẽ đi với dân nầy vào xứ mà Chúa đã thề với tổ tiên họ để ban cho họ, và con sẽ lãnh đạo họ để họ chiếm lấy xứ ấy. Chính Chúa sẽ đi trước con. Ngài sẽ ở với con. Ngài sẽ không để con thất vọng và không bỏ con. Chớ sợ hãi và chớ ngã lòng.” (Phục truyền 31: 7-8) An-rê mạnh dạn giới thiệu Đấng Mê-si-a với anh của mình là Si-môn: “Chúng tôi đã gặp Ðấng Mê-si-a” ( nghĩa là Ðấng Christ). Rồi ông dẫn anh ông đến Ðức Chúa Jesus.” (Giăng 1: 41-42) Sau khi Môi-se qua đời Đức Chúa Trời giao cho Giô-suê trách nhiệm dẫn dắt dân Chúa tiến vào đất hứa. Chúa Hằng Hữu vận động Giô-suê: “Hãy mạnh mẽ và hãy can đảm! Vì ngươi sẽ đem dân nầy vào chiếm lấy xứ Ta đã thề với tổ tiên chúng để ban cho chúng. Duy ngươi phải mạnh mẽ và phải rất can đảm mới được... Ta há đã chẳng truyền lịnh cho ngươi sao? Hãy mạnh mẽ và hãy can đảm! Chớ sợ hãi và chớ mất tinh thần, vì Chúa, Ðức Chúa Trời của ngươi, sẽ ở với ngươi bất cứ nơi nào ngươi đi.” (Giô-suê 1: 6-7, 9) Sau khi mười thám tử báo cáo tiêu cực về tình hình của đất hứa, Giô-suê nói: “Nếu chúng ta được đẹp lòng Chúa, Ngài sẽ đem chúng ta vào xứ đó và sẽ ban nó cho chúng ta. Xứ đó đúng là một xứ đượm sữa và mật. Chỉ mong chúng ta đừng nổi loạn chống lại Chúa. Ðừng sợ dân trong xứ đó, vì chúng ta có thể ăn nuốt họ dễ dàng. Quyền lực bảo hộ họ đã bị rút đi rồi. Có Chúa đang ở với chúng ta. Ðừng sợ họ.” (Dân số 14: 8-9) Kinh Thánh dạy “chúng ta phải mạnh mẽ trong Chúa và trong sức toàn năng của Ngài” bởi vì “không phải chúng ta chiến đấu với loài có thịt và máu, nhưng với những quyền lực vô hình, những quyền lực thống trị, những quyền lực tối tăm trong vũ trụ này, và những quyền lực của các tà linh trên trời.” Trong chiến trường tâm linh chúng ta không thể cậy sức riêng để tranh đấu. 3. Gia-cơ Xê-bê-đê Gia-cơ đồng nghĩa với Gia-cốp, có nghĩa là người thay thế. Gia cốp lúc nào cũng ham muốn được chúc phước. Khi ở nhà thì dành phước của anh (Sáng thế 27), ở ngoài thì tranh chiến để được Chúa ban phước (Sáng thế 32: 26). Gia cơ Xê-bê-đê thì xin Chúa cho ông và Giăng, một người ngồi bên phải và một người bên trái của Chúa Giê-xu khi Ngài được vinh hiển (Mác 10:37). Chúng ta không cần tranh chiến để được thưởng. Chúa Giê-xu hứa: “Quả thật, Ta nói với các ngươi, lúc mọi sự được đổi mới, khi Con Người ngự trên ngai vinh hiển của mình, thì các ngươi, những người đã theo Ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai đoán xét mười hai chi tộc I-sơ-ra-ên.” (Ma-thi-ơ 19:28). Còn vinh dự nào cao quí hơn vinh dự Chúa dành cho người theo Ngài. 4. Giăng Giăng hay là Giô-ha-nan trong tiếng Hi bá có nghĩa là “Gia-vê nhân từ.” Đức Chúa Trời mạc khải Ngài cho Môi-se trong trụ mây: “Chúa! Chúa! Ðức Chúa Trời thương xót và đầy ơn, Chậm giận, chan chứa tình thương, và chân thật, Thương ai thương đến ngàn đời, Tha thứ tội ác, vi phạm, và tội lỗi, Nhưng không kể kẻ có tội là vô tội; Do tội của ông bà cha mẹ mà con cháu bị vạ lây đến ba bốn đời.” (Xuất Ê-díp-tô 34: 6-7) Đức Chúa Trời cũng mạc khải Ngài cho Đa-vít: “Chúa hay thương xót và khoan dung độ lượng, Chậm nóng giận và đầy dẫy tình thương.” (Thi thiên 103: 8) Đức Chúa Trời hay thương xót và khoan dung độ lượng nghĩa là Ngài không đối xử với chúng ta tương ứng với điều chúng ta đáng được: “Ðức Chúa Trời đã biểu lộ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, trong khi chúng ta còn là người có tội, Ðấng Christ đã chết thay cho chúng ta. (Rô-ma 5:8) Kinh Thánh dạy: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết,” (Rô-ma 6:23) nhưng ân huệ của Đức Chúa Trời là “sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta.” 5. Phi-líp Chúa Giê-xu đến Ga-li-lê, Ngài tìm Phi-líp và nói với ông: “Hãy theo Ta.” Phi-líp tìm Na-tha-na-ên và nói với ông, “Chúng tôi đã gặp Ðấng mà Môi-se đã viết trong Luật Pháp, và Các Tiên Tri cũng đã viết về Ngài, Ðức Chúa Jesus ở Na-xa-rét, con của Giô-sép.” Na-tha-na-ên nói với ông, “Có gì tốt ra từ Na-xa-rét sao?” (Giăng 1: 43-46) Phi-líp đáp, “Mời bạn đến xem.” Cách Phi-líp làm chứng thật đơn giản, Ông chỉ nói rằng ông đã gặp Đấng mà Môi-se và các Tiên tri đã viết về Ngài, và mời Na-tha-na-ên đến gặp Đấng ấy. Sau khi cho Na-tha-na-ên biết là Ngài biết ông trong khi ông chưa biết Ngài, ông nói với Ngài, “Thưa Thầy, Thầy là Con Ðức Chúa Trời, Thầy là Vua của I-sơ-ra-ên.” (Giăng 1: 49) Trong một buổi truyền giảng cho khoảng năm ngàn người Chúa hỏi Phi-líp: “Chúng ta phải mua bánh ở đâu cho những người này ăn?” Phi-líp trả lời Ngài, “Thưa dùng hai trăm đơ-na-ri mua bánh cũng không đủ cho mỗi người một ít.” (Giăng 6: 5,7) Đối với loài người thì Phii-líp nói đúng. Tuy nhiên Con Người có thể đãi năm ngàn người với năm cái bánh và hai con cá. Sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên, trong hội thánh đầu tiên Phi-líp được chọn làm một trong số bảy chấp sự. Bảy chấp sự này là những người “có tiếng tốt, đầy dẫy Ðức Thánh Linh, và khôn ngoan” (Công vụ 6: 3). Trong lúc ấy một cơn bách hại dữ dội nổi lên chống lại hội thánh tại Giê-ru-sa-lem. Ngoại trừ các sứ đồ, tất cả tín hữu đều bị tản lạc khắp miền Giu-đê và Sa-ma-ri. (Công vụ 8: 1) “Vậy những người đã bị tản mác ra đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng của Ðạo Chúa. Bấy giờ Phi-líp đi xuống Thành Sa-ma-ri và giảng về Ðấng Christ cho họ. Ðoàn dân đông đồng lòng chăm chú lắng nghe Phi-líp giảng, vì họ đã nghe và thấy các phép lạ ông làm. Khi họ nghe Phi-líp giảng về Tin Mừng của vương quốc Ðức Chúa Trời và danh Ðức Chúa Jesus Christ, họ tin và chịu báp-têm, cả nam lẫn nữ. Ngay cả Si-môn cũng tin. Sau khi chịu báp-têm ông cứ theo luôn bên cạnh Phi-líp, và cứ kinh ngạc mỗi khi thấy các dấu kỳ và phép lạ lớn lao xảy ra. ” (8: 4-6; 12-13) Sau đó thiên sứ của Chúa truyền cho Phi-líp đi xuống phía nam, trên đường xuống Ga-xa. Lúc bấy giờ có một thái giám của nữ hoàng Can-đác nước Ê-thi-ô-pi từ Giê-ru-sa-lem về nước. Ông đang đọc sách Ê-sai, đoạn 53. Thánh Linh truyền cho Phi-líp đến gần, ông hỏi, “Ngài có hiểu những gì ngài đọc đó không?” Ông ấy đáp, “Làm sao tôi hiểu được, nếu không ai giảng giải cho tôi.” Rồi ông ấy mời Phi-líp lên xe ngồi với ông.” (Công vụ 8: 30-31). Phi-líp giải thích Kinh Thánh cho vị thái giám. Ông tin nhận Chúa và yêu cầu nhận phép báp tem bằng nước. Phi-líp đáp ứng lời kêu gọi của Chúa Giê-xu, đem Na-tha-na-ên đến Ngài, hầu việc Chúa với hội thánh, giảng đạo và nhiều người tin nhận Chúa Giê-xu. Phi-líp là một tấm gương cho Cơ Đốc nhân. Kinh Thánh Tân Ước dạy: “Ðức tin cũng vậy, nếu nó không có các hành động thì chỉ là đức tin chết.” (Gia-cơ 2:17) 6. Na-tha-na-ên Na-tha-na-ên có nghĩa là ‘quà tặng của Đức Chúa Trời.” Gióp là một đại gia ở U-xơ, ông là một người thành công. Sa-tan đặt đấu hỏi về đức tin của Gióp. Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan thử thách Gióp. Sa-tan được Chúa cho phép lấy hết cúa cải, con cái và sức khỏe của Gióp. Ông nhận biết tất cả mọi thứ của ông là của Chúa, ông nói: “Tôi trần truồng ra khỏi lòng mẹ; Tôi sẽ trần truồng mà trở về. Chúa ban cho, rồi Chúa lại cất đi. Chúc tụng danh Chúa.” (Gióp 1: 21). Nhiều người không dâng một phần mười bởi vì họ tin là những gì họ có là do công của họ lạo ra. Thật ra chúng ta là những quản gia của Chúa. Năm mươi năm trước gia đình tôi đến Mỹ với hai bàn tay trắng, hôm nay Chúa cho đủ ăn, đủ mặc, và một ngày kia sẽ tay trắng mà trở về với Chúa. Được về với Chúa cũng là một tặng phẩm của Chúa, “tặng phẩm của Ðức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta.” Đức Thánh Linh ban cho tín hữu lời nói khôn ngoan, lời nói tri thức, đức tin, chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân biệt các thần, nói tiếng mới, thông giải tiếng lạ. (1 Cô-rinh-tô 12: 8-10) Chúa Giê-xu ban cho “một số người làm sứ đồ, một số làm tiên tri, một số làm nhà truyền giảng Tin Mừng, một số làm mục sư và giáo sư để trang bị các thánh đồ cho những công tác phục vụ, nhằm xây dựng thân thể của Ðấng Christ.” (Ê-phê-sô 4: 11-12). Là Vua bình an, Chúa Giê-xu ban bình an cho chúng ta. Ngài cũng ban cho chúng ta Điều răn mới. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Con Một của Ngài, hầu cho ai tin Con ấy không bị hư mất, nhưng được sự sống đời đời. 7. Thô-ma Sách Tin lành Giăng có nhiều thông tin về Thô-ma. Có một người Chúa Giê-xu mến thương tên La-xa-rơ ở Bê-ta-ni xứ Giu-đa bị bệnh. Hai em của ông báo tin cho Chúa. Hai ngày sau Chúa đến Giu-đa. Các môn đồ hỏi Ngài: “Thưa Thầy, người Do-thái mới tìm cách ném đá Thầy ở đó, mà bây giờ Thầy muốn trở lại đó sao?” Chúa bảo rằng Ngài phải đến để đánh thức La-xa-rơ vì ông đang ngủ. Thô-ma nói: “Chúng ta hãy đến đó để chết chung với Thầy.” Thô-ma nhớ lời Thầy: “Vì ai muốn cứu mạng sống mình sẽ mất, nhưng ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình sẽ cứu được nó.” (Lu-ca 9:24) Mặc dù là một môn đồ tận tụy, Thô-ma vẫn có những nghi ngờ của mình, như được thấy trong Giăng 20:25, khi Chúa Giê-xu hiện ra với các môn đệ sau khi Ngài sống lại. Thô-ma từ chối tin rằng Chúa Giê-xu đã sống lại, vì chính ông đã không nhìn thấy Ngài. Đáp lại, Chúa Giê-xu bảo Thô-ma chạm vào vết thương của ông để ông có thể chắc chắn rằng ông là có thật, và Thô-ma trả lời bằng cách nói, "Lạy Chúa của con và Ðức Chúa Trời của con!" (Giăng 20:28). Sau đó, đức tin của Thô-ma không thể lay chuyển và ông đã sử dụng đức tin mới tìm thấy này để truyền bá phúc âm trên khắp thế giới. Thông qua các cuộc hành trình của Thô-ma, ông đã được tiếp xúc với các nền văn hóa mới và có thể truyền bá phúc âm của Chúa Giê-xu cho người dân Ấn Độ. Trong các chuyến đi của mình, ông đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ, thường dưới hình thức bách hại và cái chết. Mặc dù vậy, Thô-ma vẫn không ngừng trong đức tin của mình và sử dụng lòng nhiệt thành của mình đối với Chúa Giê-xu để cuối cùng chuyển đổi hàng ngàn người sang Cơ đốc giáo. Kết quả của sự tận tâm và truyền giáo của mình, Thô-ma hiện được biết đến như là vị thánh bảo trợ của Ấn Độ và thường được miêu tả là mang theo quảng trường của một người thợ mộc như một lời nhắc nhở về sự khởi đầu khiêm tốn của mình. Cho đến ngày nay, Thô-ma vẫn là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong Cơ Đốc giáo và đã để lại một di sản lâu dài trong trái tim và tâm trí của vô số Cơ Đốc nhân trên khắp thế giới. Chính vì lòng trung thành không nao núng của mình với Chúa Giê-xu và sự cam kết với phúc âm mà Thô-ma đã có thể đưa Cơ đốc giáo lên một tầm cao mới và truyền bá tin mừng của phúc âm đến các quốc gia trên khắp thế giới. Câu chuyện của ông như một lời nhắc nhở khích lệ cho tất cả mọi người rằng đức tin và sự tận tâm có thể dời núi. ( Thông tin của Trang mạng https://www.theholyscript.com/who-was-thomas-in-the-bible/ 8. Ma-thi-ơ מַתִּתְיָהוּ‎ (Matityahu) tiếng Hi bá lai có nghĩa là “quà tặng của Đức Chúa Trời.” Sách tin lành Ma-thi-ơ cho biết Chúa Giê-xu kêu gọi ông “Hãy theo Ta.” Ông đứng dậy và đi theo Ngài. Có lẽ Ma-thi-ơ cảm nhận được là Chúa Giê-xu sẽ ban cho ông gấp trăm lần nhiều hơn tiền thuế ông thu vào. Trong sách tin lành mang tên ông Ma-thi-ơ nhắc lại lời Thầy dạy: “Hễ ai vì danh Ta lìa bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, ruộng vườn, người ấy sẽ nhận được gấp trăm lần hơn, và sẽ hưởng sự sống đời đời. Người ta biết rất ít về vị sứ đồ này. Ngoài một số ít đề cập trong các sách phúc âm, ông là một nhân vật Tân Ước mơ hồ đáng ngạc nhiên. Và mặc dù thực tế là nhà thờ từ lâu đã coi ông là tác giả của sách tin lành Ma-thi-ơ, rất ít điều khác được ghi lại về ông. Trong khi Ma-thi-ơ được tôn vinh là một vị thánh tử đạo, không ai biết chắc chắn ông đã chết ở đâu và như thế nào. Nhiều nguồn tin khác nhau nói rằng ông đã bị chặt đầu, ném đá, đốt cháy hoặc đâm - một người thậm chí còn cho rằng ông chết vì những nguyên nhân tự nhiên như Giăng. Có những truyền thuyết về chức vụ của ông, nhưng không có ghi chép đáng kể nào về vai trò của ông trong hội thánh đầu tiên. Các văn bản ngụy biện sau đó xuất hiện tuyên bố là do ông viết, và một số giáo phụ đầu tiên ủng hộ các văn bản này, nhưng các tác phẩm chỉ tồn tại trong các mảnh vỡ và trích dẫn, và học thuật hiện đại bị chia rẽ về quyền tác giả của chúng. (Thông tin của Trang mạng https://overviewbible.com/matthew-the-apostle) 9. Gia-cơ Anh-phê Gia-cơ, con trai của Anh-phê thường được đồng nhất với Gia-cơ trẻ, người chỉ được đề cập bốn lần trong Kinh thánh, mỗi lần liên quan đến mẹ mình. (Mác 15:40) đề cập đến "Ma-ri, mẹ của Gia-cơ trẻ hơn và của Giô-sép", trong khi (Mác 16:1) và (Ma-thi-ơ 27:56) đề cập đến "Ma-ri, mẹ của Gia-cơ". Vì đã có một Gia-cơ khác (Gia-cơ, con trai của Xê-bê-đê) trong số mười hai sứ đồ, nên việc đánh đồng Gia-cơ con trai của Anh-phê với "Gia-cơ trẻ" là hợp lý. (Gia-cơ con trai của Xê-bê-đê đôi khi được gọi là "Gia-cơ lớn"). Jerome xác định Gia-cơ, con trai của Anh-phê với Gia-cơ trẻ viết trong tác phẩm của ông có tên Sự Trinh Trắng của Bà Ma-ri Người Được Ơn (The Perpetual Virginity of Blessed Mary) như sau: Bạn có ý định rằng Gia-cơ trẻ tương đối vô danh, người được gọi trong Kinh thánh là con trai của Ma-ri, tuy nhiên không phải của Ma-ri mẹ của Chúa chúng ta, trở thành một sứ đồ, hay không? Nếu ông ta là một sứ đồ, ông ta phải là con trai của Anh-phê và là một người tin vào Chúa Giê-xu. Kết luận duy nhất là Đức Ma-ri được mô tả là mẹ của Gia-cơ trẻ là vợ của Anh-phê và em gái của Ma-ri mẹ của Chúa. Papias của Hierapolis, sống vào khoảng năm 70-163 sau Công nguyên, trong những mảnh còn sót lại của tác phẩm Bình Luận Về Những Lời Dạy của Chúa (Exposition of the Sayings of the Lord) kể rằng Ma-ri, vợ của Anh-phê là mẹ của Gia-cơ trẻ: Ma-ri, mẹ của Gia-cơ trẻ và Giô-sép, vợ của Anh-phê là em gái của Ma-ri, mẹ của Chúa, người mà Giăng đặt tên là Cơ-lê-ô-pa, từ cha cô hoặc từ gia đình của gia tộc, hoặc vì một số lý do khác. Do đó, Gia-cơ, con trai của Anh-phê sẽ giống như Gia-cơ trẻ. 10. Tha-đê hay là Giu-đa con của Gia-cơ Tha-đê là một trong mười hai môn đồ ban đầu được Chúa Giê-xu chọn. Tha-đê là một sứ đồ bí ẩn. Thứ nhất, Tha-đê hầu như không được đề cập trong Kinh Thánh. Để làm phức tạp vấn đề, Kinh Thánh đề cập đến Tha-đê bằng một vài tên khác nhau. Jerome, một học giả Kinh Thánh thế kỷ thứ tư, đã gọi Tha-đê là "Ba ngôi", có nghĩa là "người đàn ông có ba tên". Trong cả hai sách Phúc âm Ma-thi-ơ và Mác, sứ đồ được liệt kê là Tha-đê (Ma-thi-ơ 10:3; Mác 3:18). Trong phiên bản King James của Ma-thi-ơ 10: 3, ông được gọi là "Lebbaeus, có họ là Thaddaeus." Tuy nhiên, Lu-ca thay thế tên Tha-đê bằng "Giu-đa con trai của Gia-cơ" trong cả Lu-ca 6:16 và Công vụ 1:13. Và khi sứ đồ Giăng đề cập đến Tha-đê, ông gọi ông là "Giu-đa (không phải Iscariot)" (Giăng 14:22). Những lời duy nhất được ghi lại của Tha-đê là trong Giăng 14. Chúa Giê-xu và mười hai môn đệ đã nhóm lại với nhau trong Phòng cao cho Bữa Tiệc Ly. Chúa phán với họ về cái chết sắp xảy ra của Ngài. Các sứ đồ có những câu hỏi và mối quan tâm. Chúa Giê-xu hứa ban cho họ Chúa Thánh Linh để giúp đỡ họ và ngự trong họ. Rồi Ngài phán: " Không bao lâu nữa thế gian sẽ không thấy Ta, nhưng các ngươi sẽ thấy Ta; vì Ta sống, thì các ngươi cũng sẽ sống. Trong ngày đó các ngươi sẽ biết rằng Ta ở trong Cha Ta, các ngươi ở trong Ta, và Ta ở trong các ngươi. Ai có những điều răn của Ta và vâng giữ, ấy là người yêu kính Ta; người nào yêu kính Ta sẽ được Cha Ta yêu thương, và Ta sẽ yêu thương người ấy và bày tỏ chính Ta cho người ấy." (Giăng 14:19–21). Bối rối, Tha-đê hỏi Chúa Giê-xu, "Lạy Chúa, tại sao Chúa chỉ tỏ mình ra cho chúng con mà không bày tỏ cho thế giới rộng lớn?" (Giăng 14:22, NLT). Câu hỏi của Tha-đê tiết lộ một vài điều về người đàn ông này. Thứ nhất, ông cảm thấy đủ thoải mái trong mối quan hệ của mình với Chúa Giê-xu để ngắt lời Ngài bằng một câu hỏi. Thứ hai, Tha-đê muốn biết tại sao Chúa Giê-xu lại đối xử với các môn đệ khác với thế gian. Và thứ ba, giống như hầu hết người Do Thái ở thế kỷ thứ nhất, Tha-đê đang mong đợi một Đấng Mê-si-a sẽ bày tỏ chính Ngài trong quyền năng cho thế giới. Câu trả lời mà Chúa Giê-xu đưa ra cho Tha-đê rất đơn giản: "Ai yêu kính Ta sẽ vâng giữ lời Ta; Cha Ta sẽ yêu thương người ấy; Chúng Ta sẽ đến với người ấy, và Chúng Ta sẽ ở với người ấy. Kẻ nào không yêu kính Ta sẽ không vâng giữ lời Ta. Những lời các ngươi nghe không phải lời Ta, nhưng là của Cha, Ðấng đã sai Ta" (Giăng 14:23–24). Tình yêu thương của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời được bày tỏ qua sự vâng theo lời giảng dạy của Ngài. Tình yêu và sự vâng lời không thể tách rời đối với Cơ Đốc nhân. Những ai yêu mến và vâng lời Đức Chúa Trời đều là con cái của Ngài. Những người này nhận được Chúa Thánh Linh, Đấng mặc khải Chúa Cứu Thế cho họ, nhưng Chúa vẫn ẩn mình với thế giới. Không có gì được tiết lộ thêm về Tha-đê trong Kinh thánh. Chúng ta biết Tha-đê, giống như các môn đệ khác, đã rời bỏ cuộc sống trước đây của mình để đi theo và phục vụ Chúa Giê-xu một cách trung tín, chịu đựng khó khăn và bắt bớ. Một số học giả tin rằng Tha-đê đã viết sách Giu-đê, mặc dù quan điểm được chấp nhận rộng rãi hơn là Giu-đê, người em về phần xác của Chúa Giê-xu, đã viết cuốn sách. Văn học ngoài Kinh Thánh nói rằng, sau Lễ Ngũ tuần, Tha-đê đã mang sứ điệp phúc âm về phía bắc, nơi ông thực hiện phép lạ, rao giảng và thành lập một hội thánh ở Edessa, một khu vực ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Một truyền thống nói rằng ông đã bị đánh đập hoặc bị trục xuất đến chết vì đức tin của mình, và một truyền thống khác nói rằng ông đã bị đóng đinh. (Thông tin của Trang mạng https://www.gotquestions.org/Thaddeus-in-the-Bible.html) 11. Si-môn Xê-lốt Si-môn Xê-lốt là một trong những sứ đồ ít người biết đến nhất. Ông là một trong những môn đồ chính của Chúa Giê-xu Christ, nhưng ông không đóng vai trò đặc biệt nào trong các phúc âm và chỉ được nhắc đến bằng tên trong danh sách các sứ đồ (Ma-thi-ơ 10:2-4, Mác 3:16-19, Lu-ca 6:14-16, Công vụ 1:1-13). Chúng ta hầu như không biết gì về Si-môn Xê-lốt. Ngay cả biệt danh của ông, "Xê lốt" cũng đủ mơ hồ đến mức chúng ta không thể chắc chắn ý nghĩa của nó - mặc dù có một số khả năng mạnh mẽ. Ông có thể thuộc về một giáo phái Do Thái được gọi là Xê lốt, những người đã quyết tâm cách mạng và tìm kiếm một Đấng Mê-si-a để lật đổ sự cai trị của người La mã một cách tàn bạo. Hoặc ông có thể chỉ đơn giản là sốt sắng đối với Luật Môi-se. Hoặc thậm chí sốt sắng đối với Chúa Giê-xu và những lời dạy của Người. Si-môn thỉnh thoảng được nhắc đến trong các tác phẩm đầu tiên của nhà thờ, nhưng nhiều thế kỷ sau khi các sách Phúc âm được viết, Thánh Jerome và những người khác đã dịch sai danh hiệu của Si-môn, tin rằng Ma-thi-ơ và Mác gọi ông là Si-môn người Ca-na-an. Họ cho rằng ông đến từ Cana - một thị trấn ở Ga-li-lê hoặc có thể là Ca-na-an, một vùng cổ đại ở vùng cận đông thường được đề cập trong Kinh Thánh. Sai lầm này dẫn đến ý tưởng rằng Si-môn đã có mặt tại đám cưới ở Ca-na trong Giăng 2, nơi Chúa Giê-xu thực hiện phép lạ đầu tiên của mình và biến nước thành rượu, và ông là cùng một người với Si-môn, em trai của Chúa Giê-xu về phần xác (Ma-thi-ơ 13:55). (Thông tin của Trang Mạng https://overviewbible.com/simon-the-zealot) Xê lốt thường được hiểu là sốt sắng. Về điểm này ông giống Thầy của ông. Kinh Thánh nói về Chúa Giê-xu: “Lòng nhiệt thành về nhà Chúa sẽ thiêu đốt con.” (Thi 69:9) Câu này được ứng nghiệm khi Chúa Giê-xu dọn sạch đền thờ trong ngày lễ Vượt Qua. (Giăng 2: 13-17) 12. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt Tên của Giu-đa là phiên bản Hy Lạp của tiếng Do Thái "Giu-đa" có nghĩa là "Ngợi khen" hoặc "Hãy để Đức Chúa Trời được ngợi khen". Tuy nhiên, nguồn gốc của "Ích-ca-ri-ốt" không rõ ràng như vậy. Người ta cho rằng iskariotes Hy văn xuất phát từ tiếng Do Thái ishq'riyoth, có nghĩa là "người đàn ông của Kerioth", một thành phố ở Pa-lê-tin. Dấu hiệu rắc rối đầu tiên Giu-đa là một trong 12 môn đồ, những người bạn thân nhất của Chúa Giê-xu. Mặc dù một cảnh cụ thể của Chúa Giê-xu kêu gọi Giu-đa không được bao gồm trong các sách Phúc âm, cũng như đối với những người khác như Phi-líp, Na-tha-na-ên và Phi-e-rơ, ông được đưa vào danh sách 12 từ rất sớm (ví dụ Mác 3:19). Mặc dù Giu-đa không được đề cập nhiều trong chức vụ của Chúa Giê-xu như những người khác như Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng, Kinh Thánh ghi lại rằng ông là thủ quỹ cho các môn đồ (Giăng 12:6; Giăng 13:29). Tuy nhiên, Kinh Thánh cũng tiết lộ rằng Giu-đa đã sử dụng vị trí này cho lợi ích cá nhân của mình. Giăng 12: 6 nói, "anh ta là một tên trộm; Là người giữ túi tiền, anh ấy thường tự giúp mình lấy những gì được bỏ vào đó." Một mẩu tin khác mà Kinh Thánh đưa ra là một cảnh trong đó Giu-đa phản đối hành động của Chúa Giê-xu. Giăng 12 mở đầu bằng một cảnh ăn tối. Ở đó, Kinh Thánh ghi lại rằng người bạn của Chúa Giê-xu là Ma-ri đã lấy một lượng lớn nước hoa đắt tiền, đổ lên chân Chúa Giê-xu và lau chân Ngài bằng tóc như một hành động thờ phượng. Giu-đa phản đối. "Tại sao loại nước hoa này không được bán và lấy tiền cho người nghèo? Nó đáng giá bằng tiền lương của một năm" (Giăng 12:5). Mặc dù ý định của ông có vẻ trong sạch, Giăng 12: 6 nói, "Hắn nói vậy không phải vì hắn lo tưởng gì đến người nghèo, nhưng vì hắn là tay trộm cắp. Hắn giữ túi tiền chung và hay biển thủ tiền trong đó.” Thay vì phơi bày Giu-đa, Chúa Giê-xu đã đáp lại mối quan tâm được cho là, đồng thời đề cập sâu sắc đến cái chết sắp xảy ra của chính Ngài, tất nhiên, sẽ được thực hiện một phần bởi Giu-đa. “Hãy để mặc nàng, vì nàng đã để dành dầu này cho ngày chôn xác Ta. Các ngươi có người nghèo với mình luôn, nhưng các ngươi không có Ta luôn.” (Giăng 12:7-8). Giu-đa phản bội Chúa Giêsu Đây dường như là một điểm bùng phát đối với Giu-đa. Trong suốt các sách Phúc âm, Chúa Giê-xu liên tục tiên đoán rằng Ngài sẽ bị phản bội (ví dụ Giăng 6: 70-71). Tuy nhiên, sự phản bội này đã lên đến đỉnh điểm vào đêm Bữa Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-xu với các môn đệ của Ngài trước khi Ngài bị bắt đi và bị đóng đinh. “Bấy giờ một trong mười hai sứ đồ tên là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt đến gặp các trưởng tế, và nói, “Các ông sẽ trả cho tôi bao nhiêu tiền nếu tôi nộp Người ấy cho các ông?” Họ thỏa thuận trả cho hắn ba mươi miếng bạc. Từ lúc ấy hắn bắt đầu tìm dịp để phản nộp Ngài. (Ma-thi-ơ 26:14-16) Trong cảnh này, Giăng 13: 2 ghi lại rằng ma quỷ đã khiến Giu-đa phản bội Chúa Giê-xu. Kinh Thánh không nói tại sao Giu-đa đã làm những gì ông đã làm. Thói quen của ông ta với túi tiền có thể gợi ý sự tham lam, nhưng cũng hoàn toàn có khả năng ông ta gặp rắc rối bởi sự khăng khăng của Chúa Giê-xu rằng Ngài sẽ chết. Nhiều người đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo chính trị mạnh mẽ trong một Đấng Mê-si-a, và Chúa Giê-xu không phải là điều họ mong đợi. Kinh Thánh cũng nói rõ ràng rằng Sa-tan có liên quan đến hành động của Giu-đa, nhưng không đến mức độ nào. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giê-xu nói với các môn đồ rằng Ngài sẽ bị phản bội. Khi được hỏi bởi ai, Ngài trả lời: "Ấy là người Ta chấm miếng bánh này và đưa cho.” Rồi Ngài chấm một miếng bánh và đưa cho Giu-đa Ích-ca-ri-ốt con Si-môn. Sau khi hắn nhận miếng bánh, Sa-tan nhập vào hắn. Ðức Chúa Jesus nói với hắn, “Việc ngươi tính làm, hãy làm mau đi." (Giăng 13: 26-27) Giu-đa rời đi ngay lập tức. Tiếp theo ông ta được nhìn thấy bước vào khu vườn vào tối hôm đó, nơi Chúa Giê-xu đang cầu nguyện. Biết nơi này, Giu-đa dẫn một đội binh lính và quan chức đến với Chúa Giê-xu. Giu-đa nói với những họ, “Hễ người nào tôi ôm hôn, các ông hãy bắt ngay người ấy.” (Ma-thi-ơ 26:48). Sau đó, ông tiến đến gần Chúa Giê-xu và hôn Ngài trong lời chào. Sau đó, Chúa Giê-xu bị bắt. Ma-thi-ơ 27 ghi lại sự sụp đổ của Giu-đa. Khi Giu-đa thấy Chúa Giê-xu bị kết án, ông hối hận (Ma-thi-ơ 27:3) và trả lại 30 đồng xu cho các thầy tế lễ trưởng và trưởng lão. Khi họ phớt lờ anh ta, anh ta ném tiền vào đền thờ, và bỏ đi và treo cổ tự tử. Chúng ta có thể học được gì từ Giu-đa Câu chuyện cuộc đời của Giu-đa là một câu chuyện bi thảm, nhưng nó chỉ về Đức Chúa Trời theo những cách mạnh mẽ. Nhiều lời tiên tri hàng trăm năm trước khi Giu-đa ra đời đã tiên đoán sự phản bội của ông. Xa-cha-ri tiên đoán Chúa Giê-xu sẽ bị phản bội vì 30 đồng bạc (Xa-cha-ri 11:12-14). Thi thiên 41:9 tiên đoán rằng kẻ phản bội Chúa Giê-xu sẽ chia sẻ bánh của Ngài, mà Chúa Giê-xu đã trực tiếp đề cập đến trong Giăng 13:18 và hành động trong Giăng 13:26-28. Do đó, Đức Chúa Trời đã biết về bước ngoặt "thảm khốc" này của các sự kiện từ lâu trước khi nó xảy ra. Thiên Chúa đã không bị che mắt bởi sự phản bội này. Trên thực tế, đó là một phần trong kế hoạch của Ngài. Để cứu thế giới khỏi tội lỗi, Kinh Thánh tuyên bố, Chúa Giê-xu phải chết. Do đó, Đức Chúa Trời đã sử dụng sự phản bội của Giu-đa để giúp mang lại sự cứu rỗi cho dân sự Ngài. Sa-tan có thể nghĩ rằng nó đang cản trở kế hoạch của Đức Chúa Trời qua Giu-đa, nhưng kết quả cho thấy điều đó là không thể như thế nào. Giu-đa nhắc nhở chúng ta rằng Đức Chúa Trời luôn luôn kiểm soát. Chính tên của Giu-đa, "Hãy để Đức Chúa Trời được ngợi khen", là một lời nhắc nhở rằng ngay cả những tình huống tồi tệ nhất cũng có thể được Đức Chúa Trời sử dụng theo những cách mạnh mẽ. (Thông tin của Trang Mạng https://www.christianity.com/wiki/people/who-was-judas-iscariot.html) KẾT LUẬN Chúa Giê-xu chọn mười hai môn đệ, mỗi người có cá tính khác nhau. Họ không đủ tiêu chuẩn để kế nghiệp Ngài nhưng Ngài ban tiêu chuẩn cho họ. Chúa huấn luyện họ trong ba năm và họ thành công, ngoại trừ Giu-đa Ích-ca-ri-ốt bởi vì ông chọn theo ý riêng của ông. Tất cả chúng ta đều có tính xác thịt, nhưng Ngài chọn chúng ta “Không phải các ngươi đã chọn Ta, nhưng Ta đã chọn các ngươi và bổ nhiệm các ngươi để các ngươi ra đi và kết quả, và thành quả của các ngươi sẽ còn lại, và để khi các ngươi nhân danh Ta cầu xin Cha điều chi, Ngài sẽ ban điều ấy cho các ngươi.” (Giăng 15:16) Chúa chọn chúng ta, và cho phép chúng ta để Chúa dùng chúng ta hay không. Huỳnh Ngọc Ẩn
RU-TƠ Đức Chúa Trời sử dụng nhiều người để hoàn thành chương trình cứu chuộc của Ngài, trong đó có Áp-ram và Ru-tơ. Trong bài viết ngắn này tôi nhắc đến Ru-tơ. Trong thời các thẩm phán trị vì, có một cơn đói kém trong xứ; Ê-li-mê-léc ở Bết-lê-hem, xứ Giu-đa, đưa vợ và hai con trai mình qua nước Mô-áp sinh sống” (Ru-tơ 1:1). Bết-lê-hem nghĩa là ‘nhà bánh.’ Bởi vì nhà bánh không có bánh, cho nên gia đình Ê-li-mê-léc di dời qua Mô-áp. Không biết Ê-li-mê-léc có biết luật Môi-se không cho dân Mô-áp cũng như Am-môn gia nhập hội chúng dân Chúa không. Có lẽ vì quá tuyệt vọng nên A-bi-mê-léc không tin vào luật pháp. “Hai người con này lấy phụ nữ Mô-áp làm vợ. Một cô tên là Ọt-ba và một cô tên là Ru-tơ. Họ sống tại đó khoảng mười năm. Kế đó, cả Mạc-lôn và Ki-li-ôn đều qua đời, để Na-ô-mi lại không chồng không con. Bấy giờ Na-ô-mi và hai con dâu mình chỗi dậy, rời nước Mô-áp để hồi hương, vì lúc ở Mô-áp bà có nghe rằng CHÚA đã đoái thăm dân Ngài và ban cho họ thực phẩm” (1:4-6). Nhà bánh lại có bánh. Na-ô-mi khuyên hai nàng dâu trở về với gia đình của họ, nhưng hai người muốn đi theo bà. Sau khi Ru-tơ thuyết phục họ, “Ọt-ba ôm hôn và từ giã mẹ chồng mình, nhưng Ru-tơ cứ bám lấy bà” (Câu 14). Ru-tơ nhất định đi theo mẹ chồng, nàng nói: “Xin mẹ đừng ép con rời xa mẹ, hay bắt con phải trở về mà không theo mẹ. Vì mẹ đi đâu, con sẽ theo đó. Mẹ ở nơi nào, con cũng sẽ ở nơi đó. Dân tộc của mẹ là dân tộc của con, Đức Chúa Trời của mẹ là Đức Chúa Trời của con. Mẹ chết nơi nào, con cũng muốn chết và được chôn nơi đó. Ngoài sự chết, ví bằng có điều chi phân cách con với mẹ, nguyện xin CHÚA giáng họa trên con” (Câu 16-17). Có lẽ Ru-tơ nhìn thấy Na-ô-mi có đặc điểm gì, hoặc bà tin Chúa của mẹ chồng, cho nên bà nhất quyết đi theo Na-ô-mi với bất kỳ giá nào. Phao-lô nói: “Hãy bắt chước tôi, như chính tôi bắt chước Chúa Cứu Thế” (1 Cô-rinh-tô 11:1). Có người nào tin chúng ta, theo chúng ta bởi vì chúng ta theo Chúa Giê-xu không? Ru-tơ là phụ nữ Mô-áp, không được nhập vào hội dân Chúa, nhờ lòng tin mà trở thành bà cố của vua Đa-vít, tên bà được ghi vào gia phả của Chúa Giê-xu. GIA ĐÌNH BÔ-Ô Từ gô-ên ( גואל) trong tiếng Hê-bơ-rơ nghĩa là ‘người có quyền chuộc, có trách nhiệm phục hồi quyền của người bà con.’ Trong sách Ru-tơ, tám lần Bô-ô được biết dưới tên ‘gô-ên,’ người có quyền chuộc lại sản nghiệp (Ru-tơ 2: 20; 3:9, 12; 4:1, 3, 6, 8, và 14). Bô-ô là người cứu chuộc thuộc thể, ông chuộc lại sản nghiệp của Ê-li-mê-léc. Chúa Giê--xu chuộc lại những gì A-đam bị Sa-tan chiếm đoạt. Ru-tơ, từ Hê-bơ-rơ ( רות) có nghĩa là ‘bạn, bạn đồng hành.’ Ru-tơ được Chúa đưa về quê chồng để làm người bạn đường của Bô-ô. Chúa ban cho bà, một phụ nữ bị gạt sang một bên, vinh dự làm tổ mẫu của vua Đa-vít. Ô-bết, nghĩa là ‘người thờ phượng, người tôi tớ.’ Ru-tơ theo mẹ chồng để trở thành người bạn đồng hành của Bô-ô, một công cụ trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Giê-se, nghĩa là ‘sự ban cho của Đức Chúa Trời.’ Chúa ban Ru-tơ cho Bô-ô. Ê-li-mê-léc di dời sang Mô-áp là điều không tốt, nhưng Chúa dùng việc này cho chương trình cứu chuộc của Ngài. Đa-vít nghĩa là ‘dấu yêu.’ Đa-vít là ‘người theo Chúa hết lòng.’ Chúa Giê-xu được biết dưới tên ‘Con vua Đa-vít.’ Đức Chúa Trời nói về Chúa Giê-xu: “Đây là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta hoàn toàn.” Đức tin của bà Ru-tơ đã biến bà từ người bị từ bỏ thành người danh dự.

Friday, October 13, 2023

MANNA XE TỰ LÁI CHẠY BẰNG ĐIỆN Người giàu và lười ở Mỹ thích loại xe tự lái chạy bằng điện hiệu Tesla. “Tesla, Inc. (tên cũ: Tesla Motors, Inc.) là một công ty của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện... Phi Công Tự Động là hệ thống giúp người lái xe và đã được gắn vào tất cả các chiếc xe hơi hãng Tesla hồi cuối tháng 9 năm 2014... Bắt đầu tháng 10 năm 2016, tất cả các chiếc xe hơi hãng Tesla đều được gắn các bộ phận phần cứng để có khả năng chạy không người lái với một độ an toàn” (Tesla, Inc. – Wikipedia tiếng Việt). Ngày 17 tháng tư, 2021, một chiếc Tesla không do tài xế lái gặp tai nạn, xe cháy và hai hành khách thiệt mạng. Chiếc xe này được thiết kế để tự lái, nhưng không vận hành theo đúng ý muốn của nhà thiết kế, bởi vì máy do con người chế tạo, và con người bất toàn thì máy mà họ chế tạo cũng không hoàn hảo. Có một loại máy khác do con người chế tạo cũng không hoàn hảo, khiến cho một vài trăm mạng người chết oan uổng. Đó là chiếc máy bay Boeing 738 Max. Ngày 10 tháng 3 năm 2019: Chuyến bay 302 của Ethiopian Airlines, chiếc 737 MAX 8, trên chuyến bay từ Addis Ababa, Ethiopia đến Nairobi, Kenya, bị rơi sáu phút sau khi cất cánh; tất cả 157 người trên tàu (149 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn) đã chết Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời “dựng nên loài người theo hình ảnh và theo hình dạng của Ngài,” nghĩa là hoàn hảo vì giống Chúa. Tuy nhiên, sau khi họ ăn trái cây mà Chúa không cho phép họ ăn, thì loài người trở nên bất toàn. Kinh Thánh dạy: “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh hiển của Ðức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23). Mọi người đều phạm tội, mọi người đều bất toàn; những gì con người chế tạo đều không hoàn hảo. Chúng ta không thể hoàn toàn tin cậy xe tự lái và máy bay. Duy chỉ có Đức Chúa Trời là đáng tin cậy: “Phước thay cho người tin cậy Chúa, Và chọn Chúa làm Ðấng để tin cậy hoàn toàn.” (Giê-rê-mi 17:7) “Ðức Chúa Trời của con ôi, con tin cậy Ngài, Xin đừng để con bị hổ thẹn; Xin đừng để kẻ thù của con thắng hơn con” (Thi Thiên 25:2). HAI NGÀN NĂM TRƯỚC CHÚA GIÊ-SU... Cách nay trên 10 năm, tôi gặp một tín hữu ở Vĩnh Long. Ông làm chứng, “Hai ngàn năm trước Chúa Giê-su hóa nước thành rượu, ngày nay Chúa hóa rượu thành nhà tại Vĩnh Long.” Ông muốn nói rằng trước khi tin Chúa ông chỉ lo nhậu, không có thì gian ̣kiếm tiền, nhưng sau khi tin Chúa, Chúa giải cứu ông khỏi ma men, ông đi làm việc và để dành tiền cất nhà. Nếu Chúa có thể hóa rượu thành nhà thì Ngài cũng có thể hóa ma túy và những trói buộc khác thành nhà. Nhiều người không nhà ở Mỹ có thể làm chủ ̀một căn hộ nếu họ chịu đầu phục Chúa. Điều quan trọng không phải là một căn nhà tốt. Người có Chúa sẽ sống sung mãn dù ở nhà tranh, vách đất; người không có Chúa dù ở biệt thự vẫn khốn khổ. Sách tin lành Ma-thi-ơ kể chuyện sau khi một vị quan trẻ tuổi từ chối đáp ứng yêu cầu của Chúa Giê-su, Chúa phán, “Quả thật, Ta nói với các ngươi, người giàu vào vương quốc thiên đàng thật khó thay. Ta lại nói cùng các ngươi, con lạc đà chui qua lỗ cây kim may còn dễ hơn người giàu vào vương quốc Ðức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 19:23-24). Phi-e-rơ muốn biết quyền lợi của người theo Chúa. Ngài đáp, “Hễ ai vì danh Ta lìa bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, ruộng vườn, người ấy sẽ nhận được gấp trăm lần hơn, và sẽ hưởng sự sống đời đời” (Câu 29). Không có phần thưởng nào có thể sánh với ‘sự sống đời đời.” Nhà gạch, mái ngói thì tạm thời, nhà mà Chúa Giê-su đang sắm sẵn mới là căn nhà vĩnh viễn. Ý NGHĨA CỦA SỐ 153 TRONG GIĂNG 21:11 Lúc bắt đầu sứ vụ Chúa Giê-su chọn 12 môn đệ, Ngài huấn luyện họ, và sai phái họ đi giảng dạy. Nhưng họ không nắm bắt đươc sự kêu gọi. Sau khi Ngài bị đóng đinh và sống lại, một môn đệ thân tín tên Phi-e-rơ nói với những người bạn, “Tôi đi đánh cá đây!” Mấy người kia đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh!” Họ ra đi, xuống thuyền, nhưng suốt đêm ấy chẳng bắt được gì cả. Trời vừa rạng đông, Đức Giê-su đến đứng trên bờ, nhưng các môn đệ không nhận ra Ngài. Đức Giê-su hỏi họ: “Hỡi các con, không có con cá nào sao?” Họ đáp: “Không.” Ngài bảo: “Hãy thả lưới bên phải thuyền thì sẽ được.” Họ thả lưới thì được quá nhiều cá, nên kéo lên không nổi... Vừa lên bờ, họ thấy có cá đang nướng trên lửa than và có cả bánh nữa. Đức Giê-su bảo họ: “Giờ hãy đem cá các con mới đánh được lại đây!” Si-môn Phê-rơ lên thuyền, kéo lưới đầy cá lớn vào bờ, được một trăm năm mươi ba con. Dù cá nhiều đến thế, mà lưới vẫn không rách” (Giăng 21:3-11) Trong tiếng Hi-bru, mỗi mẫu tự tương ứng với một con số. Ví dụ, mẩu tự א tương ứng với số 1. Biểu đồ dưới đây cho thấy số 153 tương ứng với hai từ “אני אליהים” (I'm God. Ta là Đức Chúa Trời). https://www.citynews.sg/2010/05/26/entering-into-the-power-of-the-fourth-dimension/ CHIỀU KÍCH THỨ TƯ Mục sư Hàn quốc David Yonggi Cho phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Châu Á 2010 vào ngày 26 tháng 5 tại Singapore Expo Hall 8, cho biết: “Bạn là một sinh vật có chiều kích thứ tư đang sống trong thế giới ba chiều.Trước sự xuất hiện của ông tại bục giảng là một đoạn video ngắn về chức vụ 52 năm của ông với tư cách là người sáng lập nhà thờ Tin lành lớn nhất thế giới, Nhà thờ Phúc âm Toàn vẹn Yoido ở Seoul, Hàn Quốc. Nó cũng cho thấy những hoạt động nhân đạo sâu rộng của Tổ chức Chia sẻ Yêu thương và Hạnh phúc, một tổ chức từ thiện Cho được thành lập cách đây vài năm. Trong bài giảng kéo dài một giờ của mình, ông giải thích rằng các Cơ đốc nhân có quyền truy cập vào thế giới Chiều kích thứ tư, là lĩnh vực tâm linh, mặc dù tồn tại trong Chiều không gian thứ ba, là thế giới vật chất mà chúng ta biết, nhìn thấy và cảm nhận. Điều này là do họ có cả linh hồn và tâm linh. Bằng cách học cách khai thác Chiều kích thứ tư— để suy nghĩ, tin tưởng, mơ ước và nói theo Kinh Thánh, Cơ đốc nhân sau đó sẽ có thể vượt qua những giới hạn của họ trong cuộc sống hàng ngày của họ, và bước đi trong số phận và mục đích thực sự của họ để đạt được điều tốt làm việc cho Chúa. Tiếp theo, Cho chia sẻ về tầm quan trọng của lời nói. “Việc phát biểu của bạn chịu sự chi phối của Thế giới ba chiều, nhưng khi bạn nói với đức tin dựa trên những lời hứa của Đức Chúa Trời, bạn đang di chuyển trong Không gian bốn chiều”. “Trước khi chúng ta nói một lời, Chúa Thánh Linh không có vật liệu thích hợp để tạo ra. Nếu Đức Thánh Linh truyền đức tin vào lòng bạn để dời một ngọn núi, thì bạn đừng cầu nguyện và van xin núi non dời non, nhưng hãy truyền cho nó dời đi.” Cho tiếp tục dạy về tầm quan trọng của việc nhận một lời nói từ Đức Chúa Trời, nghĩa là một lời Kinh Thánh cụ thể được Đức Thánh Linh ban cho một người cụ thể trong một tình huống cụ thể. Nó khác với các biểu tượng, kiến thức chung mà người ta thu được từ Kinh thánh — sự tu từ được ban cho những người tha thiết chờ đợi Chúa để được nghe từ Ngài. “Mọi người không biết cách áp dụng những lời hứa trong Kinh thánh vào cuộc sống thực tế của họ bởi vì họ đang sống trong thế giới ba chiều. Chúng ta cần phải chuyển sang cảnh giới bốn chiều, để suy nghĩ, mơ ước và nói theo Kinh thánh để các phước lành của Đức Chúa Trời đổ xuống cho chúng ta và qua chúng ta." "Chúng ta phải buông bỏ cảm xúc và định kiến của mình và suy nghĩ xa hơn xung quanh và giác quan trước mắt của chúng ta để trải nghiệm những điều kỳ diệu." Suy nghĩ là yếu tố chiều thứ tư vượt quá cả môi trường và các giác quan vật lý của con người, khi các Cơ Đốc nhân xây dựng nền tảng cho suy nghĩ của họ về thập tự giá của Chúa Giê-su Christ. Ông kết thúc bằng một lời động viên mạnh mẽ dành cho khán giả, “Là Cơ đốc nhân, cuộc sống mà không có phép mầu thì không có cuộc sống nào cả. Khi bạn sống ở chiều kích thứ tư, bạn có thể làm công việc của 100 người đàn ông, và bạn sẽ chứng kiến những điều kỳ diệu ”. Gần 600 trước Chúa Giáng sinh, ba thanh niên Hê-bơ-rơ bị bắt lưu đày sang Ba-by-lôn cùng với nhiều người khác. Họ từng trải kinh nghiệm ‘chiều kích thứ tư’ khi bị ép buộc phải quỳ lạy pho tượng của Na-bu-cát-nết-xa. Vì không tuân lệnh vua, họ bị ném vào lò lửa hừng. Họ không bị thiêu rụi bởi vì có một Người thứ tư vào trong lò với họ. Người này không thuộc chiều kích thứ ba, nhưng thuộc chiều kích thứ tư. Ngài có thể giải cứu chúng ta khỏi hoạn nạn vì Ngài đã thắng thế gian rồi. Community Verified icon LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC MẾN MỘ? Kinh Thánh dạy: “Đức Chúa Trời là tình yêu thương” (1 Giăng 4:16). Ngài thương yêu tất cả mọi người (Giăng 3:16), và Ngài phán “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, và hết trí tuệ yêu kính Chúa, Ðức Chúa Trời của ngươi...” (Phục truyền 6:5). Con người ai cũng có nhu cầu yêu thương và mong muốn được nhiều người yêu mến. Muốn được nhiều người mến mộ chúng ta thử làm những điều sau đây: (https://www.lifehack.org/articles/communication/7-secrets-of-being-popular.html) Hãy nghĩ về người khác nhiều hơn là nghĩ về bản thân của bạn.Mọi người đánh giá cao những người biết quan tâm đến người khác. Nếu bạn chỉ nói về bản thân và những thành tích của mình, mọi người sẽ bắt đầu tìm cách né tránh bạn. Đương nhiên chúng ta tôn trọng những người sẵn sàng dành thời gian lắng nghe người khác. Điều này có nghĩa là ban thiện chí cho tất cả mọi người, không chỉ một vài người được chọn có địa vị xã hội cao. Chúa Giê-su phán về Ngài, “Con Người đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Ma-thi-ơ 20:28). Ngài cũng dạy, “Trong các ngươi, người nào muốn làm lớn sẽ làm đầy tớ các ngươi (Ma-thi-ơ 20:27). Có một tấm lòng rộng rãi. Học cách hào hiệp trong cách cư xử với người khác, quên đi những lỗi lầm nhỏ nhặt nhưng đánh giá cao những đóng góp tích cực mà người khác tạo ra. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định cách mọi người đánh giá cao chúng ta. Nếu chúng ta luôn đánh giá người khác với tâm thế chỉ trích của mình, mọi người sẽ tự nhiên cảm thấy bị coi thường. Nếu chúng ta đánh giá cao những phẩm chất tốt đẹp của người khác, thì mọi người sẽ cảm mến tinh thần hào phóng của chúng ta. Chúa Giê-su dạy, “Chớ xét đoán ai, để các ngươi không bị xét đoán. Vì các ngươi xét đoán người ta thể nào, các ngươi sẽ bị xét đoán lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mức nào, các ngươi sẽ bị lường lại mức ấy. Sao ngươi thấy hạt bụi nhỏ trong mắt anh chị em ngươi, mà không thấy cái dằm trong mắt ngươi? (Ma-thi-ơ 7:1-3). Để trở nên nổi tiếng, chúng ta cần tự đánh giá thấp bản thân và không quá coi trọng bản thân. Hài hước là một trong những thuộc tính quan trọng nhất mà mọi người đánh giá cao ở người khác. Người ta nói rằng sự hài hước là một trong những điều quan trọng nhất mà phụ nữ nhìn vào một người đàn ông khi lựa chọn một mối quan hệ. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải trở thành một anh hề; trên thực tế, chúng ta nên cẩn thận với những người nhàm chán với một đoạn độc thoại dài với những câu chuyện cười mệt mỏi. “Xin anh chị em đừng làm điều gì vì tư lợi hay vì hư vinh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường, xem người khác tôn trọng hơn mình.. Anh chị em hãy có cùng một tâm tình như Ðức Chúa Jesus Christ đã có. Ngài vốn có hình thể của Ðức Chúa Trời, Nhưng đã chẳng xem sự bình đẳng với Ðức Chúa Trời là điều phải nắm giữ. Ngài đã làm cho mình trống không, Nhận lấy hình thể của một nô lệ, Trở nên giống như loài người, Ðược thấy trong hình dạng như một người. Ngài tự hạ mình xuống, Vâng phục cho đến chết, Thậm chí chết trên cây thập tự. Chính vì thế mà Ðức Chúa Trời đã đưa Ngài lên rất cao, Ban cho Ngài danh trên hết mọi danh” (Phi-líp 2:3, 5-9). Hãy làm thử và chờ đợi kết quả. Chúc anh chị em nổi tiếng. “Tình yêu thương không hư mất bao giờ…” 1( Cô-rinh-tô 13:8) Tháng Mười Một năm 2006, lần đầu tiên chúng tôi quyết định theo chân Đoàn Y Tế Nê-hê-mi về phục vụ đồng bào trong hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Khẩu hiệu của Đoàn là “Tình yêu thương không hư mất bao giờ.” Nhiều đồng bào có thể nhìn thấy khẩu hiệu này được viết trên lưng của cái áo đồng phục màu xanh, nhưng ít ai để ý đến ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, khẩu hiệu này gây ấn tượng với một chị dược sĩ làm việc cho Sở Y tế Bạc Liêu. Chị nhận thấy mọi người trong Đoàn làm việc, tuy có “oải”, nhưng vẫn tươi cười, khôntg tỏ ra quạu quọ. Đó là họ được thúc đẩy bởi một sức mạnh tâm linh, sức mạnh của tình yêu thương. Hằng ngày chị Dược sĩ này đi theo Đoàn với tư cách liên lạc viên giữa Đoàn và chính quyền. Trên xe tôi nhường chổ cho chị ngồi bên cạnh nhà tôi để có cơ hội nghe Phúc âm. Chúa cảm động chị nên vợ chồng quý mến chúng tôi. Vợ chồng và hai đứa con trai đến khách sạn Công tử Bạc Liêu thăm chúng tôi. Sau đó chị Dược sĩ và nhà tôi trao đổi emails. Ba năm sau, chúng tôi gọi điện báo tin là chúng tôi sắp về VN. Sáng sớm hôm sau ngày chúng tôi về, vợ chồng đến mời chúng tôi đi ăn sáng. Một tuần lễ sau, họ mời chúng tôi ̣đến nhà. Trong dịp này vợ chồng được nghe Tin lành và tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa. HẠT PITACHIO Khi bị rang nóng vỏ nứt ra, chỉ cần dùng móng tay để tách ra và lấy hạt. Có ba loại vỏ. Vỏ ̉nứt ra lớn, dể tách ra để lấy hạt. Chúng ta có thể ví loại vỏ này với Cơ Đốc nhân sơ sinh, dễ bị lừa gạt. Đức Chúa Trời cảnh báo A-đam và Ê-va, “Ngươi được tự do ăn mọi cây trái trong vườn, nhưng về cây biết thiện và ác ngươi chớ ăn, vì hễ ngày nào ngươi ăn trái cây ấy, ngươi sẽ chết” (Sáng thế 2:16-17). Con rắn nói với bà Ê-va, ““Các người sẽ không chết đâu, bởi vì Ðức Chúa Trời biết rằng ngày nào các người ăn trái cây ấy, mắt các người sẽ mở ra, và các người sẽ trở nên giống như Ðức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác” (3:4-5). “Người nữ thấy trái cây ấy coi bộ ăn ngon, trông đẹp mắt, và quý, vì nó có thể làm cho người ta khôn ra; nàng liền hái trái cây ấy và ăn, rồi đưa cho chồng nàng đang ở đó ăn (câu 6). Ê-va là vỏ nứt lớn, bị Sa-tan tách ra dễ dàng. Loại vỏ nứt một chút, muốn tách ra phải dùng dao. Loại vỏ này có thể ví như Cơ Đôć nhân không còn ăn thức ăn của em bé, ̉nhưng có thể sa chước cám dỗ. Loại vỏ không có khe hở, phải đập bể vỏ để lấy hạt. Đây là hạng Cơ Đốc nhân trưởng thành, họ dành thì gian nghe Chúa dạy và tìm kiếm mặt Ngài. Họ nương cậy nơi quyền năng của Đức Thánh Linh. Họ mạnh mẽ trong Chúa và trong sức toàn năng của Ngài. Họ mang vào toàn bộ khí giới của Ðức Chúa Trời, để có thể đứng vững mà đối phó với những mưu chước của Ác Quỷ (Ê-phê-sô 6:10-11). Họ tỉnh táo và cảnh giác, vì biết rằng kẻ thù của họ là Ác Quỷ, như sư tử rống đi lòng vòng quanh họ, tìm kiếm người nào nó có thể ăn nuốt (1 Phi-e-rơ 5:8). Sách Tin lành Ma-thi-ơ và Lu-ca ký thuật Chúa Giê-su được Đức Thánh Linh đem ra đồng vắng để Sa-tan thử thách. Sa-tan muốn thuyết phục Chúa Giê-su ̣đi theo con đường của nó, nhưng hắn thất bại bởi vỉ không có kẻ hở trong Chúa Giê-su cho Sa-tan tách Ngài ra. ỨNG DỤNG THUỘC LINH Chúng ta tự xét mình xem có kẻ hở nào mà ma quỷ có thể dùng móng tay của nó để điều khiển chúng ta không. Ha-na-ni-a, Mi-sa-ên, và A-xa-ri-a Sách Hê-bơ-rơ 11 kể tên những anh hùng đức tin. Chúng ta nên thêm tên ba thanh niên Hê-bơ-rơ Ha-na-ni-a, Mi-sa-ên, và A-xa-ri-a trong số những người bị lưu đày sang Ba-by-lôn. 1. Ha-na-nia nghĩa là ân sủng, ơn huệ, sự thương xót. Đây là một trong những phẩm tính của Đức Chúa Trời: “Lạy CHÚA là Đức Chúa Trời chúng con, Ngài đầy lòng thương xót và sẵn sàng tha thứ, dù chúng con đã phản nghịch lại Ngài” (Đa-niên 9:9). “Lạy CHÚA, xin nhớ lại lòng thương xót và tình yêu thương Ngài, Vì hai điều ấy hằng có từ ngàn xưa (Thi thiên 25:6). “Lạy Chúa, nếu Ngài ghi nhớ mọi tội lỗi của chúng con, Chúa ôi, còn ai đứng nổi trước mặt Ngài? (Thi thiên 130:3) Kinh Thánh dạy, “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh hiển của Ðức Chúa Trời (Rô-ma 3:23), và “tiền công của tội lỗi là sự chết,” nhưng vì lòng nhân từ Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta (6:23). Thật quá tuyệt vời! 2. Mi-sa-ên nghĩa là “Ai giống như Đức Chúa Trời?” CHÚA, Vua của Y-sơ-ra-ên, Đấng Cứu Chuộc, CHÚA Vạn Quân phán thế này: “Ta là đầu tiên, và cuối cùng; Ngoài Ta không có Đức Chúa Trời nào khác (Ê-sai 44:6). “Chúa là Đức Chúa Trời phán: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và sẽ đến, là Đấng Toàn Năng” (Khải huyền 1:́8) “Vì ai là Đức Chúa Trời ngoại trừ CHÚA, Ai là núi đá ngoài Đức Chúa Trời chúng ta” (Thi thiên 18:31). Trong khi thần tượng có miệng nhưng không nói, có mắt nhưng không thấy (Thi thiên 115:5; 135:16; Phục truyền 4:28) Đức Chúa Trời nghe người công chính kêu cứu (Thi thiên 34:17). Đức Chúa Trời có một không hai: “Toàn dân Y-sơ-ra-ên hãy nghe đây! CHÚA, Đức Chúa Trời của chúng ta là CHÚA có một không hai” (Phuc truyền 6:4). 3. A-xa-ria nghĩa là Đức Chúa Trời giúp đở Người thờ hình tượng không nhận được gì từ các tượng bằng gổ và đá, trong khi ̣Đức Chúa Trời sẵn sàng giải cứu: “Ðừng sợ, vì Ta ở với ngươi; Chớ kinh hãi, vì Ta là Ðức Chúa Trời ngươi. Ta sẽ thêm sức cho ngươi; Phải, Ta sẽ giúp đỡ ngươi; Ta sẽ nâng đỡ ngươi bằng tay phải công chính của Ta” (Ê-sai 41:10). “Khốn thay cho tôi! Ai sẽ cứu tôi khỏi thân thể sẽ chết này?” (Rô-ma 7:24). Phao-lô một người có đức tin Chúa lớn, thế nhưng vẫn cảm thấy bất lực, câu trả lời cho câu hỏi của ông là “Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cứu chúng ta khỏi tội lỗi và khỏi những hoạn nạn. Chúa Giê-su cảnh báo chúng ta, “Các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong thế gian,”(Giăng 16:33a), nhưng Ngài có thể giải cứu chúng ta: “nhưng hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi.” (Giăng 16:33b) Ha-na-ni-a, Mi-sa-ên, và A-xa-ri-a lớn lên trong niềm tin vững chắc rằng ngoài Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác và của Gia-cốp thì không có Chúa nào khác. Cho nên họ không thờ lạy một thần nào khác. Khi Na-bu-cát-nết-xa truyền cho họ phải sấp mình thờ lạy pho tượng vàng mà vua đã dựng lên thì “ Sa-đơ-rắc, Mê-sách, và A-bết-nê-gô trả lời với vua, “Tâu Vua Nê-bu-cát-nê-xa, về việc nầy chúng thần không cần phải binh vực cho chúng thần trước mặt hoàng thượng đâu. 17 Nếu hoàng thượng nhất định quăng chúng thần vào giữa lò lửa hừng thì Ðức Chúa Trời chúng thần thờ phượng sẽ giải cứu chúng thần khỏi lò lửa ấy, và Ngài sẽ giải cứu chúng thần khỏi tay hoàng thượng, tâu hoàng thượng. 18 Nhưng nếu Ngài không giải cứu chúng thần, thì tâu hoàng thượng, chúng thần xin hoàng thượng biết rằng chúng thần sẽ không phục vụ các thần của hoàng thượng hay thờ lạy pho tượng vàng mà hoàng thượng đã dựng lên đâu”(Đa-niên 3:16-18). Họ bị ném vào lò lửa hừng nhưng Đức Chúa Trời mà họ thờ phượng quả thật đã giải cứu họ ra khỏi lò lửa. Do đó Na-bu-cát-nết-xa “truyền lịnh rằng bất cứ dân nào, nước nào, hay ngữ tộc nào nói điều gì xúc phạm đến Ðức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sách, và A-bết-nê-gô sẽ bị phân thây ra từng mảnh, và nhà của chúng sẽ bị biến thành một đống tro, vì không thần nào khác có thể giải cứu được như thế nầy.” 30 Sau đó vua thăng chức cho Sa-đơ-rắc, Mê-sách, và A-bết-nê-gô trong tỉnh Ba-by-lôn” (3:29-30). Ai trong chúng ta đang gặp khó khăn? Chúa Jesus muốn nghe chúng ta đem tâm sự trình cho ngài. “Bao lần ta bối rối ngập sầu tư, Lắm lúc tâm hồn bổng bồi hồi Nguyên do chúng ta chẳng đem tâm sự Trình ra trước Jesus mà thôi...” (Thánh ca “Jesus là bạn thật”) רוּחַ (ru-kha) HƠI THỞ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Sáng thế 2:7: “Chúa Ðức Chúa Trời dùng bụi đất nắn nên con người, rồi hà sinh khí vào lỗ mũi, con người trở nên một sinh vật có linh hồn.” Đất là vật vô tri, Đức Chúa Trời phải hà hơi vào thể xác của loài người thì họ mới có linh hồn, có sự sống. Con người đánh mất sự sống tâm linh sau khi ăn trái cây Chúa không cho phép họ ăn. Hệ quả là con người không được còn được hòa thuận và mất liên hệ với Đấng Sáng Tạo. Khi Ni-cô-đem đến gặp Chúa Giê-su, Chúa đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề: “Quả thật, quả thật, Ta nói với ngươi, nếu một người chẳng được sinh lại, người ấy không thể thấy vương quốc Ðức Chúa Trời” (Giăng 3:3). Sau khi A-đam sa ngã, dòng dõi của ông không còn sinh khí của Đức Chúa Trời, họ chỉ còn đời sống thuộc thể. Tái sinh là tái lập sự liên hệ với Đấng Tạo Hóa qua trung gian hoà giải của Chúa Giê-su. Tiên tri Ê-xê-chiên sống vào thế kỷ thứ 7 trước công nguyên. Chúa đặt ông ở giữa một thung lũng đầy những hài cốt khô (Ê-xê-chiên 37:1). “Bấy giờ Ngài phán với tôi, “Hỡi con người, hãy nói tiên tri với gió, hãy nói tiên tri, hãy bảo gió, ‘Chúa Hằng Hữu phán thế nầy, “Hỡi sinh khí từ gió bốn phương, hãy đến, hãy thổi vào các xác đã bị giết chết nầy, để chúng sẽ sống lại.” “Tôi nói tiên tri theo như Ngài đã truyền cho tôi. Sinh khí vào trong chúng. Chúng sống lại. Chúng đứng dậy trên chân mình và trở thành một đội quân rất lớn (câu 9-10). Một người được tái sinh giống như bộ xương khô được Chúa hà hơi vào. Người này “ở trong Ðấng Christ là một tạo vật mới; những gì cũ đã qua đi; này, mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17). Ưu tiên của tạo vật mới ở trong Chúa Cứu Thế là “không còn lo ăn gì, mặc gì,” (Ma-thi-ơ 6:25) “không còn tích trử của cải nơi trần gian,” (Ma-thi-ơ 6:19-20) nhưng “tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài, và sẽ được ban thêm mọi điều ấy nữa ” (6:33). 2 Ti-mô-thê 3:16-17: “Cả Kinh Thánh đều được Ðức Chúa Trời hà hơi soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, khiển trách, sửa trị, đào tạo người trong sự công chính, để người của Ðức Chúa Trời có đầy đủ bản lĩnh, được trang bị sẵn sàng cho mọi việc tốt đẹp.” Người được tái sinh cần được nuôi dưỡng bằng ‘lời hà hơi’ của Chúa, nếu không thì nó sẽ như nhánh nho không sanh bông trái. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta hít vào hơi thở của Chúa, và khi chúng ta nói ra lời Chúa là chúng ta thở ra hơi thở của Chúa. Thân thể cần hít thở không khí bao nhiêu thì tâm linh cũng cần hít vào và thở ra hơi thở của Chúa bấy nhiêu. ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY Phao-lô viết cho Hội thánh Cô-rinh-tô, “Vì nếu tôi rao giảng Tin Mừng, tôi chẳng có lý do gì để hãnh diện, vì nhu cầu bắt buộc tôi phải làm vậy, còn nếu tôi không rao giảng Tin Mừng thì khốn thay cho tôi” (1 Cô-rinh-tô 9:16). Chắc là chúng ta làm một điều chi đó dưới sự thúc đẩy của một động cơ. Trước khi gặp Chúa ông bị thúc đẩy bắt bớ người tin Chúa, sau khi gặp Chúa Phao-lô được thúc đẩy rao giảng tin lành của Chúa Giê-su. Áp-ram và gia ̣đình định cư tại U-rơ thuộc xứ Canh-đê. Có lẽ họ đang vui sống tại đó thì Đức Chúa Trời bất chợt thay đổi cuộc đời của họ. “Bấy giờ Chúa phán với Áp-ram, “Hãy rời khỏi xứ sở ngươi, bà con ngươi, và nhà cha ngươi, để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho” (Sáng thế 12:1). Chúa hứa, “Ta sẽ làm cho ngươi trở nên một dân lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi và làm nổi danh ngươi. Ngươi sẽ thành một nguồn phước” (câu 2). “Áp-ram ra đi như Chúa đã phán với ông và Lót đi với ông. Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi khi ông rời khỏi Cha-ran" (câu 4). Động cơ nào thúc đẩy Áp-ram rời xứ sở và gia đình? Chắc không phải vỉ muốn trở thành một dân lớn, hoặc được nổi danh, hoặc thành một nguồn phước, nhưng có lẽ vì ông tin Chúa. Kinh Thánh Tân Ước giải thích, “Áp-ra-ham tin Ðức Chúa Trời, và vì thế ông được kể là công chính” (Rô-ma 4:3). Cha mẹ của Môi-se là người Hê-bơ-rơ, ông bị kết àn tử hình khi còn ở trong bụng mẹ. Nhờ ơn Chúa, ông không chỉ sống sót mà còn được công chúa Ai-cập nhận làm con nuôi. Từ tử tội ông được làm hoàng tử. Ông có thể vui hưởng cuộc sống hoàng gia, nhưng Chúa không cứu ông để an hưởng đời sống trong triều đình Ai-cập. Khi Môi-se đã trưởng thành, một ngày kia ông đi ra thăm đồng bào và ông trông thấy một người Ai-cập đang đánh một người Hê-bơ-rơ, tức một người cùng dòng giống với ông. Ông nhìn tới nhìn lui và chẳng thấy ai, ông giết người Ai-cập, rồi vùi thây hắn dưới cát. (Xuất-ê-díp-tô 2:11-12) Khi biết có người nhìn thấy việc làm của ông Môi-se phải trốn sang xứ Ma-đi-an. Bốn mươi năm sau, khi đang chăn chiên cho nhạc gia, Chúa kêu gọi ông trở về Ai-cập để giải cứu dân Chúa. Lúc ấy có lẽ Môi-se không còn tham vọng nào, nhưng chỉ muốn yên thân làm người chăn chiên. Nhưng tại sao ông trở về Ai-cập với một sứ mệnh trọng đại? Có lẽ ông đã nhượng bộ Chúa, và Chúa thưởng cho ông bốn mươi năm đầy thử thách, nhưng không buồn chán như chăn chiên trong hoang mạc. Đa-vít được cha sai đi thăm các anh ngoài tuyến đầu. Khi đến nơi Đa-vít thấy một tên Phi-li-tin thách thức quân Y-sơ-ra-ên, “Ngày nay ta thách cả đạo quân của I-sơ-ra-ên. Các ngươi hãy tìm một người để xuống đây đấu tay đôi với ta. Khi Sau-lơ và cả đạo quân I-sơ-ra-ên nghe những lời thách thức đó của tên Phi-li-tin, họ lấy làm khiếp đảm và cực kỳ sợ hãi (1 Sa-mu-ên 17:10-11). “Ða-vít hỏi người đang đứng bên cạnh chàng, “Người nào giết được tên Phi-li-tin đó và cất bỏ được sỉ nhục nầy khỏi I-sơ-ra-ên sẽ được thưởng gì?” (câu 26) Chưa binh sĩ nào trong quân đội Y-sơ-ra-ên dám nghĩ tới việc đánh hạ Gâ-li-át thì Đa-vít đã thấy mình thắng người khổng lồ này. Sau khi gặp vua và tranh chiến với tên khổng lồ “Ða-vít thọc tay vào bọc và lấy ra một viên đá. Chàng dùng chiếc trành ném đá và ném nó trúng ngay vào trán tên Phi-li-tin. Viên đá thấu sâu vào trán hắn, khiến hắn ngã sấp mặt xuống đất” (câu 49). Nếu chúng ta là Đa-vít, chắc chúng ta bỏ chạy như những binh sĩ của đạo quân Y-sơ-ra-ên. Động cơ nào đã khiến cho Đa-vít muốn chống lại Gô-li-át? Sự nghiệp của Đa-vít bắt đầu với việc chiến thắng Gô-li-át. Đa-vít gặp nhiều gian truân nhưng bám víu vào Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su bắt đầu kế hoạch truyền giáo bằng cách tuyển mộ mười hai môn đệ. “Ngài nói với họ, “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm các ngươi thành những tay đánh lưới người.” Họ liền bỏ lưới và theo Ngài” (Ma-thi-ơ 4:19-20). “Ðức Chúa Jesus nói với họ, “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm các ngươi thành những tay đánh lưới người.” Họ lập tức bỏ lưới và theo Ngài (Mác 1:17-18). Sau đó, Ðức Chúa Jesus đi ra và thấy một người thu thuế tên là Lê-vi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Ngài nói với ông, “Hãy theo Ta. Ông bỏ mọi sự, đứng dậy, và theo Ngài” (Lu-ca 5: 27-28). Động cơ nào đã thúc đẩy họ bỏ mọi sự mà theo Ngài trước khi Chúa cho họ biết họ sẽ nhận được gì, “Quả thật, Ta nói với các ngươi, lúc mọi sự được đổi mới, khi Con Người ngự trên ngai vinh hiển của mình, thì các ngươi, những người đã theo Ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai đoán xét mười hai chi tộc I-sơ-ra-ên. Hễ ai vì danh Ta lìa bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, ruộng vườn, người ấy sẽ nhận được gấp trăm[c] lần hơn, và sẽ hưởng sự sống đời đời (Ma-thi-ơ 19:28-29) Chúng ta đang làm gì và với động cơ nào? KHẢ NĂNG TRUYỀN ĐẠT Khả năng truyền đạt có thể là một bằng chứng về sự thực hữu của Đức Chúa Trời, bởi vì con người tình cờ tồn tại mà không do một Đấng Sáng Tạo tạo dựng thì không có khả năng truyền đạt giống như những loài vật mà thôi. CON NGƯỜI NÓI Khi còn cô đơn, A-đam đặt tên thú vật và có thể ra lệnh cho một số con vật làm một số động tác, nhưng chắc là chưa có ngôn ngữ bởi vì không có người để trò chuyện. Sau một giấc ngủ ngon, A-đam thức dậy và thấy một người lạ, ông thốt ra,” “Cuối cùng tôi cũng có được một người; Người nầy có xương từ xương tôi mà ra, và thịt từ thịt tôi mà ra; Người nầy sẽ được gọi là người nữ, Vì người nầy đã từ người nam mà ra” (Sáng thế 2:23). Kể từ đó con người có ngôn ngư ̃ bởi vì hai người cần phải nói ra điều họ muốn nói. Ngoài ra Đức Chúa Trời cũng muốn nghe con người nói điều họ nghĩ. Nhưng truyền đạt không phải dễ. Kinh Thánh dạy, “ Lời đáp êm dịu làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng xớm gây phẫn nộ thêm” (Châm ngôn 15:1). Người Việt Nam có câu, “Lời nói không mất tiền mua, lực lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Thư Ê-phê-sô dạy: “Ðừng có một lời dữ nào ra từ miệng anh chị em, nhưng khi cần, hãy nói những lời lành có ích cho sự gây dựng, đem ân huệ đến cho người nghe” (4:29). “Hãy loại bỏ khỏi anh chị em những cay đắng, giận dữ, thịnh nộ, la lối, vu khống, cùng mọi tật xấu” (4:31). Thư Gia-cơ dạy, “Vì tất cả chúng ta đều vấp phạm nhiều cách. Nếu ai không vấp phạm gì trong lời nói mình, ấy là một người trọn vẹn, có khả năng kiềm chế cả thân thể mình” (3:2). Ai trong trong chúng ta không lỡ lời đáng kính phục. 2. Ma Qui Lừa Dối Sau khi A-đam có “người giúp đở” Chúa đặt hai người trong một khu vườn chắc phải là hoành tráng, và Ngài phán với hai người, “Ngươi được tự do ăn mọi cây trái trong vườn, nhưng về cây biết thiện và ác ngươi chớ ăn, vì hễ ngày nào ngươi ăn trái cây ấy, ngươi sẽ chết” (Sáng thế 2:16-17). Trong vườn có một con rắn, con vật quỷ quyệt hơn những sinh vật khác mà Chúa Ðức Chúa Trời đã dựng nên trên đất. Con rắn thuyết phục Ê-va rằng họ không chết khi ăn trái cây mà Chúa không cho họ ăn. Ê-va và A-đam ăn trái cây mà Chúa không cho họ ăn. Hậu quả là họ bị Chúa đuổi ra khỏi vườn, không được sống trong sự hiện diện của Ngài. Sách Tin lành Ma-thi-ơ và Lu-ca kể chuyện Chúa Giê-su được Thánh Linh đem vào đồng vắng để chịu cám dỗ. Ma quỉ đến bảo Chúa làm những điều trái với mục đích của Ngài và trái điều răn của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nhiều lần cũng bị cám dô và phạm tội như A-đam và Ê-va. Chỉ có một tiếng phán mà chúng ta nên nghe, đó là tiếng của Đức Chúa Trời. 3. ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN Ngày nay Chúa phán với chúng ta qua Lời thành văn của Ngài, Kinh Thánh. Trước khi Giô-su-ê dẫn dân Chúa vượt sông Giô-đanh để vào Đất hứa, Chúa phán với ông, “Quyển sách luật pháp nầy chớ rời xa miệng ngươi, nhưng ngươi phải suy gẫm những điều trong đó ngày và đêm, để cẩn thận làm theo; vì như thế ngươi sẽ làm cho đường lối ngươi được hưng thịnh, và ngươi sẽ thành công” (Giô-su-ê 1:8). Ai vâng giữ điều răn của Ngài sẽ được phước ở mọi nơi, mọi lúc, được ở đàng đầu, kẻ thù không thắng được. Lời Chúa có ích lợi cho người nào vâng giữ: “Phước cho những người đường lối mình được toàn vẹn, Những người đi theo luật pháp Chúa. Phước cho những người vâng giữ chứng ngôn Ngài, Những người tìm kiếm Ngài hết lòng. Họ chẳng làm điều tội lỗi, Nhưng đi trong đường lối Ngài... Lời Ngài là ngọn đèn cho chân con, Là ánh sáng cho đường lối con” (Thi thiên 119:1-3). Khi Chúa phán chúng ta phải mềm lòng để lắng nghe. 4. VÀ CHÚA GIÊ-SU PHÁN “Thời xưa Ðức Chúa Trời đã phán với các tổ phụ chúng ta qua các vị tiên tri nhiều lần và nhiều cách, nhưng trong những ngày cuối cùng này Ngài phán với chúng ta qua Con Ngài, Ðấng Ngài lập làm Người Thừa Kế của mọi sự, và cũng qua Ðấng ấy Ngài dựng nên vũ trụ” (Hê-bơ-rơ 1:1-2). “Chiên Ta nghe tiếng Ta; Ta biết chúng, và chúng theo Ta” (Giăng 10:27). “Ngày nay, nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, Thì chớ cứng lòng như trong khi nổi loạn” (Hê-bơ-rơ 3:15). Người tin Chúa Giê-su là chiên của Ngài, chiên Ngài nghe tiếng Ngài. Nếu chúng ta không nghe Ngài thì ma quỉ có cơ hội rỉ vào tai chúng ta những điều không thật.

Wednesday, May 17, 2023

Chúa Giê-xu Vào Thành Giê-ru-sa-lem Phúc âm Giăng ký thuật biến cố quan trọng: “Hôm sau đoàn dân đông về dự lễ nghe tin Ðức Chúa Jesus đang trên đường vào Thành Giê-ru-sa-lem, họ lấy nhánh chà là đi ra đón Ngài và tung hô rằng, “Hô-sa-na! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa ngự đến! Chúc tụng Vua của I-sơ-ra-ên!” (Giăng 12: 12-13) Và trong Khải huyền 7: 9 Giăng cũng kể lại điều ông thấy trên đảo Bát-mô: “Sau những việc đó, kìa, tôi thấy một đám đông rất lớn, không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia, bộ lạc, dân tộc, và ngôn ngữ đứng trước ngai và trước Chiên Con; ai nấy đều mặc áo choàng trắng và tay cầm cành thiên tuế.” Một ngàn bốn trăm năm trước, Đức Chúa Trời chỉ đạo dân Ngài về Lễ hội Lều Tạm: “Bắt đầu từ ngày thứ nhất các ngươi hãy lấy những cành cây tốt, những nhánh lá kè, những cành lá sum suê, và những cành liễu bên suối mà bày tỏ nỗi vui mừng trước mặt Chúa, Ðức Chúa Trời của các ngươi trong bảy ngày. Nhánh chà là, nhánh lá kè là biểu tượng của chiến thắng, vui mừng. Khi Chúa cưỡi lừa vào thành dân chúng mong là Ngài sẽ khởi động một cuộc nổi dậy chống chính quyền La mã như anh em nhà Maccabee chống lại Antiochos IV Epiphanes năm 167 trước Công nguyên. Nhưng Chúa đến lần đầu không phải để giải phóng dân Do thái khỏi ách cai trị của La mã. “Vẫy tay và sử dụng cành cọ trong thời Chúa Cứu là một biểu tượng đa văn hóa tượng trưng cho chiến thắng, ca ngợi và sự hiện diện của hoàng gia. Nó cũng cho chúng ta thấy rằng mặc dù Thiên Chúa nói với bất kỳ dân tộc nào trong nền văn hóa của họ và lời của Ngài hòa mình vào đó, nói theo những cách quen thuộc, nhưng bản thân nền văn hóa không cần phải có bất kỳ 'ý nghĩa sâu sắc hơn' nào ngoài ý nghĩa của nó vào thời điểm đó. Với một sự hiểu biết cơ bản về văn hóa lịch sử, Chúa Cứu Thế chiến thắng bước vào Giê-ru-sa-lem khi được chào đón bởi đám đông người làm một tấm thảm tạm thời cho Ngài từ cành cây và áo khoác, hoặc trong Khải Huyền nơi các thánh đang cầm nhánh lá kè trước ngai vàng. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là Ngài được đối xử như là 'Vua tương lai' trong các phúc âm và là 'vua hiện tại' trong sự mặc khải.” (passion of jesus - Does ‘palm branches’ in Palm Sunday draw meaning from Jewish culture, or Greco-Roman culture that the Jews adopted? - Christianity Stack ) MA NA VÍ VÀ CHÌA KHÓA Khi ra đường một người thường mang theo ví và chìa khóa. Ví Trong ví có tiền, bằng lái xe và thẻ thanh toán. Tiền Mọi người đều cần tiền và muốn có nhiều tiền, càng nhiều càng tốt, không chỉ để mua sắm những vật cần cho đời sống nhưng để tích trử. Sau đây là một số bài học về tiền. “Nếu một người đồng hương vì quá nghèo mà không thể tự nuôi sống được, các ngươi phải giúp đỡ người ấy như giúp đỡ một ngoại kiều hay một người tạm trú, để người ấy có thể tiếp tục sống với các ngươi... Không được cho người ấy vay tiền để lấy lãi hay bán thực phẩm cho người ấy để kiếm lợi.” (Lê-vi 25:35, 37) Gióp nhận biết một sự thật, “CHÚA đã ban cho, và CHÚA đã lấy lại.” (Gióp 1: 21) Chính xác, Đức Chúa Trời sở hửu mọi vật chúng ta có. Chúng ta quản lý những gì Ngài giao cho. Biết được lẽ thật này chúng ta mới biết tiêu tiền hợp lý. Chúa Giê-xu kể một dụ ngôn về hai người đầy tớ trung tín và một người lười biếng. “Một người chủ sắp đi xa một người kia sắp đi xa nên gọi tôi tớ lại để giao tài sản mình cho họ. Ông giao cho người này năm ta-lâng bạc, người kia hai ta-lâng, người nọ một ta-lâng, mỗi người tùy theo khả năng, rồi lên đường. Sau đó khá lâu, chủ của các đầy tớ ấy trở về và tính sổ với họ. Người đã nhận năm ta-lâng bạc đem thêm năm ta-lâng khác trình cho chủ. Chủ bảo rằng: ‘Giỏi lắm, anh là đầy tớ tốt và trung tín! Anh đã trung tín trong các việc nhỏ, ta sẽ đặt anh cai quản những công việc lớn hơn, hãy vào chung vui với chủ anh.” Người đã nhận hai ta-lâng bạc cũng đến trình: ‘Thưa chủ, hai ta-lâng bạc chủ giao, tôi đã làm lợi được hai ta-lâng khác đây.” Chủ bảo rằng: ‘Giỏi lắm, anh là đầy tớ tốt và trung tín. Anh đã trung tín trong các việc nhỏ, ta sẽ đặt anh cai quản những công việc lớn hơn, hãy vào chung vui với chủ anh!” Người đã nhận một ta-lâng bạc cũng đến trình: ‘Thưa chủ, chủ là người nghiêm nhặt, gặt chỗ mình không gieo và thu chỗ mình không rải. Tôi sợ nên đi chôn giấu ta-lâng bạc của chủ dưới đất, tôi xin trả ta-lâng bạc lại chủ.” Chủ trả lời: ‘Anh là đầy tớ gian ác và lười biếng! Anh biết ta gặt chỗ ta không gieo và thu chỗ ta không rải, thì anh phải giao tiền bạc của ta cho ngân hàng để khi về ta sẽ thu được cả vốn lẫn lời. Vậy, hãy lấy ta-lâng bạc của tên này đem cho người có mười ta-lâng.” (Ma-thi-ơ 25:14-28) Chúa Giê-xu nói về vị quan giàu có: “Người giàu có khó vào Nước Đức Chúa Trời biết bao!” Không phải ai giàu thì xuống địa ngục, nhưng ai xem tiền là chúa của họ. Một trong những phẩm hạnh của người giám mục và chấp sự là “không tham lợi phi nghĩa” (1 Ti-mô-thê 3: 8) bởi vì “Sự mê tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác; cũng vì đeo đuổi tiền bạc mà một số người đã lầm lạc, lìa bỏ đức tin, và bản thân họ bị nhiều nỗi đau khổ xâu xé.” (6: 10) Trong bài giảng trên núi, Chúa Giê-xu dạy: “Các con đừng tích trữ của cải dưới đất là nơi mối mọt và gỉ sét làm hủy hoại và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ của cải các con ở trên trời là nơi mối mọt không thể hủy hoại và kẻ trộm cũng không khoét vách lấy được. Vì của cải các con ở đâu, lòng các con cũng ở đó...Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà thương chủ kia, hoặc sẽ trọng chủ này mà khinh chủ kia. Các con không thể phục vụ cả Đức Chúa Trời lẫn tiền tài.” (Ma-thi-ơ 6:19-21, 24) Isaac Shakarian, con trai của nhà sáng lập Phúc Âm Trọn Vẹn Thông Công của Những Doanh Nhân, là một doanh nhân thành công trong ngành chăn nuôi. Ông hổ trợ tổ chức Phúc Âm Trọn Vẹn, Mục sư gặp khó khăn, kênh truyền hình Cơ Đốc. Ông biết quản lý nguồn của Chúa. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ram rời quê hương mình, Ngài không hứa sẽ ban cho ông nhiều tiền, hoặc nhiều chiên. Khi Áp-ram vào xứ Ai-cập vua ban thưởng ông nhiều chiên, bò, lừa, lạc đà và cả nô lệ nam nữ nữa. (Sáng thế 12: 16) Trong hai giấc mộng Giô-sép không thấy ông sẽ giàu. Nhưng ông trở nên nhà cai trị một nước rất giàu. Bà Joyce Meyer, một nhà truyền giảng có ơn giảng dạy. Bà xin nghỉ công việc làm có thu nhập cao, và xin một việc làm bán thời gian để học Kinh Thánh. Việc làm bàn thời gian tuy không thách thức nhưng bà không thành công, nên bị cho nghỉ việc. Ngày nay bà thu vào dư thừa để làm công tác từ thiện. Ma-la-chi chỉ cho chúng ta bí quyết để có đủ ăn đủ mặc: “Hãy đem tất cả các phần mười vào kho của Ta để nhà Ta có lương thực. Hãy làm như thế để thử Ta, CHÚA Vạn Quân phán, để xem Ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không có chỗ chứa chăng?” (Ma-la-chi 3: 10) Ngoài tiền ví còn đựng bằng lái xe. Bằng lái Vào thập niên 50 nhiều người đi bộ, đạp xe đạp. Xe buýt từ quận này sang quận khác chỉ chạy vài chuyến mỗi ngày. Ngày nay, nhiều người chạy xe máy, phải mang theo bằng lái khi ra đường. Ở Mỹ, bằng lái có công dụng đôi: cho phép lái xe và chứng minh nhân dân. Khi một người muốn biết thực sự tôi có phải là người tôi nói không thì tôi phải đưa cho họ xem bằng lái xe của tôi. Khi tôi nhận món quà cứu chuộc miễn phí của Chúa, Ngài không phát cho tôi một giấy gì chứng nhận tôi là con của Ngài. Điều chứng nhận tôi là con của Chúa là việc làm. Khi hành động của tôi phù hợp với lời Ngài dạy, đó là ‘bằng lái‘ là ‘chứng minh nhân dân‘ của tôi. Kẻ gian cũng mang trong mình bằng lái xe, cảnh sát biết họ tên gì, ở đâu, và ngày và năm sinh, ngoài ra không biết họ nghĩ gì và định làm gì. Trong ví của một người còn có một thẻ nhựa 5cm x 8cm thông dụng, thẻ thanh toán, có giá trị bằng vài ngàn đô. Thẻ tín dụng Một người chỉ cần một thẻ nhựa có thể mua từ một tô phở đến một chiếc ô-tô. Muốn làm chủ thẻ này một người cần có uy tín. Trong thời đại kỹ thuật số Văn phòng tín dụng lưu lại thông tin về chi tiêu, vay mượn, thanh toán của người dùng thẻ. Một người có vay mà không có trả không được hảng tín dụng cấp thẻ. Vào thập niên 80 tôi xin cấp thẻ tín dụng, Văn phòng tín dụng từ chối vì họ không có thông tin về việc vay nợ và trả nợ của tôi. Ngày nay thì tôi từ chối không nhận thẻ họ cung cấp cho tôi, và họ tăng số tiền tôi có thể vay. Người đáng tin cậy “không nói hai lời,“ (1 Ti-mô-phê 3:6), “phải thì nói phải, không thì nói không" (Ma-thi-ơ 5: 37), không nói dối (Điều răn thứ chín). Chìa khóa Một người rời nhà và không có ai giữ nhà thì khóa cửa và mang chìa khóa theo. Người này, nếu lái xe thì cũng phải có chìa khóa xe. Tại Sê-sa-rê Phi-líp, Chúa Giê-xu hỏi các môn đệ: “Theo như người ta nói thì Con Người là ai?.. Si-môn Phê-rơ thưa: “Thầy là Chúa Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời hằng sống... Đức Giê-su phán: “Phước cho con, Si-môn con Giô-na! Vì không phải xác thịt và huyết bày tỏ cho con, mà chính Cha Ta ở trên trời.” Còn Ta, Ta bảo con: “Con là Phê-rơ, Ta sẽ xây dựng Hội Thánh Ta trên vầng đá này và các cửa Âm Phủ sẽ không thắng nổi hội đó. Ta sẽ cho con chìa khóa của Nước Thiên Đàng” (Ma-thi-ơ 16: 13-19). “Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, chìa khóa tượng trưng cho quyền lực và thẩm quyền. Bản chất của quyền lực và thẩm quyền khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh. Ê-sai 22:22 đề cập đến "chìa khóa của nhà Đa-vít", trong ngữ cảnh đề cập đến thẩm quyền của người quản gia gia đình của nhà vua. Hình ảnh tương tự cũng được áp dụng cho Đấng Christ phục sinh (Khải Huyền 3:7), là Đấng cũng có "chìa khóa của Sự Chết và Âm phủ" (Khải Huyền 1:18). Trong Lu-ca 11:52, Chúa Giê-su tuyên bố rằng các chuyên gia kinh luật" đã lấy đi chìa khóa của sự hiểu biết." Nói cách khác, thông qua sự đạo đức giả của họ, họ không những không tự mình bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời, mà còn ngăn cản những người khác bước vào. Tài liệu tham khảo này về chìa khóa của kiến thức làm sáng tỏ thành ngữ "chìa khóa của vương quốc" ở đây. Qua lời tuyên bố trung tín của Phi-e-rơ về phúc âm, Phi-e-rơ sẽ mở cánh cửa của vương quốc cho những người đáp ứng trong đức tin, đồng thời giữ nó khép lại với những người không đáp ứng. Bởi vì phúc âm quyết định điều gì bị ràng buộc và điều gì được nới lỏng, nên những hành động trói buộc và mất mát của Phi-e-rơ trên thế gian thể hiện chính sự phán xét của thiên đàng. Mặc dù trọng tâm trong phân đoạn này là Phi-e-rơ, nhưng thẩm quyền tương tự này được mở rộng cho toàn bộ hội thánh trong Ma-thi-ơ 18:18. Chúa Giê-xu sử dụng cùng một ngôn ngữ trói buộc và tháo gở trong bối cảnh hội thánh nên xử lý những tội nhân không ăn năn hối cải như thế nào. Khi hội thánh tuân theo sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, họ có thể tin tưởng rằng hành động trói buộc và tháo của họ là một phần mở rộng của hành động của Đức Chúa Trời trên thiên đàng. (What are the "Keys to the Kingdom" in Matthew 16:19? (christianity.com) HNA biên soạn Đức tin và việc làm Chúng ta không thể nhìn thấy đức tin, nhưng có thể nhìn thấy việc làm, bằng chứng của đúc tin. Chúng ta cùng nhau xem lại một số nhân vật trong Kinh Thánh và hành động của họ để tìm hiểu về đức tin. A-BÊN Khi dâng tế lễ lên cho Đức Chúa Trời, A-bên, “dâng các con chiên đầu lòng trong bầy của ông cùng với mỡ của chúng. Chúa đoái đến A-bên và nhậm lễ vật của ông.” Chúa nhậm lễ vật của A-bên bởi vì ông dâng cho Chúa ‘các con chiên đầu lòng.’ Tin Chúa chúng ta dâng Ngài một phần mười đầu tiên và xài chín phần mười còn lại. NÔ-Ê Vào khoảng 2500 trước Tây lịch “Bấy giờ Chúa thấy tội ác của loài người quá nhiều trên mặt đất... Chúa lấy làm ân hận vì đã dựng nên loài người trên mặt đất... Vì thế Chúa phán, “Ta sẽ xóa sạch loài người Ta đã dựng nên khỏi mặt đất “(Sáng 6: 5-7). “Ðức Chúa Trời phán với Nô-ê, “Ta quyết định xóa sạch mọi loài xác thịt, vì do chúng mà đất đã dẫy đầy bạo ngược... Hãy đóng cho ngươi một chiếc tàu... Nô-ê làm y như vậy. Ông làm theo mọi điều Ðức Chúa Trời đã truyền cho ông.” (Câu 13-14, 22). Tin Chúa là “làm theo Lời, chứ không là những người chỉ nghe suông” (Gia-cơ 1:22) Nô-ê tin điều Chúa phán chắn chắn sẽ xảy ra. ÁP-RAM Không biết vì lý do gị “Tê-ra dẫn Áp-ram con trai của ông, Lót cháu nội của ông, tức con trai của Ha-ran, và Sa-rai vợ của Áp-ram, tức dâu của ông, ra khỏi U-rơ, xứ của người Canh-đê, để đến xứ Ca-na-an. Nhưng khi đến Cha-ran, họ định cư tại đó” (Sáng 11:31). Câu hỏi được đặ ra là tại Cha-ran gia đình Ta-rê có thờ thần tượng không? Rất có thể bởi vì “Chúa phán với Áp-ram, “Hãy rời khỏi xứ sở ngươi, bà con ngươi, và nhà cha ngươi, để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho” (Sáng 12:1). Nếu dân Ha-ran thờ phượng Chúa, Ngài không cần dựng lên dân tộc Y-sơ-ra-ên qua Áp-ram và Sa-rai “Áp-ram ra đi như Chúa đã phán với ông” (Câu 4). Giống như Nô-ê, Áp-ram không hỏi tại sao, ông tin Chúa và làm theo. Lúc ấy Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi, vả chưa có con. Hai mươi lăm năm sau Sa-ra mới sinh I-sác. Sa-ra là tên Chúa đặc cho bả Sa-rai. “Sau những việc ấy Ðức Chúa Trời thử Áp-ra-ham. Ngài phán với ông, “Hỡi Áp-ra-ham!” Ông đáp, “Thưa có con đây.” Ngài phán, “Hãy bắt con trai ngươi, tức I-sác con một ngươi, đứa con ngươi yêu quý, đi đến xứ Mô-ri-a, rồi tại đó dâng nó làm của lễ thiêu trên một núi Ta sẽ chỉ cho.” Áp-ra-ham dậy sớm, thắng yên lừa, đem hai đầy tớ cùng I-sác con trai ông; ông cũng chặt củi mang theo để dùng cho của lễ thiêu, rồi lên đường đi đến nơi mà Ðức Chúa Trời đã chỉ cho... Áp-ra-ham lấy củi dùng cho của lễ thiêu chất trên vai I-sác; còn chính ông, ông mang mồi lửa và con dao, rồi hai cha con cùng đi... I-sác hỏi, “Lửa đây và củi đây, nhưng chiên con đâu để làm của lễ thiêu?” Áp-ra-ham đáp, “Con ơi, chính Ðức Chúa Trời sẽ cung cấp chiên con để làm của lễ thiêu.” Rồi hai cha con cùng đi” (Sáng 22:1-8). Có lẽ Áp-ra-ham nghĩ rằng Chúa sẽ ban cho ông một người con trai khác. Nhưng đúng là Chúa cung cấp chiên con làm của lễ thay vì I-sác. Khi lễ thiêu sắp bắt đầu, “Áp-ra-ham đưa tay cầm dao để giết con mình. Bỗng thiên sứ của CHÚA từ trên trời gọi: “Áp-ra-ham! Áp-ra-ham! Ông thưa: “Có con đây!” Thiên sứ bảo: “Đừng giết đứa trẻ, cũng đừng làm gì nó cả! Vì bây giờ, ta biết ngươi kính sợ Đức Chúa Trời và không tiếc con ngươi với Ta, dù là con một của ngươi!” ” Áp-ra-ham ngước mắt nhìn thấy một con chiên đực, sừng đang mắc vào bụi gai rậm phía sau mình. Ông liền bắt nó dâng tế lễ thiêu thay thế con trai mình. Áp-ra-ham gọi địa điểm này là CHÚA Cung Ứng (Giê-hô-va Di-rê). Vì thế, cho đến ngày nay, người ta vẫn nói; “Trên núi của CHÚA, điều ấy sẽ được cung ứng!” (22:10-14) Áp-ra-ham tin Chúa và hiến cả thảy cho Ngài. MÔI-SE Môi-se được Chúa kêu gọi trong khi chăn chiên của Giê-trô trong đồng hoang. Khác với Nô-ê và Áp-ram, Môi-se không thưa: “Dạ vâng, thưa Chúa, con sẽ làm ngay.” “Nhưng Môi-se thưa với Ðức Chúa Trời, “Con là ai mà dám đến với Pha-ra-ôn và đem dân I-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập?” (Xuất Ai cập 3:11) “Môi-se thưa với Chúa, “Ôi lạy Chúa, lâu nay con không phải là một người có khả năng ăn nói, trước kia hay bây giờ cũng vậy. Từ lúc Ngài phán với tôi tớ Ngài đến giờ, con chỉ là một người nói năng lọng cọng, miệng lưỡi líu quýu.” (4:10) Môi-se tìm mọi lý do để thoái thác. Sách Xuất Ê-díp-tô cho thấy, sau khi được Chúa thuyết phục, ông thực sự hầu việc Chúa hết lòng. Cuối cùng vì thiếu kiên nhẫn ông không được phép vào đất hứa. Điều này cho thấy mọi người đều bất toàn, mọi người đều cần Đấng Christ. GIÔ-SUÊ Sau khi dân Y-sơ-ra-ên vượt qua sông Giô-đanh, “Khi ấy Thành Giê-ri-cô đã đóng chặt cổng vì cớ dân I-sơ-ra-ên; không ai có thể đi ra hay đi vào. Bấy giờ Chúa phán với Giô-suê, “Này, Ta ban Giê-ri-cô vào tay ngươi, kể cả vua nó và tất cả các chiến sĩ dũng mãnh của nó. Các ngươi, tất cả các chiến sĩ, hãy đi vòng quanh thành một vòng. Hãy làm như vậy sáu ngày. Bảy tư tế cầm bảy kèn bằng sừng chiên sẽ đi trước Rương. Ngày thứ bảy các ngươi sẽ đi vòng quanh thành bảy vòng và các tư tế sẽ thổi kèn. Khi các ngươi nghe họ thổi một tiếng kèn lớn và dài, bấy giờ toàn dân hãy la lên thật lớn, tường thành sẽ đổ xuống, và mỗi người trong dân sẽ xông vào thành ngay trước mặt mình.” (Giô-suê 6:1-5) “Cuối lần thứ bảy, trong khi các tư tế thổi kèn, Giô-suê truyền cho dân, “Hãy la lên! Vì Chúa ban thành nầy cho anh em... Bấy giờ dân la to giữa tiếng kèn thổi lên vang lừng. Vừa khi dân nghe tiếng kèn thổi vang, họ la lên một tiếng lớn, tường thành liền đổ xuống. Thế là ai nấy cứ nhắm ngay trước mặt mình mà xông vào thành và chiếm lấy” (Câu 16, 20). Tiếng thét của đức tin là quả bom dội xuống làm cho thảnh sụp đổ. ĐỨC TIN KIÊN TRÌ Ê-LI-SÊ Sách 2 Vua kể: “Đang khi CHÚA muốn cất Ê-li lên trời trong một cơn gió trốt thì Ê-li và Ê-li-sê từ Ghinh-ganh đi ra. Ê-li nói với Ê-li-sê: “Hãy ở lại đây. Vì CHÚA sai ta đi đến Bê-tên.” Nhưng Ê-li-sê đáp: “Nguyền xin CHÚA hằng sống chứng giám, hễ ngày nào thầy còn sống, thì con sẽ không rời xa thầy.” Vậy họ cùng nhau đi xuống Bê-tên. Bấy giờ Ê-li nói với ông: “Hãy ở lại đây. Vì CHÚA sai tôi đi đến Giô-đanh.” Nhưng ông đáp: “Nguyền xin CHÚA hằng sống chứng giám, hễ ngày nào thầy còn sống, thì con sẽ không rời xa thầy.” Vậy hai người cùng nhau tiếp tục lên đường. Khi họ đã qua bờ bên kia, Ê-li nói với Ê-li-sê: “Hãy nói cho ta biết ngươi muốn ta làm gì cho ngươi, bởi vì ta sắp được cất đi rồi.” Ê-li-sê đáp: “Con mong được thần của thầy tác động trên con gấp đôi.” Ê-li nói: “Ngươi xin một điều khó quá. Tuy nhiên, nếu ngươi thấy ta, khi ta được cất đi, thì ngươi sẽ được ban cho điều ấy; còn như ngươi không thấy, thì ngươi sẽ không nhận được.” (2 Vua 2:1-13) Đang khi họ tiếp tục đi và nói chuyện với nhau, thì một xe chiến mã bằng lửa kéo bằng các ngựa lửa chạy đến tách hai người ra, và Ê-li được cất lên trời trong một cơn gió trốt.” Ê-li-sê nhặt lấy chiếc áo choàng của Ê-li rơi lại và đi về. Ê-li-sê hết lòng muốn kế nghiệp thầy, ông kiên trì và nhận được điều ông muốn. Chín trăm năm sau, nhiều môn đệ của Chúa Giê-xu không hiểu lời dạy của Ngài, họ rút lui, không theo Ngài nữa. Đức Giê-su mới hỏi mười hai sứ đồ: “Các con cũng muốn bỏ đi chứ?” Si-môn Phê-rơ đáp: “Thưa Chúa, chúng con còn theo ai nữa? Chúa có lời sự sống vĩnh phúc! Chúng con đã tin và biết chắc chính Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời.” (Giăng 6: 66-68) Các sứ đồ làm những việc Ngài làm và còn làm những việc vĩ đại hơn nữa, vì Ta trở về cùng Cha. (Giăng 14:12). RU TƠ Trong thời các thẩm phán trị vì, có một cơn đói kém trong xứ; Ê-li-mê-léc ở Bết-lê-hem, xứ Giu-đa, đưa vợ và hai con trai mình qua nước Mô-áp sinh sống” (Ru-tơ 1:1). Bết-lê-hem nghĩa là ‘nhà bánh.’ Bởi vì nhà bánh không có bánh, cho nên gia đình Ê-li-mê-léc di dời qua Mô-áp. Không biết Ê-li-mê-léc có biết luật Môi-se không cho dân Mô-áp cũng như Am-môn gia nhập hội chúng dân Chúa không. Có lẽ vì quá tuyệt vọng nên A-bi-mê-léc không tin vào luật pháp. “Hai người con này lấy phụ nữ Mô-áp làm vợ. Một cô tên là Ọt-ba và một cô tên là Ru-tơ. Họ sống tại đó khoảng mười năm. Kế đó, cả Mạc-lôn và Ki-li-ôn đều qua đời, để Na-ô-mi lại không chồng không con. Bấy giờ Na-ô-mi và hai con dâu mình chỗi dậy, rời nước Mô-áp để hồi hương, vì lúc ở Mô-áp bà có nghe rằng CHÚA đã đoái thăm dân Ngài và ban cho họ thực phẩm” (1:4-6). Nhà bánh lại có bánh. Ru-tơ khuyên hai nàng dâu trở về với gia đình của họ, nhưng hai người muốn đi theo bà. Sau khi Ru-tơ thuyết phục họ, “Ọt-ba ôm hôn và từ giã mẹ chồng mình, nhưng Ru-tơ cứ bám lấy bà” (Câu 14). Ru-tơ nhất định đi theo mẹ chồng, nàng nói: “Xin mẹ đừng ép con rời xa mẹ, hay bắt con phải trở về mà không theo mẹ. Vì mẹ đi đâu, con sẽ theo đó. Mẹ ở nơi nào, con cũng sẽ ở nơi đó. Dân tộc của mẹ là dân tộc của con, Đức Chúa Trời của mẹ là Đức Chúa Trời của con. Mẹ chết nơi nào, con cũng muốn chết và được chôn nơi đó. Ngoài sự chết, ví bằng có điều chi phân cách con với mẹ, nguyện xin CHÚA giáng họa trên con” (Câu 16-17). Có lẽ Ru-tơ nhìn thấy Na-ô-mi có đặc điểm gì, hoặc bà tin Chúa của mẹ chồng, cho nên bà nhất quyết đi theo Na-ô-mi với bất kỳ giá nào. Phao-lô nói: “Hãy bắt chước tôi, như chính tôi bắt chước Chúa Cứu Thế” (1 Cô-rinh-tô 11:1). Có người nào tin chúng ta, theo chúng ta bởi vì chúng ta theo Chúa Giê-xu không? Ru-tơ là phụ nữ Mô-áp, không được nhập vào hội dân Chúa, nhờ lòng tin mà trở thành bà cố của vua Đa-vít, tên bà được ghi vào gia phả của Chúa Giê-xu. GIA ĐÌNH BÔ-Ô Từ gô-ên trong tiếng Hê-bơ-rơ nghĩa là ‘người có quyền chuộc, có trách nhiệm phục hồi quyền của người bà con.’ Trong sách Ru-tơ, tám lần Bô-ô được biết dưới tên ‘gô-ên,’ người có quyền chuộc lại sản nghiệp (Ru-tơ 2: 20; 3:9, 12; 4:1, 3, 6, 8, và 14). Bô-ô là người cứu chuộc thuộc thể, ông chuộc lại sản nghiệp của Ê-li-mê-léc. Chúa Giê--xu chuộc lại những gì A-đam bị Sa-tan chiếm đoạt. Ru-tơ, từ Hê-bơ-rơ ‘rê-út’ có nghĩa là ‘bạn, bạn đồng hành.’ Ru-tơ được Chúa đưa về quê chồng để làm người bạn đường của Bô-ô. Chúa ban cho bà, một phụ nữ bị gạt sang một bên, vinh dự làm tổ mẫu của vua Đa-vít. Ô-bết, nghĩa là ‘người thờ phượng, người tôi tớ.’ Ru-tơ theo mẹ chồng để trở thành người bạn đồng hành của Bô-ô, một công cụ trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Giê-se, nghĩa là ‘sự ban cho của Đức Chúa Trời.’ Chúa ban Ru-tơ cho Bô-ô. Ê-li-mê-léc di dời sang Mô-áp là điều không tốt, nhưng Chúa dùng việc này cho chương trình cứu chuộc của Ngài. Đa-vít nghĩa là ‘dấu yêu.’ Đa-vít là ‘người theo Chúa hết lòng.’ Chúa Giê-xu được biết dưới tên ‘Con vua Đa-vít.’ Đức Chúa Trời nói về Chúa Giê-xu: “Đây là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta hoàn toàn.” Đức tin của bà Ru-tơ đã biến bà từ người bị từ bỏ thành người danh dự. Ê-XƠ-TÊ Vào năm thứ ba triều vua A-suê-ru, vua mở yến tiệc thết đãi tất cả các thượng quan và triều thần, lực lượng chỉ huy của Ba-tư và Mê-đi, các nhà quý tộc, và các tổng trấn” (Ê-xơ-tê 1:3). Trong dịp này vua muốn khoe sắc đẹp của hoàng hậu Vả Thi. Vua truyền lệnh cho bảy quan thái giám đưa hoàng hậu Vả-thi, đầu đội vương miện, đến ra mắt vua (Ê-xơ-tê 1: 11). Hoàng hậu không tuân lệnh vua, bà bị giáng chức. Ít lâu sau, các quan đề nghị vua chọn người thay thế hoàng hậu Vả thi. Tại thủ đô Su-san có một người gốc Hê-bơ-rơ, chắt của một người lưu đày sang Ba-by-lôn, tên là Mạc-đô-chê. Ông nhận Ê-xơ-tê, con của chú mình làm con nuôi. Ê-xơ-tê là một thiếu nữ dáng người đẹp đẽ, nét mặt xinh tươi, bị đưa vào cung cho vua chọn. Do ý Chúa, “Ê-xơ-tê được đưa vào cung cùng vua A-suê-ru, trong hoàng cung, vào tháng mười, tức tháng Tê-bết, năm thứ bảy triều vua. Vua yêu thương Ê-xơ-tê hơn tất cả các phụ nữ khác. Cô chiếm được tình cảm và sự sủng ái của vua hơn tất cả các trinh nữ khác. Vua đội vương miện lên đầu cô và lập cô làm hoàng hậu thay cho Vả-thi” (2:16-17). “Cách ít lâu, vua A-suê-ru thăng chức cho Ha-man, con Ha-mê-đa-tha, thuộc dòng dõi A-sát; vua cất nhắc ông lên giữ chức vụ cao hơn tất cả các quan chức trong triều. Hết thảy các triều thần của vua tại triều đình đều quỳ xuống và cúi sấp trước mặt Ha-man, vì vua đã ra lệnh như vậy. Tuy nhiên Mạc-đô-chê không quỳ xuống, cũng không cúi sấp” (3:1-2). Lòng tự ái của Ha-man bị tổn thương, cho nên hắn âm mưu tiêu diệt không những Mạc-đô-chê, mà dân Do thái. Ha-man xin vua ra sắc lệnh tiêu diệt dân tộc Do thái và đóng mười ngàn ta-lâng bạc vào việc giết người. Nghe tin này Mạc-đô-chê đi ra giữa thành, lớn tiếng than khóc đắng cay. Trong khắp các tỉnh, nơi nào sắc lệnh vua truyền tới, người Do-thái kêu la thảm thiết, họ kiêng ăn, khóc lóc, thở than. Nhiều người nằm trên vải thô rắc tro (3:1, 3). Hoàng hậu Ê-xơ-tê sai thái giám Hà thác đến gặp Mạc-đô-chê để tìm hiểu sự tình. Ông yêu cầu hoàng hậu ra mắt vua, nài khẩn van xin vua cho dân tộc của bà. Bà cho nhạc phụ biết rằng không ai được phép vào cung vua nếu không được vua đòi. “Mạc-đô-chê sai đáp lại Ê-xơ-tê: “Con chớ tưởng rằng trong tất cả những người Do-thái, chỉ mình con sẽ thoát chết vì con ở trong cung vua. Nếu con giữ yên lặng trong lúc này, người Do-thái sẽ được giúp đỡ và giải cứu từ nơi khác. Nhưng con và dòng họ con sẽ bị tiêu diệt. Biết đâu con được chức hoàng hậu là vì cớ thời điểm như thế này!” (4:13-14) Hoàng hậu đồng ý với dưỡng phụ: “Con xin cha tập họp lại tất cả những người Do-thái tại Su-san. Xin cha và họ vì con mà kiêng ăn, xin đừng ăn uống chi cả suốt ba ngày ba đêm. Con và các nữ tỳ của con cũng sẽ kiêng ăn như vậy. Sau đó con sẽ đến ra mắt vua, dù trái luật. Nếu con phải chết thì con chết!” Vì sự sống còn của dân bà, hoàng hậu không coi mạng sống mình là quý. Để cứu nhân loại Chúa Giê-xu phải hy sinh mạng sống của Ngài. Ha-na-nia, Mi-sa-ên, và A-xa-ria. “Năm thứ ba dưới triều vua Giê-hô-gia-kim nước Giu-đa, Nê-bu-cát-nết-sa vua Ba-by-lôn, đem quân vây thành Giê-ru-sa-lem.” (Đa-ni-ên 1:1). Một số dân Giu-đa và thanh niên trong vòng hoàng tộc và quý tộc Do-thái bị lưu đày qua Ba-by-lôn, trong số họ Đa-niên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên, và A-xa-ria thỉ trội hơn cả. Một hôm vua nằm mơ, và vua muốn biết ý nghĩa của điềm chiêm bao. Các thuật sĩ, chiêm tinh gia không ai biết vua thấy gì và ý nghĩa của điềm chiêm bao là gì. Vua truyền lệnh xử tử tất cả các nhà thông thái của Ba-by-lôn trong đó có Đa-niên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên, và A-xa-ria. “Đa-ni-ên liền vào chầu vua, xin vua cho mình thêm một thời hạn nữa để giải nghĩa chiêm bao cho vua...Chúa bày tỏ cho Đa-ni-ên biết điều huyền nhiệm ấy trong một khải tượng vào ban đêm. Và Đa-ni-ên ca ngợi Đức Chúa trên trời” (2:16, 19). “Sau đó, Đa-ni-ên đến gặp quan A-ri-óc, là người vua chỉ định thi hành bản án xử tử các nhà thông thái Ba-by-lôn. Đa-ni-ên thưa với A-ri-óc: “Xin quan đừng xử tử các nhà thông thái Ba-by-lôn. Xin quan đưa tôi vào triều, tôi sẽ tâu đức vua ý nghĩa điềm chiêm bao.” Đa-niên không những biết vua thấy gì mà còn giải thích giấc mơ. “Ngay sau đó, vua Nê-bu-cát-nết-sa sấp mặt xuống đất, lạy Đa-ni-ên, và ra lệnh đem lễ vật và trầm hương tặng cho Đa-ni-ên...Vua thăng chức cho Đa-ni-ên và ban cho chàng nhiều tặng phẩm quý giá. Vua giao cho Đa-ni-ên cai trị toàn tỉnh Ba-by-lôn và cử chàng làm tham mưu trưởng lãnh đạo tất cả các nhà thông thái Ba-by-lôn” (2:24, 46, 48). Bốn thanh niên quý tộc Do thái được cứu bởi đức tin, nhưng họ phải chịu thử thách. “Vua Nê-bu-cát-nết-sa truyền đúc một pho tượng vàng, cao 27m, ngang 2.7 và dựng tượng trong đồng bằng Đu-ra, thuộc tỉnh Ba-by-lôn...Đức vua truyền lệnh cho mọi người thuộc mọi quốc gia, dân tộc, và ngôn ngữ. Ngay khi các ngươi nghe tiếng kèn, sáo, đàn lia, đàn tam giác, đàn hạc, trống, và tất cả các nhạc khí khác thổi lên, các ngươi phải sấp mình xuống đất thờ lạy pho tượng vàng đức vua đã truyền dựng lên. Người nào không sấp mình xuống thờ lạy pho tượng lập tức sẽ bị quăng vào lò lửa cháy phừng phừng.” (3:1, 5-6) Ba thanh niên Do thái không chịu thờ lạy pho tượng của vua dựng lên bởi vì Chúa của họ không cho phép. Lúc ấy, một số người Canh-đê thừa cơ ra mặt tố cáo họ. “Bấy giờ vua Nê-bu-cát-nết-sa nổi giận, ra lệnh điệu Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết Nê-gô đến. Vừa khi điệu đến, vua tra hỏi: “Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết Nê-gô, có phải thật sự các ngươi không thờ thần ta, cũng không quỳ lạy pho tượng vàng ta đã dựng lên không? Bây giờ, khi nghe tiếng kèn, sáo, đàn lia, đàn tam giác, đàn hạc, trống và tất cả các loại nhạc khí khác, các ngươi có sẵn sàng sấp mình xuống thờ lạy pho tượng vàng ta truyền đúc nên không? Nếu các ngươi không chịu lạy pho tượng, các ngươi các ngươi sẽ lập tức bị quăng vào giữa lò lửa hừng. Rồi để xem thần nào có thể cứu các ngươi khỏi tay ta chăng?”. “Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết Nê-gô đáp: “Muôn tâu bệ hạ, chúng tôi không cần phải biện minh về vấn đề này. Nếu sự việc như vậy thì Đức Chúa Trời mà chúng tôi đang phục vụ có khả năng để giải cứu chúng tôi khỏi lò lửa cháy phừng phừng và Ngài sẽ giải cứu chúng tôi khỏi tay bệ hạ. Còn nếu như Ngài không giải cứu chúng tôi, xin bệ hạ biết chắc rằng chúng tôi vẫn không thờ các thần của bệ hạ, cũng không quỳ lạy pho tượng vàng bệ hạ đã cho dựng lên.” (3:13-18) Đức tin chấp nhận trả giá. Ba thanh niên Do thái được Chúa cứu khỏi lửa hừng, nhưng Polycarp ở Si-miệc-nơ (69-155 sau Chúa) bị thiêu sống vị ông không chịu chối Chúa. NGƯỜI NỮ ĐƯỢC ƠN Vào năm Chúa Giê-xu giáng sinh, tại thành Na-xa-rét, thuộc miền Ga-li-lê, có một trinh nữ đã đính hôn với một người nam tên là Giô-sép, thuộc dòng vua Đa-vít. “Thiên sứ đến gặp cô và nói: “Hỡi người được ơn, chúc mừng cô! Chúa ở cùng cô!” Nhưng Ma-ri rất bối rối về những lời nầy và tự hỏi lời chào ấy có nghĩa gì. Thiên sứ tiếp: “Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là JÊSUS. (Lu-ca 1:28-31) Nếu tôi là bà Ma-ri, tôi thầm nghĩ: ‘Được ơn à? Mang thai trước đám cưới là được ơn à?” “Ma-ri thưa với thiên sứ: “Tôi chưa ăn ở với người nam nào thì làm sao có được điều đó?” Thiên sứ đáp: “Đức Thánh Linh sẽ ngự trên cô, và quyền năng của Đấng Chí Cao sẽ phủ che cô; cho nên con thánh sinh ra sẽ được gọi là Con Đức Chúa Trời. (Câu 34-35) Thiên sứ giải đáp thắc mắc cho bà Ma-ri. Bà được ơn vì Chúa dùng bà trong chương trình cứu chuộc của Ngài. Ma-ri thưa: “Tôi đây là tớ gái của Chúa. Xin điều ấy xảy đến cho tôi như lời ngài truyền!” Rồi thiên sứ rời khỏi Ma-ri.” (Câu 38) Khi Chúa hỏi: “Ta cần con làm việc này.” Chúng ta sẽ trả lời ra sao? “Lạy Chúa, con không có kỷ năng, con ăn nói lặp cặp, xin Chúa gọi người nào khác.” Hay là: “Con là tôi tớ của Ngài, Xin Chúa sai dùng con trong công việc Chúa.” HẢY THẢ LƯỚI ĐỂ ĐÁNH CÁ Một hôm Chúa Giê-xu đến bờ hồ Ghê-nê-xa-rết để giảng dạy. “Ngài lên một trong hai chiếc thuyền đó, là chiếc của Si-môn, và bảo ông chèo ra khỏi bờ một chút; rồi Ngài ngồi trên thuyền giảng dạy cho dân chúng. Khi giảng xong, Ngài bảo Si-môn: “Hãy chèo ra ngoài nước sâu, thả lưới để đánh cá.” Si-môn thưa: “Thưa Thầy, chúng con đã làm việc suốt đêm mà không bắt được gì cả nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới.” Họ thả lưới xuống và bắt được nhiều cá đến nỗi sắp đứt cả lưới.” (Lu-ca 5:1, 4-6) Phi-e-rơ là một ngư phủ chuyên nghiệp trong khi Chúa Giê-xu chuyên môn nghề mộc. Ông tin lời Chúa, và được một mẻ lớn. Chúng ta có vâng lời Chúa dù thấy không hợp lý đối với chúng ta không? Sau khi Chúa Giê-xu chịu thập hình Phi-e-rơ và một số môn đệ trở lại nghề chày lưới. Một buổi sáng khi trời vừa sáng, “Đức Chúa Jêsus đứng trên bờ, nhưng các môn đồ không biết đó là Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus hỏi: “Các con ơi, không có con cá nào sao?” Họ đáp: “Thưa không.” Ngài bảo: “Hãy thả lưới bên phải thuyền thì các con sẽ được.” Vậy, họ thả lưới xuống, được nhiều cá đến nỗi kéo lên không xuể” (Giăng 21: 4-6). Họ bắt được 153 con cá. “Trong tiếng Hê-bơ-rơ, mỗi chữ cái đều có một số đi kèm. Người Hê-bơ-rơ sử dụng bảng chữ cái của họ như một hệ thống đánh số. Các con số gắn liền với các chữ cái trong một từ Hê-bơ-rơ có thể được cộng lại với nhau để có tổng số. Con số 153 là tổng số của từ Hê-bơ-rơ "Ani Elohim"--TA LÀ Đức Chúa Trời. Khi Chúa Giê-xu khiến các môn đồ bắt được chính xác 153 con cá, Ngài đang tuyên bố với họ rằng Ngài không chỉ là Con Đức Chúa Trời, mà Ngài còn chính là Đức Chúa Trời. Hãy nói với những người bạn khác tôn giáo của bạn, những người nói rằng Chúa Giê-xu chưa bao giờ tuyên bố là Đức Chúa Trời rằng có, Ngài chắc chắn đã làm như vậy!” (Tài liệu của 153 = I AM G-D? - Psalm11918.org) HNA biên soạn

Monday, March 6, 2023

ĐỨC TIN Nô-ê CON SỐ 153 Kinh Thánh: Sau khi Thầy họ thăng thiên, “Si-môn Phi-rơ nói với họ, “Tôi đi đánh cá.” Họ nói với ông, “Chúng tôi cũng đi với anh.” Họ đi ra và xuống thuyền, nhưng suốt đêm đó họ chẳng bắt được gì. 4 Hừng đông đến, Ðức Chúa Jesus đứng trên bờ, nhưng các môn đồ không biết đó là Ðức Chúa Jesus. 5 Ðức Chúa Jesus nói với họ, “Hỡi các con, các con có gì để ăn không?” Họ trả lời Ngài, “Không.” 6 Ngài bảo họ, “Hãy thả lưới xuống bên phải thuyền, các con sẽ bắt được.” Vậy họ thả lưới xuống, rồi không thể kéo lên, vì có quá nhiều cá. 7 Môn đồ được Ðức Chúa Jesus thương yêu nói với Phi-rơ, “Ấy là Chúa.” Vừa nghe nói, “Ấy là Chúa,” Phi-rơ liền lấy áo choàng khoác lên mình, vì lúc đó ông đang ở trần, rồi nhảy xuống nước. 8 Các môn đồ khác đem một thuyền nhỏ đến phụ kéo một mẻ lưới đầy cá, vì họ không cách bờ bao xa, chỉ khoảng một trăm mét. Vậy Si-môn Phi-rơ lên thuyền, và kéo lưới vào bờ, đầy một trăm năm mươi ba con cá lớn, và dù nhiều cá dường ấy, lưới vẫn không rách.” (Giăng 21:3-11) “Trong nhiều thế kỷ, người ta đã thắc mắc tại sao Kinh thánh ghi lại rằng 153 con cá đã bị các môn đồ bắt được sau khi Chúa Giê-su bảo họ thả lưới ở phía bên kia thuyền trong Giăng 21:4-12. Như tôi đã đề cập trước đây, mọi thứ trong Kinh Thánh đều có lý do của nó. Mọi người sẽ tìm ra bí ẩn từ lâu nếu họ chịu khó học tiếng . Trong tiếng Hê-bơ-rơ, mỗi chữ cái đều có một số đi kèm. Người Hê-bơ-rơ sử dụng bảng chữ cái của họ như một hệ thống đánh số. Các con số gắn liền với các chữ cái trong một từ Hê-bơ-rơ có thể được cộng lại với nhau để có tổng số. Con số 153 là tổng số của từ Hê-bơ-rơ "Ani Elohim"--TA LÀ Đức Chúa Trời. Khi Chúa Giê-xu khiến các môn đồ bắt được chính xác 153 con cá, Ngài đang tuyên bố với họ rằng Ngài không chỉ là Con Đức Chúa Trời, mà Ngài còn chính là Đức Chúa Trời. Hãy nói với những người bạn khác tôn giáo của bạn, những người nói rằng Chúa Giê-xu chưa bao giờ tuyên bố là Đức Chúa Trời rằng có, Ngài chắc chắn đã làm như vậy! (Tài liệu của 153 = I AM G-D? - Psalm11918.org) Khi kêu gọi họ theo Ngài Chúa đã cho họ biết: “Không phải các ngươi đã chọn Ta, nhưng Ta đã chọn các ngươi và bổ nhiệm các ngươi để các ngươi ra đi và kết quả” (Giăng 15:16) Khi họ đánh được 153 con cá, sứ điệp mà Ngài muốn truyền cho họ là: ‘Mục đích của các em không phải là đánh cá, nhưng là đánh lưới người.’ HNA CHIEFS VERSUS EAGLES “In 1812, Napoleon's Grande Armée was trapped by the harsh winter in Russia. Victor Hugo, later, wrote a poem about this episode in Napoleonic history and named it the Expiation (Atonement). Thus this poem begins: "It was snowing. We were defeated by his conquest. For the first time the eagle lowered its head. Dark days! the emperor returned slowly, leaving behind him to burn Moscow smoking. It was snowing. The harsh winter melted in avalanche. After the white plain another white plain. We no longer knew the chiefs or the flag. Yesterday the great army, and now the herd." And this is how we know this phrase which is today, a great classic.” (Why do we say "for the first time the eagle lowered its head"? - Question answer expressions & sayings - Pourquois.com.) February 12 was a big day for American sport fans. On that day Kansas City Chiefs played against Eagle for NFL Champioship. Three words came into my mind: Chiefs, Eagles and Atonement. Chiefs Napoleon took his Grande Army to Russia, thinking he could conquer that country. He had to retreat as a beaten eagle, “For the first time the eagle lowered its head.” The survivors “no longer knew the chiefs or the flag.” From a soaring eagle, he became an eagle that lowered his head; from a super chief, he became an unknown chief. That was the fruit of pride. Eagles The word ‘eagle’ appears 27 times in the Old Testament and 3 times in the book of Revelation. Here are some of Bible verses where the word eagle appears. “You yourselves have seen what I did to Egypt, and how I carried you on eagles’ wings and brought you to myself.” (Exodus 19:4) The Lord our God is almighty. However, He did not carry those who were twenty years old or more when they came up out of Egypt, and they could not see the land God promised on oath to Abraham, Isaac and Jacob. Eagle is the symbol of strength in “(God) who satisfies your desires with good things so that your youth is renewed like the eagle’s.” (Psalm 103:5) And also in “but those who hope in the Lord will renew their strength. They will soar on wings like eagles; they will run and not grow weary, they will walk and not be faint. (Isaiah 40:31) “God is like an eagle, He covers us and He shadows us (Psalm 36:7, 63:7, 91:1-4, 1st King 8:7), covers us (Psalm 91:1-4), hides us (Psalm 17:8) and is even under us (Psalm 36:7).” (What Does The Eagle Represent In The Bible? – Yesterday's Prophecy, Today's News (yesterdaysprophecy.com) The key to strength is hope, trust in the Lord who is the source of power. “Eagles represent sovereignty and supremacy and how fitting since God is the real ruler of kings and presidents (Dan. 2:20-21/5:18-21, Prov. 8:15-16, Rom. 13:1-2) but also, when the storms hit, eagles can fly far above the storms, indicating that God is never affected by conditions for He is also sovereign over nature.” (What Does The Eagle Represent In The Bible? – Yesterday's Prophecy, Today's News (yesterdaysprophecy.com) In LVII Super Bowl KS Chiefs beat Eagles. We may say with Victor Hugo, Team Eagles is like Napoleon, “the eagle lowered its head.” This team may rise its head next year. When we trust the Lord, our head would not lower, but He will lift up our head because we are not ashamed. “But thou, O Lord, art a shield for me; my glory, and the lifter up of mine head.” (Psalm 3:3) How can a head be lifted up?” Napoleon was like an eagle that lowered its head, that may not mean that he was sorry, and he wished to atone for his sins. In the Old Testament animal sacrifice was required for forgiveness of sins and for reconciliation with God. Team Eagles does not need atonement because loosing is not a sin. Their loosing does not separate them with their fans. Paul compared our life to a race, and he encouraged us: “Run in such a way as to get the prize.” (1 Corinthians 9:24) James confesses: “We all stumble in many ways.” (James 3:2) That is normal because Christ has “made atonement for the sins of the people.” (Hebrews 2:17). However, “If we deliberately keep on sinning after we have received the knowledge of the truth, no sacrifice for sins is left, but only a fearful expectation of judgment and of raging fire that will consume the enemies of God.” (Hebrews 10:26-27) CHIEFS VERSUS EAGLES TỘC TRƯỞNG ĐẤU VỚI ĐẠI BÀNG “Năm 1812, Đại quân của Napoléon bị mắc kẹt ở Nga bởi mùa đông khắc nghiệt . Victor Hugo, sau này, đã viết một bài thơ về tình tiết này trong lịch sử Napoléon và đặt tên là Sự Chuộc Tội. Vì vậy, bài thơ này bắt đầu: "Trời đổ tuyết. Chúng tôi đã bị đánh bại bởi cuộc chinh phục của Hoàng đế. Lần đầu tiên con đại bàng cúi đầu.” Ngày đen tối! vị hoàng đế chậm rãi trở về, bỏ lại phía sau là Matxcova bốc khói nghi ngút. Trời đang có tuyết. Mùa đông khắc nghiệt tan chảy trong tuyết lở. Sau cánh đồng trắng là cánh đồng trắng khác. Chúng tôi không còn biết các thủ lĩnh hay lá cờ. Hôm qua là đội quân vĩ đại, và bây giờ là tàn quân.” Và đây là cách chúng ta biết cụm từ này ngày nay, một tác phẩm kinh điển vĩ đại.” (Vì sao nói “đại bàng cúi đầu lần đầu”? - câu trả lời câu hỏi & câu nói - Pourquois.com.) Ngày 12 tháng 2, 2023 là một ngày trọng đại đối với những người hâm mộ thể thao Mỹ. Vào ngày hôm đó, Kansas City Chiefs đấu với Eagles để tranh giải vô địch bóng bầu dục Mỹ--NFL Championship. Ba từ xuất hiện trong đầu tôi: Chiefs, Eagle và Atonement. CHIEFS--TỘC TRƯỞNG Napoléon đưa Đại quân của mình đến Nga, nghĩ rằng ông có thể chinh phục đất nước đó. Ông phải rút lui như một con đại bàng bị đánh bại, “Lần đầu tiên đại bàng cúi đầu.” Những người sống sót “không còn biết các tướng chỉ huy hay lá cờ.” Từ một con đại bàng bay vút lên cao, ông trở thành một con đại bàng cúi đầu; từ một tù trưởng cao siêu, ông trở thành một tù trưởng vô danh. Đó là thành quả của niềm tự hào. EAGLES--ĐẠI BÀNG Tên 'đại bàng' xuất hiện 27 lần trong Cựu Ước và 3 lần trong sách Khải Huyền. Dưới đây là một số câu Kinh Thánh có từ đại bàng xuất hiện. “Các ngươi đã thấy những điều Ta (Đức Chúa Trời) làm cho dân Ai-cập, và thể nào Ta đã mang các ngươi trên cánh đại bàng đem các ngươi đến với Ta.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:4) Chúa là Thiên Chúa toàn năng. Tuy nhiên, Ngài không mang trên cánh những người hai mươi tuổi trở lên khi họ ra khỏi Ai Cập, và họ không thể nhìn thấy xứ mà Đức Chúa Trời đã thề hứa ban cho Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Đại bàng là biểu tượng của sức mạnh trong câu “(Chúa) Ðấng cho ngươi no thỏa với thức ăn ngon, Nhờ đó sức lực ngươi trẻ lại như sức của phượng hoàng." (Thi thiên 103:5) Và cũng trong câu “Nhưng ai trông cậy Chúa sẽ được sức mới; Họ sẽ cất cánh bay cao như phượng hoàng; Họ sẽ chạy mà không mệt mỏi; Họ sẽ đi mà không kiệt lực..” (Ê-sai 40:31) “Đức Chúa Trời giống như đại bàng, Ngài bao phủ chúng ta và Ngài che phủ chúng ta (Thi thiên 36:7, 63:7, 91:1-4, 1st King 8:7), che chở chúng ta (Thi thiên 91:1-4), che giấu chúng ta (Thi thiên 17:8) và thậm chí ở dưới chúng ta (Thi thiên 36:7).” (Đại bàng tượng trưng cho điều gì trong Kinh thánh? – Lời tiên tri của ngày hôm qua, Tin tức hôm nay (yesterdaysprophecy.com) Chìa khóa của sức mạnh là hy vọng, tín thác vào Chúa là nguồn sức mạnh. “Đại bàng tượng trưng cho chủ quyền và uy quyền tối cao và thật phù hợp vì Đức Chúa Trời là người cai trị thực sự của các vị vua và tổng thống (Đa-ni-ên 2:20-21/5:18-21, Châm ngôn 8:15-16, Rô-ma 13:1-2) nhưng ngoài ra, khi bão ập đến, đại bàng có thể bay xa trên các cơn bão, điều này cho thấy rằng Đức Chúa Trời không bao giờ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện vì Ngài cũng có quyền tể trị trên thiên nhiên.” (Đại bàng tượng trưng cho điều gì trong Kinh thánh? – Lời tiên tri của ngày hôm qua, Tin tức hôm nay (yesterdaysprophecy.com) LVII Super Bowl KS Chiefs đấu với Eagles. Trong trận này Eagles thua KC Chiefs. Chúng ta có thể nói với Victor Hugo Team Eagles giống như Napoléon, “các đại bàng cúi đầu.” Đội bóng này có thể ngẩn đầu lên và dẫn đầu vào năm tới. Khi chúng ta tin cậy Chúa, đầu chúng ta sẽ không cúi xuống, nhưng Ngài sẽ nâng đầu chúng ta lên vì chúng ta không hổ thẹn. Làm thế nào một cái đầu có thể được nâng lên? Sự đền tội (Chuộc tội) Napoléon giống như một con đại bàng cúi đầu, điều đó có thể không có nghĩa là ông ta hối lỗi và ông ta muốn chuộc lỗi. Trong Cựu Ước, sinh tế bằng thú vật là cần thiết để được tha thứ tội lỗi và được hòa giải với Đức Chúa Trời. Team Eagles không cần chuộc lỗi vì thua cuộc không phải là tội lỗi. Trận thua của họ không ngăn cách họ với người hâm mộ. Phao-lô so sánh đời sống chúng ta với một cuộc chạy đua, và ông khuyến khích chúng ta: “Hãy chạy sao cho được giải”. (1 Cô-rinh-tô 9:24) Gia-cơ thú nhận: “Tất cả chúng ta đều vấp ngã theo nhiều cách”. (Gia-cơ 3:2) Điều đó là bình thường vì Đấng Christ đã “làm một vị Thượng Tế thương xót và thành tín trong sự thờ phượng Ðức Chúa Trời, hầu chuộc tội cho dân.” (Hê-bơ-rơ 2:17). Tuy nhiên, “Nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật mà cố ý tiếp tục phạm tội, thì không còn của lễ chuộc tội nào nữa, mà chỉ là sự chờ đợi đáng sợ về sự phán xét và ngọn lửa hừng hực sẽ thiêu rụi kẻ thù của Đức Chúa Trời.” (Hê-bơ-rơ 10:26-27) NHỮNG THỬ THÁCH CỦA GIÔ-SÉP Một nhân vật trong Kinh Thánh gây ấn tượng cho tôi và cho anh chị em, đó là Giô-sép. Vào lúc ba mươi năm tuổi ông được Pha-ra-ôn giao cho mọi quyền hành trên toàn xứ Ai-cập: “Ngươi sẽ cai trị cả nhà ta. Toàn dân ta sẽ vâng lời ngươi. Ta chỉ lớn hơn ngươi vì ngôi vua mà thôi.” (Sáng thế 41;40) Ngày hôm trước Giô-sép là một ṭù nhân, hôm sau ông trở thành người cai trị dân Ai-cập, Pha-ra-ôn là vua, nhưng người Hê-bơ-rơ trẻ tuổi nắm quyền sinh sát trong tay. Đó chỉ là bước đầu trong công cuộc xây dựng nước Y-sơ-ra-ên. Nhưng trước khi được lên đỉnh núi Catherine cao 2,629 mét, Giô-sép phải trải qua một số thử nghiệm. THỬ NGHIỆM THỨ NHỨT: CÁI HỐ Sáng thế ký 37:12- Những người anh của Giô-sép ghét ông bởi vì: Ông báo cáo với cha về về những việc làm sai trật của họ, Cha ông cho ông cái áo có nhiều màu, Ông nằm mơ thấy bó lúa của họ xấp mình xuống trước bó lúa của ông. Cho nên, khi gặp dịp Giô-sép ra khỏi nhà, họ tìm cách loại trừ ông. Khi thấy họ từ đàng xa, “Họ bảo nhau, “Kìa, thằng nằm mộng đang đến kia. Bây giờ hãy đến, chúng ta hãy giết nó và vứt xác nó xuống hố.” (Sáng 37:19-20) Nhưng Đức Chúa Trời có chương trình khác cho Giô-sép. “Khi Ru-bên nghe những lời đó, ông muốn cứu chàng khỏi tay họ nên nói, “Ðừng giết nó.” Ru-bên bảo họ, “Chúng ta đừng làm đổ máu, nhưng hãy quăng nó vào cái hố nầy trong đồng hoang... Sau đó họ ngồi xuống ăn. Khi ngước lên, họ thấy một đoàn người Ích-ma-ên đang cỡi lạc đà từ Ghi-lê-át đi đến.. Nào, chúng ta hãy bán nó cho người Ích-ma-ên và đừng tra tay trên mình nó, vì dù sao nó cũng là em chúng ta, cùng máu mủ ruột thịt với chúng ta.” Các anh em ông nghe theo ý kiến của ông.” (Câu 21-22, 25, 27) Tôi xin mở một dấu ngoặc tại đây. Ru-bên là con trưởng nam. Kinh Thánh Rô-ma nói: “Vì những người Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định trước để trở nên giống như hình ảnh của Con Ngài, hầu Con ấy có thể làm Con Trưởng giữa một đàn em đông đúc.” (Rô-ma 8:29) Chúa Giê-xu không thẹn gọi chúng ta là em (Hê-bơ-rơ 2:11). Chính Chúa Giê-xu đem Giô-sép ra khỏi hố, và dùng ông làm công cụ trong việc xây dựng quốc gia Y-sơ-ra-ên. Nếu tôi là Giô-sép, ở trong hố t̀ôi có thể hỏi Chúa: “Lạy Chúa, tại sao các anh của con ném con xuống hố? Con có làm chi ̣đâu. Con chỉ chia sẻ với họ giấc mơ của con thôi mà. Xin Chúa đem con ra khỏi hố này.” Có thể Chúa không trả lời hoặc là: “Hãy chờ, rồi con sẽ hiểu.” Dù sao Chúa cũng đem Giô-sép ra khỏi hố. Có bao giờ anh chị em bị thử rèn như Giô-sép chưa? Nếu anh chị em cảm thấy mình đang bị ném xuống hố thì nhớ đến lời của Gia-cơ: “Thưa anh chị em của tôi, mỗi khi anh chị em gặp thử thách trăm bề xảy đến cho mình, xin hãy xem tất cả những điều đó như niềm vui, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh chị em sinh ra khả năng chịu đựng. Khi khả năng chịu đựng đạt đến mức đầy đủ, anh chị em sẽ trưởng thành và trọn vẹn, không thiếu điều gì.” (Gia-cơ 1: 2-4) Phi-e-rơ cũng khuyên: “Nhưng nếu anh chị em phải chịu khổ vì lẽ phải, anh chị em có phước. Ðừng sợ sự đe dọa của họ và đừng bối rối... Vì nếu ý muốn của Ðức Chúa Trời cho anh chị em là chịu khổ, thì thà làm điều thiện mà chịu khổ hơn là làm điều ác.. Chính Ðấng Christ cũng đã chịu khổ vì tội lỗi một lần đủ cả” (1 Phi-e-rơ 3: 14, 17-18) Đức Chúa Trời không cố ý làm cho chúng ta khổ, Ngài chỉ thử rèn chúng ta để chúng ta có sức vượt qua mọi khó khăn. THỬ NGHIỆM THỨ HAI: BIỆT THỰ Sáng thế 37:36; 39:1-6 Những người Ma-đi-an đem chàng đến Ai-cập và bán chàng cho Pô-ti-pha, một vị quan trong triều đình của Pha-ra-ôn; quan ấy là người chỉ huy quân thị vệ. ̣(37:36) Có lẽ Giô-sép biết ơn Chúa vì ông không chết ở dưới hố, nhưng được làm nô lệ cho một ông quan Ai-cập, có cơm ăn, có giường ngủ. Cho nên, “Chúa ở với Giô-sép, và chàng trở thành một người thành công. Chàng ở trong nhà của người Ai-cập chủ chàng. Vậy Giô-sép được ơn trước mặt chủ chàng và chàng phục vụ người ấy. Ông lập chàng làm quản gia của nhà ông và đặt mọi sự ông có dưới tay chàng.” (39:2, 4) Bây giờ Giô-sép không còn sở hữu cái áo nhiều màu, nhưng ông Pô-ti-pha cho áo. Chương trình của Chúa thật diệu kỳ. Ở nhà Giô-sép được cha yêu ́dấu, có lẽ cũng được nuông chìu. Ông xuống dốc khi bị ném xuống hố, bắt đầu đi lên khi được Pô-ti-pha mua, và đi lên nữa khi được chủ lập làm quản gia. Điều này có nghĩa là Giô-sép được chủ giao quyền cai trị trên mọi tôi tớ trong nhà ông. Giô-sép gặp nạn, nhưng tai vạ không kéo ông xuống, mà đưa ông lên. THỬ NGHIỆM THỨ BA: SỰ TRONG TRẮNG Nói cách khác thử nghiệm thứ ba của Giô-sép là sự kính sợ Chúa. Giô-sép đã qua được hai thử nghiệm: hố sâu và biệt thự, giờ đây tấm lòng trong sạch, lòng trung tín của ông bị trắc nghiệm. Trong khi mọi việc đều tốt đẹp thì một đám mây đen xuất hiện. Sách Sáng thế ký kể: “Sau các việc ấy, vợ của chủ Giô-sép nhìn chàng với cặp mắt thèm muốn. Bà nói với chàng, “Hãy nằm với tôi.” Nhưng chàng từ chối và nói với vợ chủ, “Xin bà xem, từ khi có tôi ở đây, chủ không phải bận tâm lo nghĩ về bất cứ điều gì trong nhà nầy nữa. Chủ đã giao hết mọi sự chủ có vào tay tôi. Trong nhà nầy, không gia nhân nào có quyền hơn tôi. Chủ cũng không giữ lại điều chi đối với tôi, ngoại trừ một mình bà, vì bà là vợ của chủ tôi. Làm sao tôi có thể làm điều đại ác dường ấy và phạm tội đối với Ðức Chúa Trời?” (39:7-9) Một thanh niên 20 tuổi dạy luân lý cho một người đáng tuổi mẹ ông phải là người khôn ngoan, và nếu không kính sợ Chúa thì Giô-sép không thể nào lập luận như thế. Sự khôn ngoan thiên thượng giúp chàng thanh niên vượt qua trắc nghiệm trong sạch. Kinh Thánh kể tiếp, một hôm bị bà tấn công Giô-sép bỏ áo lại trong tay bà, và chạy ra ngoài. Bà nói với các tôi tớ: “Bay xem đây, ông ấy đã đem vào nhà nầy một tên Hê-bơ-rơ để làm nhục chúng ta. Nó tính đến hãm hiếp ta, nhưng ta đã la lên.” Khi chồng về nhà, bà báo cáo với ông: “Thằng nô lệ Hê-bơ-rơ anh đã mang về nhà chúng ta đã đến và tính xâm phạm tiết hạnh của em, nhưng khi nghe em cất tiếng kêu cứu, nó đã bỏ áo lại bên em và chạy trốn ra ngoài.” May cho Giô-sép chủ chỉ tống giam ông vào ngục thay vì đánh đập. (39:12-20) THỬ NGHIỆM THỨ TƯ: LAO TÙ Giô-sép được sinh ra để lãnh đạo. Pô-ti-pha giao cho Giô-sép việc quản gia. Khi vào tù thì “Viên cai ngục trao vào tay Giô-sép tất cả tù nhân trong ngục. Bất cứ những gì các tù nhân làm trong đó đều phải theo chỉ thị của chàng. Viên cai ngục không hề bận tâm kiểm soát bất cứ việc gì ông đã trao vào tay Giô-sép, vì Chúa ở với chàng. Bất cứ việc gì chàng làm, Chúa đều phù hộ cho thành công.” (39:22-23) Sự hiện diện của Chúa là chìa khóa thành công của Giô-sép. THỬ NGHIỆM THỨ NĂM: TIÊN TRI Thời gian ở trong tù khoảng 10 năm, một thì gian rèn luyện cho việc lớn hơn. Có lẽ Giô-sép học được nhiều kinh nghiệm về lãnh đạo. Ông học được ơn giải mộng. Ông giải mộng cho quan chước tửu và quan ngự thiện, và nói đúng việc gì sẽ xảy cho hai ông. Giô-sép cầu xin quan chước tửu: “Khi được mọi sự tốt đẹp rồi, mong ngài nhớ đến tôi và làm ơn cho tôi. Xin ngài nhắc đến tôi trước mặt Pha-ra-ôn và giúp tôi thoát ra khỏi ngục nầy.” Ít lâu sau, nhân dịp sinh nhật của Pha-ra-ôn, hai vị qua được rời ngục, và quan ̀chước tửu được phục hồi chức vụ. Nhưng ông không nhớ đến Giô-sép. (40:20-23) Có lẽ Chúa muốn trang bị Giô-sép cho đến khi ông được ba mươi tuổi. Đó là tuổi một thầy tế lễ Do thái bắt đầu thi hành chức vụ. Chúa Giê-xu cũng bắt đầu sứ vụ của Ngài vào tuổi đó. ĐỈNH NÚI CATHERINE CAO 2,629 MÉT Đến kỳ đã định Pha-ra-ôn thấy một điềm chiêm bao. “Ông truyền lịnh gọi tất cả nhà thông thái và tất cả học giả lỗi lạc của Ai-cập đến. Pha-ra-ôn thuật lại các điềm chiêm bao của ông cho họ, nhưng chẳng ai có thể giải nghĩa các điềm chiêm bao ấy cho ông.” Đúng, không ai có khả năng đoán mộng, Giô-sép biết điều đó, ông tâu với Pha-ra-ôn: “Thưa, không phải tôi mà là Ðức Chúa Trời; Ngài sẽ ban cho Pha-ra-ôn câu giải đáp để đức vua được bình an.” Xuyên qua Giô-sép, Chúa cho biết tình hình kinh tế của Ai-cập trong mười bốn năm sắp đến, và kế hoạch kinh tế cho Ai-cập. Pha-ra-ôn sửng sốt. “Bấy giờ Pha-ra-ôn nói với Giô-sép, “Vì Ðức Chúa Trời đã cho ngươi biết tất cả những điều nầy. Không ai thông minh và khôn sáng như ngươi. Ngươi sẽ cai trị cả nhà ta. Toàn dân ta sẽ vâng lời ngươi. Ta chỉ lớn hơn ngươi vì ngôi vua mà thôi.” (41:39-40) Ngày hôm trước Giô-sép là tù nhân, hôm sau ông là người cai trị một cường quốc. Mục sư Matin Luther King phát biểu một câu nổi tiếng: “Tôi có một giấc mơ, nhưng tôi không phải là người mơ mộng.” Giô-sép cũng không phải là người mơ mộng. Ông hợp tác với Đức Chúa Trời để hoàn thành vận mệnh của mình. Ông không nói với nàng Kiều của Nuyễn Du: “Cũng liều nhắm mắt đưa chân, M̀à xem con tạo xoay vần đến đâu.” Nhưng Giô-sép không tin vào ̣định mệnh nhưng vào thiên mệnh, đó là bí quyết của Giô-sép để từ hố sâu lên đỉnh núi Catherine. Khi nắm quyền cai trị trong tay, Giô-sép mới hiểu tại sao ông phải bị ném xuống hố, bị ném vô tù. Ấy là vì “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những người yêu kính Ðức Chúa Trời, tức những người được gọi theo mục đích của Ngài.” (Rô-ma 8:28) Andre Huynh 15/02/23 BÀI HỌC VỀ LÒNG TRUNG TÍN Một hôm trời mưa và lạnh, nhưng những người được người hàng xóm của tôi thuê bảo quản sân cỏ vẫn đến ̣làm việc. Họ giữ hẹn dù mưa hay nắng. Lúc cháu ngoại đầu lòng của chúng tôi lên mười hai tuổi, nhà tôi mua cho nó một con chó loại Chihuahua để làm quà sinh nhựt. Nhưng nó bận việc học và cha mẹ nó không muốn nuôi thú, nên nhà tôi phải nuôi thay cho nó, và nhà tôi trở thành chủ của con Chip. Mỗi buổi sáng, khi tôi thức dậy, nó đi theo để chào tôi và hôn tay tôi, sau đó mới đi kiếm ăn. Con Chip nhắc tôi về sự thành tín của Đức Chúa Trời. “Mỗi buổi sáng, lòng thương xót của Chúa tươi mới luôn, Sự thành tín Ngài lớn biết bao.” (Ca thương 3:23) Một trong số những thuộc tính của Đức Chúa Trời là sự thành tín. “Ta là CHÚA, Ta là CHÚA, Đức Chúa Trời có lòng thương xót và ân huệ, chậm giận, đầy dẫy tình thương và thành tín” (Xuất-Ê-díp tô 34:6. Bản dịch NVB) “Vì vậy, anh em phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em là Đức Chúa Trời, tức là Đức Chúa Trời thành tín, Đấng gìn giữ giao ước và lòng nhân từ đến hàng nghìn thế hệ cho những người yêu mến Ngài và tuân giữ các điều răn Ngài” (Phục truyền 7:9) Đức thành tín của Chúa gìn giữ những ai tin Ngài: “Xin tình thương và đức thành tín của Ngài tiếp tục gìn giữ con” (Thi thiên 40:11). “Ðức thành tín Ngài là thuẫn khiên và mộc che của bạn.” (Thi thiên 91:4 ) “Ngài sẽ chẳng bỏ linh hồn con luôn trong âm phủ, Hoặc để cho Người Thánh của Ngài thấy sự rữa nát.” (Thi 16:10) Trong Bản dịch NIV, “Người thánh” được dịch là “người trung tín” Trong thư Ê-phê-sô Phao-lô gọi những tín hữu ở Ê-phê-sô là những thánh đồ, Bản dịch NIV gọi là ‘những người trung tín.’ Bởi vì Đức Chúa Trời thì thành tín, con cái Chúa phải trung tín với Ngài để giữ mối thông công tốt với Ngài. Trong sách ‘Một Vương Quốc Không Hề Bị Lay Chuyển’ David Gooding viết: “Nhưng không chỉ là nơi mà Chúa chúng ta được đặt làm thầy tế lễ thượng phẩm cao hơn đền thờ Do Thái; chức vụ của Ngài cao hơn chức vụ của họ, bởi vì Ngài là người trung gian của một giao ước mới tốt hơn rất nhiều so với giao ước cũ mà các thầy tế lễ Do Thái phải thi hành. Để hiểu sự khác biệt giữa giao ước cũ và giao ước mới, trước tiên chúng ta hãy xem xét thuật ngữ 'giao ước' có nghĩa là gì trong bối cảnh này. Chúng ta có thể minh họa vấn đề bằng những phong tục phổ biến trên thế giới vào thời Môi-se. Vào thời đó, các vị hoàng đế vĩ đại sẽ soạn thảo các hiệp ước với các vị vua chư hầu của họ, điều này sẽ nhắc nhở các vị vua chư hầu này biết vị hoàng đế vĩ đại là ai, ông ấy đã ban cho họ những lợi ích gì, và ông mong đợi các chư hầu hành xử như thế nào, họ sẽ được ban phước lành gì nếu họ vâng lời hoàng đế, và họ sẽ phải chịu những hình phạt nào nếu họ nổi loạn chống lại ông ta. Nói cách khác, những hiệp ước này nói lên mối quan hệ giữa vị vua vĩ đại và các vua chư hầu của ông ta. Bây giờ những hiệp ước này được gọi là giao ước, và có thể nói, giao ước cũ là hiệp ước giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên, hiệp ước xác định mối quan hệ giữa Ngài với tư cách là vua của họ và họ là thần dân của Ngài. Giao ước quy định trong mười điều răn chính và trong nhiều điều răn nhỏ hơn, cách cư xử mà Đức Chúa Trời yêu cầu Y-sơ-ra-ên, và sau đó trình bày chi tiết những lời nguyền rủa sẽ giáng trên họ nếu họ vi phạm các điều khoản của giao ước, và các phước lành sẽ theo sau nếu họ tuân giữ các điều khoản đó.” Giê-rê-mi 11 cho biết Chúa sẽ thực hiện lời thề Ngài đã thề với tổ tiên của dân Y-sơ-ra-ên để ban cho họ một xứ đượm sữa và mật; Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của họ. (Giê-rê-mi 11:4-5) Ngược lại Chúa truyền “Hãy vâng lời và làm theo mọi điều Ta truyền cho các ngươi.” (Câu 4b) Hậu quả của sự vi phạm giao ước sẽ là” “Ðáng nguyền rủa thay kẻ không vâng theo những lời của giao ước này” (Câu 3) Chúa Giê-xu cáo trách những thầy dạy giáo luật và những người Pha-ri-si, những kẻ đạo đức giả bởi vì họ bỏ qua những điều quan trọng hơn của Luật Pháp là công bằng, lòng thương xót và trung tín. (Ma-thi-ơ 23:23 Bản dịch NVB) Trung tín là một trong những bông trái của Đức Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22) Ma-thi-ơ 25 và Lu-ca 19 kể chuyện một ông chủ sắp đi xa giao cho người này năm ta-lâng, người kia hai ta-lâng, và người nọ một ta-lâng, tùy theo khả năng mỗi người, rồi ông vội vã lên đường. Sau một thời gian khá lâu, chủ các đầy tớ ấy trở về và tính sổ với họ. Người nhận năm ta lâng trả lại ông chủ mười ta lâng, người nhận hai ta lâng đưa lại cho chủ bốn ta lâng. “Kế đó người nhận một ta-lâng cũng đến và nói, “Thưa chủ, tôi biết chủ là người nghiêm nhặt, gặt trong chỗ không gieo, khèo trong chỗ không vãi, nên tôi sợ và đi chôn ta-lâng của chủ dưới đất. Này, của chủ đây, tôi trả lại chủ.” (Ma-thi-ơ 25:24-25) Ông chủ khen hai người trước, “Khá lắm, đầy tớ tốt và trung tín. Ông đã trung tín trong việc nhỏ, tôi sẽ giao cho ông quản lý nhiều việc hơn. Hãy vào hưởng niềm vui của chủ mình,” và cáo trách người thứ ba là lười biếng. Ông truyền, “Vậy hãy lấy ta-lâng của nó và cho người có mười ta-lâng. Vì ai có sẽ được cho thêm để sẽ có dư dật, nhưng ai không có thì ngay cả những gì người ấy đang có cũng sẽ bị lấy đi. (Câu 28-29) Đức Chúa Trời thì thành tín, Chúa Giê-xu thì thành tín (Khải huyền 1:5), Chúa mong muốn con cái Ngài trung tín. Ê-bên Ê-xe Dưới thời Sa-mu-ên làm thầy tế lễ và quan xét, “Rương Giao Ước được khiêng về đặt trong thành Ki-ri-át Giê-a-rim, một thời gian dài trôi qua: thấm thoát đã hai mươi năm. Toàn dân Y-sơ-ra-ên khóc lóc quay về với CHÚA. Ông Sa-mu-ên nói với toàn dân Y-sơ-ra-ên: “Nếu anh chị em thật lòng muốn quay về cùng CHÚA, anh chị em phải dẹp bỏ các thần tượng ngoại bang, và các tượng nữ thần Át-tạc-tê nữa. Anh chị em phải hướng lòng về CHÚA, phụng sự một mình Ngài mà thôi; bấy giờ Ngài sẽ giải cứu anh chị em khỏi tay người Phi-li-tin. Vậy, dân Y-sơ-ra-ên dẹp bỏ các tượng thần Ba-anh và Át-tạc-tê, chỉ phụng sự một mình CHÚA thôi.” (1 Sa-mu-ên 7:2-4) Kế đó Sa-mu-ên bảo họ tập trung lại tại Mích ba để ông cầu nguyện cho họ. “Khi người Phi-li-tin nghe tin dân Y-sơ-ra-ên tụ họp tại Mích-ba, các nhà lãnh đạo của họ ra quân tiến đánh Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên nghe tin ấy, hoảng sợ... Ông Sa-mu-ên bắt một con chiên sữa làm tế lễ toàn thiêu dâng lên CHÚA. Ông kêu xin CHÚA giải cứu dân Y-sơ-ra-ên, và CHÚA nhậm lời ông. Trong khi ông Sa-mu-ên dâng tế lễ toàn thiêu, người Phi-li-tin kéo quân đến đánh Y-sơ-ra-ên, nhưng CHÚA cho trời gầm sấm nổ vang rền, khiến cho quân Phi-li-tin chạy tán loạn và bị quân Y-sơ-ra-ên đánh bại. Ông Sa-mu-ên dựng một tảng đá giữa Mích-ba và Sen. Ông nói: “CHÚA đã cứu giúp chúng ta đến chốn này.” Và ông gọi tên tảng đá là Ê-bên Ê-xe.” (Sa-mu-ên 7:9-12) Từ “Vầng đá’ xuất hiện 131 lần trong Cựu Ước và 21 lần trong Tân Ước. Ngay từ sách Sáng thế ký, Đức Chúa Trời được biết dưới danh xưng ‘Vầng Đá của Y-sơ-ra-ên,’ “Nhưng nhờ tay Đấng Toàn Năng của Gia-cốp, Nhờ Đấng chăn chiên, vầng đá của Y-sơ-ra-ên nên cung người vẫn vững chắc Và cánh tay người vẫn mạnh mẽ.” (Sáng thế ký 49:24) Vầng Đá Của Y-sơ-ra-ên Đức Chúa Trời là ‘vầng đá’ nguồn nước cho dân Ngài trong nơi khô hạn. (Xuất-ê-díp-tô 17:6 ) Đa-vít, trước khi được phong vương phải trải qua nhiều thử thách. Nếu không có ‘vách đá,’ thành lũy,” ‘nơi trú ẩn,’ ‘thuẫn đở,’ ‘sừng cứu rỗi,’ và ‘thành trì kiên cố’ của Đấng Toàn Năng thì không thế nào được làm vua. “CHÚA là vách đá, là thành lũy, là Đấng giải cứu tôi. Đức Chúa Trời của tôi là núi đá, nơi tôi trú ẩn, Là thuẫn đỡ, là sừng cứu rỗi, là thành trì của tôi.” (Thi thiên 18:2) Kinh thánh không cho biết ai là người viết Thi thiên 118, nhưng ý tưởng giống như ý tưởng của Đa-vít. Trong thi thiên này câu 22: “Tảng đá người thợ xây nhà loại bỏ Đã trở thành đá nền tảng” ám chỉ Chúa Giê-xu, được Tân Ước xác nhận: “Hãy đến cùng Ngài là tảng đá sống, đã bị loài người loại bỏ nhưng được Đức Chúa Trời chọn lựa và quý trọng” (1 Phi-e-rơ 2:4). Chúa Giê-xu là tảng đá nền tảng của phúc âm. Phi-e-rơ được mạc khải cho biết Chúa Giê-xa là ai: “Khi Đức Giê-su vào địa phận Sê-sa-rê Phi-líp, Ngài hỏi các môn đệ: “Theo như người ta nói thì Con Người là ai?” Một số người nói Thầy là Giăng Báp-tít, một số khác nói là Ê-li, một số khác nói là Giê-rê-mi hay một tiên tri nào đó. Ngài hỏi các môn đệ: “Còn chính các con thì cho rằng Ta là ai?” Si-môn Phê-rơ thưa: “Thầy là Chúa Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời hằng sống...”Còn Ta, Ta bảo con: “Con là Phê-rơ, Ta sẽ xây dựng Hội Thánh Ta trên vầng đá này và các cửa Âm Phủ sẽ không thắng nổi hội đó” (Ma-thi-ơ 16:13-18). Nền tảng của Hội thánh Tin lành là lời tuyên xưng của Phi-e-rơ, ‘Chúa Giê-xu là Chúa Cứu Thế. () NĂM MẸO Năm 2023 tương ứng với Năm Mẹo âm lịch. Người phương Tây không gọi năm con Mèo, nhưng gọi là năm con Thỏ. Thỏ nổi tiếng về sinh sản, thỏ có thể sinh con hai tháng một lần. Nhân dịp đầu năm âm lịch, tôi nghiên cứu và chia sẻ vài thông tin về khả năng sinh sản và tính màu mở. Sách 1 Sa-mu-ên bắt đầu với chuyện bà An-ne, vợ của Ên-ca-na. Bà là người son sẻ, trong khi bà vợ hai Phê-ni-na của Ên-ca-na có con. “Bà Phê-ni-na, đối thủ của bà, tìm đủ cách chọc tức bà, để hạ nhục bà, vì CHÚA đã làm cho bà son sẻ” (1 Sa-mu-ên 1:6). Điều này cho biết thời xưa phụ nữ hiếm muộn không được hạnh phúc. Cho nên các phụ nử thời cổ đại thờ Nữ thần A-sê-ra để có khả năng sinh con. Tên A-sê-ra xuất hiện bốn mươi lần trong Cựu Ước. Trang gotquestions.org cho biết: “A-sê-ra hay Át-tạt-tê là tên của vị nữ thần chính được tôn thờ ở Sy-ri, Phê-ni-xi và Ca-na-an cổ xưa. Người Phê-ni-xi gọi bà là Astarte, người A-xi-ri tôn thờ bà là Ishtar, và người Phi-li-tin có một ngôi đền Át-tạt-tê (I Sa-mu-ên 31:10)... “ Qua tiên tri Giê-rê-mi, Chúa cáo trách dân Ngài dâng bánh cho ‘Nữ vương trên trời,’ đó là nữ thần Ishtar của người A-xi-ri. “A-sê-ra được miêu tả là một thân cây trơ trụi dựng đứng trên đất. Thân cây thường được chạm khắc thành một biểu tượng tượng trưng của nữ thần. Do sự liên kết với những cây được chạm khắc, nên những nơi thờ phượng A-sê-ra thường được gọi là "lùm cây", và từ Do Thái "asherah" (số nhiều là "asherim") có thể ám chỉ đến nữ thần hoặc một lùm cây. Một trong những hành động tội lỗi của vua Ma-na-se là ông "đem tượng A-sê-ra do mình làm đặt trong đền thờ" (II Các vua 21:7). Một bản dịch khác của "tượng A-sê-ra" là "tượng cây được điêu khắc" (KJV)... Đức Chúa Trời thông qua Môi-se đã cấm việc thờ phượng A-sê-ra. Luật định rõ rằng một lùm cây không được đặt ở gần bàn thờ của Đức Giê-hô-va (Phục truyền luật lệ ký 16:21). Bất chấp những chỉ dẫn rõ ràng của Đức Chúa Trời, việc thờ phượng A-sê-ra là một vấn đề lâu năm ở Y-sơ-ra-ên. Khi Sa-lô-môn vị lôi cuốn vào sự thờ thần tượng thì một trong những vị thần ngoại giáo mà ông mang vào vương quốc là A-sê-ra, được gọi là "nữ thần của dân Si-đôn" (I Các vua 11:5,33). Sau đó, Giê-sa-bên đã thờ phượng A-sê-ra thậm chí còn phổ biến hơn, với 400 vị tiên tri của A-sê-ra trong bàn ăn hoàng gia (I Các vua 18:19). Thỉnh thoảng, Y-sơ-ra-ên trải qua sự phục hồi đức tin, và những cuộc thập tự chinh đáng chú ý chống lại sự thờ phượng A-sê-ra được dẫn dắt bởi Ghi-đê-ôn (Các quan xét 6:25-30), Vua A-sa (I Các vua 15:13), và Vua Giô-si-a (II Các vua 23:1-7).” Thờ phượng A-sê-ra bao gồm hành động tà dâm, do đó Đức Chúa Trời ví sánh việc thờ cúng thần tượng với tội tà dâm thuộc linh. Để minh hoạ cho việc thờ thần tượng của người dân, Chúa truyền cho tiên tri Ô-sê “Ngươi hãy đi lấy một người vợ gian dâm, sanh ra con cái gian dâm, vì đất nước này phạm tội gian dâm rất nặng, lìa bỏ CHÚA.” (Ô-sê 1:2). Bà vợ của tiên tri bỏ ông để theo tình nhân nhiều lần, nhưng ông chuộc bà về, như Chúa tha thứ cho dân Chúa, họ bỏ Chúa để theo tà thần nhiều lần. Ngày nay, khi chúng ta ham muốn thứ gì hơn Chúa, thứ đó là ‘thần tượng.’ Người Việt Nam thờ Thần tài, cũng là để được giàu sang, trúng mùa và sinh con, đẻ cái. Thần tài là nam thần, nhưng có gương mặt phụ nữ. Bàn thờ Thần tài được đặt dưới đất vì là Thần của mùa màng. Người Việt Nam gọi người nhát như thỏ là người không can đảm. Trong thời Các Quan Xét, “dân Y-sơ-ra-ên lại làm điều ác trước mặt CHÚA. Nên CHÚA phó họ vào tay Gia-bin, vua của Ca-na-an, khi ấy đang trị vì tại Hát-so” (Quan xét 4:1). “Lúc ấy nữ tiên tri Đê-bô-ra, vợ của Láp-bi-đốt, làm thẩm phán trong Y-sơ-ra-ên... Bà sai người đến mời Ba-rác, con trai của A-bi-nô-am, ở Kê-đe, thuộc địa phận của bộ tộc Nép-ta-li, đến và nói với ông rằng: “CHÚA, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên truyền cho ngươi, ‘Hãy đi, đem theo mười ngàn người từ bộ tộc Nép-ta-li và bộ tộc Sa-bu-luân mà chiếm lấy núi Tha-bô. Ta sẽ khiến Si-sê-ra, tổng tư lệnh quân đội của Gia-bin, với các thiết xa và quân đội của hắn, đến gặp ngươi ở Khe Ki-sôn. Ta sẽ phó hắn vào tay ngươi.” Ba-rác đáp: “Nếu bà đi với tôi thì tôi sẽ đi, nhưng nếu bà không đi với tôi thì tôi sẽ không đi.” (4:4-8) Ông Ba-rác này chắc là tuổi con thỏ. Nhưng ông không ‘thỏ’ lắm bởi vì ông chiến thắng Si-sê-ra nhờ sự yểm trợ của tiên tri Đê-bô-ra. Văn hào Pháp của thế kỷ thứ 17 có viết một dụ ngôn về những con thỏ rừng. Nhà văn thấy một đàn thỏ rừng thưởng thức những cây húng tây, thình lình có tiếng súng nổ, đàn thỏ bỏ chạy tìm nơi ẩn mình. Khi mọi sự im lặng trở lại đàn thỏ lại ra ăn húng tây. La Fontaine muốn ví sánh thỏ với sự mau quên của con người. Trong thời các Quan xét, “dân Y-sơ-ra-ên làm điều ác dưới mắt của Đức Giê-hô-va, phụng sự các thần tượng Ba-anh, lìa bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ... Vì thế, Đức Giê-hô-va nổi cơn thịnh nộ với Y-sơ-ra-ên. Ngài phó họ vào tay kẻ cướp để chúng bóc lột họ. Ngài bán họ cho các kẻ thù chung quanh và họ không chống cự nổi kẻ thù mình. Họ lâm vào cảnh khốn cùng. Bấy giờ Đức Giê-hô-va dấy lên những quan xét để giải cứu họ khỏi tay kẻ cướp bóc.” (Quan xét 2:11-12, 14). Sau một thời gian vui hưởng hòa bình, “Dân Y-sơ-ra-ên làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va” (3:7, 12; 4:1; 6:1; 10:6; 13:1). Dân Chúa tái phạm sáu lần dưới thời các Quan xét. Câu hỏi được đặt ra là Đức Chúa Trời cho phép chúng ta làm điều ác dưới mắt Ngài bao nhiêu lần? Bao nhiêu lần chúng ta hứa: “Con xin chừa,” rồi lại quên lời hứa? Người Mỹ có lệ hứa hẹn vào dịp đầu năm, “Tôi sẽ, tôi sẽ...” và nhiều người không thể giữ lời. Anh chị em có hứa với Chúa điều chi không? Hãy cẩn thận nhe. PHƯỚC LỘC THỌ Đầu năm tôi xin mượn lời của Giăng trong thư 3 Giăng câu 2 để cầu chúc tất cả quý tôi con Chúa “được thịnh vượng mọi mặt, được khỏe mạnh phần xác, cũng như được thịnh vượng về phần hồn.” Người VN trong dịp đầu năm chúc nhau ba điều: phước lành, giàu sang và sống lâu. PHƯỚC 福 Từ phước trong tiếng Trung quốc gồm có bốn từ, hay là bộ: thần, nhất, khẩu hoặc là nhân và điền. Chúng ta có thể giải thích chữ phước là ĐCT ban phước cho A-đam, một người ở trong vườn. A-đam nghĩa là ‘người,’ cũng có nghĩa là nhân loại.’ Chúng ta cũng có thể hiểu rằng ngoài ĐCT không ai có thể ban phước. Trong khi lộc và tho ̣thì tốt, điều quan trọng hơn hết là phước lành. Trong KT từ ban phước xuất hiện 301 lần trong CỨ và 88 lần trong TỨ. Từ được phước xuất hiện 148 lần trong CỨ và 69 lần trong TỨ. Từ phước xuất hiện 81 lần trong CỨ và 13 lần trong TỨ. Sau đây là một vài bí quyết để được phước hạnh: Thi 1: 12: “Phước cho người nào Chẳng đi theo mưu kế của kẻ ác, Chẳng đứng trong đường tội nhân, Không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng. Nhưng vui thích về luật pháp của Đức Giê-hô-va Và suy ngẫm luật pháp ấy ngày và đêm.” Ma-thi-ơ 5:3-11: “Phước cho những người nghèo khó tâm linh... Phước cho những người than khóc... Phước cho những người nhu mì... Phước cho những người đói khát sự công chính... Phước cho những người có lòng thương xót... Phước cho những người có lòng trong sạch... Phước cho những người hòa giải... Phước cho những người chịu bắt bớ vì sự công chính... Phước cho các con khi vì Ta mà các con bị mọi người nhục mạ, bắt bớ, vu cáo đủ mọi điều xấu. LỘC Dưới thời quân chủ các quan nhận bổng của vua và lộc của dân. Người làm quan hưởng địa vị, quyền hành và giàu sang. Địa vị của người tin Chúa Giê-xu là con của ĐCT, và tài sản của họ là của Chúa ban cho. Chúa Giê-xu không có tài khoản trong nhà băng, nhưng Ngài sở hữu tất cả. Bà góa chỉ có hai đồng tiền để dâng, nhưng bà giàu hơn những người dâng tiền lẻ. Một người con trách cha không cho anh một con dê để chung vui với bè bạn. Người cha trả lời: “Con ơi, con luôn luôn ở với cha, tất cả của cha là của con.” ĐCT là Giê-hô-va Di-rê, có Ngài là có tất cả. Bí quyết để thành công và thịnh vượng là: “Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng con, hãy suy ngẫm ngày và đêm, để cẩn thận làm theo mọi điều đã chép trong đó. Vì như thế, con mới được thịnh vượng trong con đường mình và mới thành công.” Giô-suê 1:8 THỌ Trong mười điều răn, có một điều có lời hứa kèm theo: “Hãy hiếu kính cha mẹ của con, để con được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ban cho con.” Ai cũng thích sống lâu. Ai tin Chúa thì chẳng những sống lâu nhưng không bao giờ chết, bởi vì Chúa Giê-xu “là sự sống lại và sự sống. Người nào tin Ngài thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi.” (Giăng 11:25) CÂU HỎI SUY GẪM Năm mới chúng ta muốn làm gì để được phước lành, thịnh vượng và khoẻ mạnh? CÂY CHÀ LÀ Cây chà là xuất hiện lần đầu trong sách Xuất Ê-díp-tô: “Khi đến Ê-lim là nơi có mười hai suối nước và bảy mươi cây chà là, họ đóng trại bên cạnh các suối nước này.” (15:27) Trước khi đến Ê-lim, nghĩa là ‘từ ốc đảo,’ dân Y-sơ-ra-ên đến Ma-ra, nghĩa là ‘nước đắng.’ Mười hai suối nước có thể cung cấp đủ nước cho đoàn dân, nhưng bảy mươi cây chà là không biết có đủ không. Bốn mươi năm trong đồng vắng họ có thể sống sót thì bảy mươi cây chà là chắc là đủ cho họ trong một ngày. Một ngàn bốn trăm năm sau Chúa Giê-xu đãi năm nghìn gia đình với ba con cá và năm ổ bánh thì chắc Đức Chúa Trời có thể đãi đoàn dân với bảy mươi cây chà là. Lần thứ hai nhánh chà là được nói đến trong sách Lê-vi ký: “Vào ngày thứ nhất hãy lấy trái cây chọn lựa, tàu chà là, nhánh cây đầy lá, cành dương liễu và vui mừng trước mặt CHÚA, Đức Chúa Trời các ngươi trong bảy ngày” (23:40) Đây là một trong những nghi thức trong Ngày Lễ Lều Tạm, tưởng niệm lúc dân Chúa còn lang thang trong đồng vắng. Trong ngày này họ nhớ lại những ngày trong đồng hoang, và vui mừng những ngày được ở trong nhà. Trong Đền thờ của vua Sa-lô-môn, “Đại sảnh đường được lót bằng gỗ bá hương, dát vàng tốt và có chạm hình cây chà là và vòng xích.” (2 Sử 3:5) Sách Ê-xê-chiên 40 và 41 nói đến cây chà là 10 lần, ví dụ: “Các hành lang cũng có cửa sổ hướng về phía bên trong, bao khắp chung quanh; trên các cột có hình cây chà là.” (40:16, 22, 26, 31, 34, 37; 41:18, 19, 20, 25, 26) “Người công chính sẽ lớn mạnh như cây chà là, Sẽ mọc lên như cây tùng ở Li-ban" ( Thi thiên 92:12) Cây chà là trong tiếng Hê-bơ-rơ là tamar, có nghĩa là phát triển, thịnh vượng. Thi thiên 1 nói đến một “cây trồng bên dòng nước, sinh hoa quả đúng mùa, lá không tàn héo.” (Câu 3) Người “vui thích trong thánh luật của CHÚA, ngày đêm suy ngẫm thánh luật ấy” cũng giống như cây ấy. Người viết thi thiên 1 có lẽ nghĩ tới cây chà là hoặc bất kỳ cây nào khác. Ai là người công chính? Ai tin nhận Con Đức Chúa Trời thì được xưng công chính bởi đức tin, người ấy được ví với ‘cây chà là’ vững vàng. Cây chà là cao, nhưng đứng vững nhờ rễ bám chặc xuống đất. Phao lô khuyên tín hữu Hội thánh Cô-lô-se: “...hãy đâm rễ và xây nền trong Ngài, tăng cường đức tin như anh chị em đã được dạy dỗ, và chan chứa lời cảm tạ.” (2: 7) Con cái Chúa, nếu không kết nối với Cứu Chúa thì dễ bị trôi dạt, cám dỗ và lừa gạt. Sắp đến Ngày Lễ Vượt Qua “Chúa Giê-su và các môn đệ đến gần thành Giê-ru-sa-lem, vào làng Bết-pha-giê trên núi Ô-liu.” (Ma-thi-ơ 21:1) Bết-pha-giê nghĩa là ‘nhà cây chà là.’ Ngày đầu của Tuần Lễ Vượt Qua, Chúa Giê-xu cưỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem. “Một đám rất đông dân chúng trải áo mình trên đường, những người khác chặt cành cây trải khắp lối đi.” Ma-thi-ơ 21:8 không nói rõ cành cây gì, nhưng có lẽ là cây chà là bởi vì chà là là biểu tượng của sự chiến thắng. Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem và chưa có động tác quân sự nào, nhưng dân chúng thúc đẩy Ngài lãnh đạo họ nổi dậy chống nhà cầm quyền La Mã, và họ ăn mừng chiến thắng trước. Những nhánh chà là bộc lộ những gì họ nghĩ trong lòng. Chúa đã công bố sự chiến thắng của Ngài: “Ta bảo cho các con những điều này để các con được bình an trong Ta. Các con sẽ gặp hoạn nạn trong thế gian; nhưng hãy an tâm! Ta đã thắng thế gian rồi.” (Giăng 16:33) Chiến thắng của Chúa lớn hơn là chiến thắng quân La Mã. Nếu Chúa chỉ thắng quân La Mã hai ngàn năm trước thì hôm nay mọi người đều bị chết mất trong tội lỗi mình, và Giê-xu chỉ được biết đến như là một vị anh hùng như anh em nhà Mác-ca-bê. Cầu chúc con cái Chúa năm 2023 lớn mạnh như cây chà là. KÌA, NẦY Trong Bản dịch Kinh Thánh Anh ngữ King James, từ ‘behold’ xuất hiện 1298 lần, 1064 lần trong Cựu Ước và 234 lần trong Tân Ước trong khi Bản dịch tiếng Việt dịch là ‘kìa, này’ cũng có khi không dịch. Trong khi “kìa, này” không diễn đạt được ý của từ ‘behold,’ có nghĩa là quan sát thật kỹ. ngắm nhìn chăm chú. Từ ‘behold’ nhấn mạnh ý mà người nói muốn truyền đạt, muốn người nghe chú ý. Từ này xuấr hiện lần đầu trong Sáng thế ký 1:29: “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nầy, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ...” Đức Chúa Trời muốn loài người ghi nhận và ghi nhớ lời hứa của Ngài. Trong vười Ê-đen con rắn đến cùng A-đam và Ê-va. Sau khi thảo luận về việc Chúa không cho phép họ ăn trái cấm, có lẽ con rắn chỉ trái cây và nói: “Kìa, Anh chi hãy nhìn xem trái căy này đẹp biết bao và cũng ngon nữa.” Trên sân thượng của đền vua, Sa-tan cũng có lẽ nói với vua Đa-vít: “Kìa, bệ hạ nhìn người phụ nữ xinh đẹp kia.” Chắc Đức Chúa Trời cho chúng ta hai mắt để nhìn, nhưng không ghi ra những gì chúng ta không nên nhìn. Kinh Thánh dạy: “Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức...” (Châm ngôn 1:7). Một người kính sợ Chúa sẽ biết sự gì nên hay không nên ngắm nhìn. Vào thời vua A-cha, vua xứ Sy-ri, và Phê-ca, con trai Rê-ma-lia, vua Y-sơ-ra-ên, lên đánh thành Giê-ru-sa-lem. Bấy giờ A-cha và người dân trong lòng kinh động. Qua tiên tri Ê-sai, Chúa là Đức Giê-hô-va phán như vầy: “Sự hăm dọa ấy không thành, điều đó không xảy ra!..Đức Giê-hô-va lại phán cùng A-cha rằng: “Hãy xin Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi một điềm.” A-cha từ chối vì cho rằng làm như vậy là thử Chúa. “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai... Vả, trước khi con trẻ biết bỏ điều dữ chọn điều lành, thì nước của hai vua mà ngươi đang ghét sẽ bị bỏ hoang.” (Ê-sai 7:1-16). Từ ‘nầy’ trong câu trên không thể nhấn mạnh ý ‘đây này, hãy ngắm nhìn bằng chứng. Có lẽ khi hài nhi Giê-xu lọt lòng, bà Ma-ri nói với Giô-sép: “Này, một đứa con trai” như thiên sư ́đã báo cho bà biết mười tháng về trước: “Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus” (Lu-ca 1:31). Thiên sứ cũng đã báo cho Giô-sép tin này: “Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên” (Ma-thi-ơ 1:23). Giăng, Người làm phép báp tem giới thiệu Chiên Con của Đức Chúa trời với các môn đệ của ông: “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” (Giăng 1:29b) Một trong những môn đệ của Giăng là Na-tha-na-ên theo Chúa. Ngài nghĩ về Na-tha-na-ên, “Nầy, một người Y-sơ-ra-ên thật, trong người không có điều dối trá chi hết.” (Giăng 1:47) NHỮNG TỪ ‘KÌA, NÀY, HÃY XEM’ TRONG LỜI DẠY CỦA CHÚA GIÊ-XU Ma-thi-ơ 6:26: “Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao?” Ma-thi-ơ 10:16: “Kìa, ta sai các ngươi đi khác nào như chiên vào giữa bầy muông sói. Vậy, hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bò câu.” Ma-thi-ơ 11:10: “Ấy vì người đó mà có chép rằng: Nầy, ta sai sứ ta đến trước mặt con, Đặng dọn đường sẵn cho con đi.” Chúa Giê-xu nói về Giăng, Người là phép Báp tem. Ma-thi-ơ 11:19a: “Con người đến, hay ăn hay uống, thì họ nói rằng: Kìa, là người ham ăn mê uống, bạn bè với người thâu thuế cùng kẻ xấu nết.” Mác 3:35: “Ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, nấy là anh em, chị em, và mẹ ta vậy.” 10:33a: “Nầy, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, Con người sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo” 14:41b:”...nầy, Con người hầu bị nộp trong tay kẻ có tội.” Lu-ca 103: “Hãy đi; nầy, ta sai các ngươi đi, khác nào như chiên con ở giữa bầy muông sói.” 10:19: “Nầy, ta đã ban quyền cho các ngươi giày đạp rắn, bò cạp, và mọi quyền của kẻ nghịch dưới chân; không gì làm hại các ngươi được.” Giăng 5:14b: Chúa Giê-xu phán với một người được chữa lành tại ao Bê-tết-đa: “Kìa, ngươi đã lành rồi, đừng phạm tội nữa, e có sự gì càng xấu xa xảy đến cho ngươi chăng.” Giăng 16:32: “Nầy, giờ đến, đã đến rồi, là khi các ngươi sẽ tản lạc, ai đi đường nấy, và để ta lại một mình; nhưng ta không ở một mình, vì Cha ở cùng ta.” Trước khi Giô-su-ê dẫn đoàn dân vượt qua sông Giô-đanh, Chúa phán cùng ông: “Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước.” (Giô-su-ê 1:8) Trong năm mới Đức Chúa Trời cũng muốn nói với con dân Ngài: “Behold, hãy chú ý, các con đừng quên lời Ta nếu các con muốn sống cuộc đời đầy trọn.” BÀI HỌC TỪ RĂN Người Việt Nam coi trọng răn và tóc: “Cái răn, cái tóc là gốc con người.” Hôm nay chúng ta chỉ nói về răn thôi. Cơ thể chúng ta cần dinh dưỡng. Dinh dưỡng là một quá trình không đơn giản. Trước hết thức ăn phải được răn nghiêǹ nát nơi miệng, kế đó phải được biến chế trong bao tử. Bao tử giữ phần tốt và thải ra phần không tốt. Phần thức ăn còn tồn đọng trong miệng nuôi dưỡng những vi rút có hại cho sức khoẻ của răn. Cho nên, giữ cho răn sạch là giữ cho răn tồn tại trọn đời. Nhiều người có thói quen chỉ đánh răn mỗi ngày một lần vào buổi sáng. Chúng ta không học từ Nha sĩ, nhưng bản năng tự vệ cho biết vi khuẩn sản sinh và làm ổ nơi chân răn, và nếu không làm sạch răn thì vi khuẩn sẽ làm cho răn rụn hết. Đó là lý do các cụ không còn răn để gặm xương, nhưng chì ăn thức ăn loãng. Ngày nay một người có thể giữ khoảng 50 phần trăm số răn qua dịch vụ chăm sóc răn ̣để giúp bao tử chế biến thực phẩm. BÍP BÍP Nếu xe của anh chị em một kiểu như xe của tôi thì nó sẽ báo động khi lái lệch sang bên phải hoặc bên trái: “Bíp, bíp, anh đang lái ra ngoài len rồi đó.” Phản ứng của chúng ta là điều chỉnh lại hướng đi hoặc phớt lờ tiếng bíp bíp . Hệ báo động là bảo đảm an toàn cho khách trên xe và những xe khác. Không đáp ứng tiếng bíp bíp thì̀ có thể mất mạng. Kinh Thánh có thể ví với luật sử dụng đường giao thông. Không tuân thủ luật giao thông là coi thường mạng sống của chính mình và của người khác. Vi phạm luật giao thông có thể gây án mạng mà chính mình là nạn nhân. Chúng ta có thể ví hệ báo động này với chức vụ tiên tri. Sau đây là thông tin từ www.gotquestions.org: “Công việc của các nhà tiên tri với tư cách là những người canh gác là thúc giục dân Chúa sống trung thành và cảnh báo họ về những nguy cơ liên quan đến việc lìa bỏ Chúa và làm điều ác. Với tư cách là những người canh giữ, các vị tiên tri cũng được kêu gọi để cảnh báo những người tà ác về sự phán xét và sự hủy diệt sẽ đến với họ nếu họ không từ bỏ con đường tà ác của mình. Những người canh giữ thuộc linh của Y-sơ-ra-ên mang một trách nhiệm nặng nề trước mặt Chúa. Nếu một nhà tiên tri không cảnh báo người khác như Đức Chúa Trời đã chỉ định ông ta làm, thì tính mạng của ông ta sẽ gặp nguy hiểm, và ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của dân chúng: “Hỡi con người, hãy nói với dân tộc con và cảnh báo họ rằng: ‘Khi Ta sai gươm đến trên một đất nào và dân đất ấy chọn một người trong chúng để làm người canh gác; 3người ấy thấy gươm đến trong đất thì thổi kèn để cảnh báo dân chúng. 4Nếu ai nghe tiếng kèn mà không chịu nghe lời cảnh báo, và gươm đến bắt lấy nó thì máu của nó sẽ đổ lại trên đầu nó. 5Vì nó đã nghe tiếng kèn mà không cảnh giác nên máu của nó sẽ đổ lại trên nó. Nhưng nếu nó chịu nghe lời cảnh báo thì cứu được mạng sống mình. 6Trái lại, nếu người canh gác thấy gươm đến mà không thổi kèn để cảnh báo dân chúng, nên gươm đến cướp mạng sống của một người nào đó thì người đó sẽ chết trong sự gian ác mình, nhưng Ta sẽ đòi máu nó nơi tay người canh gác.’” (Ê-xê-chi-ên 33:2–6). Một người canh gác mù quáng hoặc không vâng lời Chúa đã bỏ rơi những người mà ông được kêu gọi để bảo vệ, dẫn đến nguy hiểm và đau khổ (Ê-sai 56:10). Vâng lời là cách hành động duy nhất của một người canh thật: “Ngược lại, nếu con đã cảnh cáo kẻ dữ phải từ bỏ đường lối xấu xa của nó mà nó không chịu từ bỏ, thì nó sẽ chết trong sự gian ác nó nhưng con đã giải cứu mạng sống mình.” (Ê-xê-chi-ên 33 :9). Vai trò của người canh gác thuộc linh tiếp tục trong Tân Ước dưới hình thức những người lãnh đạo hội thánh: “Hãy vâng lời những người lãnh đạo anh em và thuận phục họ, bởi họ canh giữ linh hồn anh em như người sẽ phải khai trình. Hãy giúp họ vui vẻ làm xong nhiệm vụ mà không phàn nàn, vì điều đó không ích lợi gì cho anh em.” (Hê-bơ-rơ 13:17, HĐ). Theo một nghĩa khác, Đức Chúa Trời kêu gọi không chỉ những người lãnh đạo, mà tất cả các Cơ đốc nhân đều phải là những người canh giữ. Chúa Giê Su bảo các môn đồ của Ngài “hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Tâm linh thì muốn, nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Mác 14:38). BÀI HỌC Chúng ta nên lắng nghe lời Chúa qua người “canh giữ,” và làm người canh giữ, làm hệ báo động khi anh chị em chúng ta “quay sang bên phải hay bên trái.” Trong thư Hê-bơ-rơ, chúng ta đọc: ““Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, Thì chớ cứng lòng.” (câu 4:7) Chúa Giê-xu lặp lại nhiều lần: “Ai có tai, hãy lắng nghe!” Khi nghe Chúa Thánh Linh bíp thì nên đáp ứng ngay. Gia cơ khuyên chúng ta: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22) ĐƯỢC KÊU GỌI Sau mười năm thành lập, Thánh Kinh Thần Học Viện Đấng Christ, viết tắt là CBTS, có khải tượng về ‘Sai Phái Giáo Sĩ.” Ai cũng biết nhu cầu chứng đạo là ưu tiên. Tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo của Phao Lô trong thư thứ nhứt gởi Hội thánh Tê-sa-lô-ni-ca, Đoạn 2 câu 2: “Nhưng như anh em biết, dù đã chịu đau khổ và sỉ nhục tại Phi-líp, chúng tôi vẫn mạnh dạn trong Đức Chúa Trời để rao truyền Tin Lành của Đức Chúa Trời giữa nhiều chống đối.” Giáo sĩ cần biết trước thử thách đang chờ anh chị em, và anh chị em có “mạnh dạn trong Đức Chúa Trời để rao truyền tin lành” không? Câu 4: “Trái lại, chúng tôi đã được Đức Chúa Trời thử nghiệm và ủy thác Tin Lành, nên chúng tôi cứ thế mà rao giảng, không phải để làm vừa lòng loài người, nhưng để làm vừa lòng Đức Chúa Trời là Đấng dò xét tấm lòng chúng tôi.” Điều Chúa muốn giáo sĩ rao truyền nhiều khi không làm cho người nghe vừa lòng, nhưng đẹp lòng Chúa. Câu 5: “Như anh em biết, và có Đức Chúa Trời chứng giám, chúng tôi không bao giờ dùng những lời dua nịnh, hoặc vì động cơ tư lợi mà làm” Kinh Thánh I Ti-mô-thê 5:18 dạy: “Chớ khớp miệng con bò đang đạp lúa,” và “Người làm công đáng được nhận tiền công.” Giáo sĩ dành trọn thời gian công tác cũng cần ăn mặc, cần có tiền bồi dưỡng, nhưng không nhắm vào ‘tư lợi.” Trong thư gởi cho người con tinh thần Phao Lô viết: “Hãy truyền giảng lời Chúa, hãy kiên trì dù trong thuận cảnh hay nghịch cảnh...” (2 Ti-mô-thê 4:2a) Tận tụy với sự kêu gọi, kiên trì không phải dễ dàng. Chúa ban cho chúng ta khôn ngoan để quyết định phải làm gì và làm lúc nào. Kinh nghiệm cá nhân: Cách nay 10 năm, chúng tôi lên lịch để đi thăm HT Khe Sanh. Sáng ngày lên đường thì bảo ập đến Quảng Trị, xe khách không đến đón chúng tôi được, đành phải hủy chuyến đi. Cho đến thời điểm này mới có một Thầy can đảm đưa tay lên tình nguyện, “Có con đây, xin sai con.” Tôi đánh giá cao sự quan tâm của Thầy đối với tâm linh của đồng bào, và sẽ cùng cầu nguyện cho “người canh gác” của Chúa. TÂM TÌNH GIÁO SƯ THÁNH KINH THẦN HỌC VIỆN ĐẤNG CHRIST Một giáo sư gởi email cho tôi để chọn môn dạy cho Khóa 42. Vị này viết: “Cám ơn Giáo Sư đã hỏi thăm! Cám ơn Chúa trong 10 tháng qua 2 lần phẫu thuật và 12 lần chemo. Chúa cho tôi khỏe lại rồi, tôi mừng lắm! Cũng muốn tâm sự với Gs vì cỡ tuổi này… Sinh - Lão- Bệnh… là lẽ thường, chưa tử thì còn hầu việc Chúa thôi Gs a! Thân kính,” Tôi muốn chia sẻ thông tin này với các thành viên của CBTS để cảm tạ Chúa vì tâm tình hầu việc Chúa của một GS. GS không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn làm gương cho sinh viên. Trong thư gởi cho Ti-mô-thê, Phao lô viết: “Đừng để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, cách cư xử, lòng yêu thương, đức tin và sự trong sạch mà làm gương cho các tín hữu.” Gương của GS này là một cách tuyển sinh hữu hiệu bởi vì sinh viên không chỉ học giáo lý mà còn học được đức tin của GS. Sinh viên đang học nên tiếp tục học; sinh viên đang tìm trường nên ghi danh học nơi Thánh Kinh Thần Học Viện Đấng Christ. Hóa trị là dùng hóa chất để tiêu diệt những tế bào ung thư phát triển nhanh. Chúng ta có thể ví hóa trị với huyết Chúa thanh tẩy tội lỗi của chúng ta. Khi chưa tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa, chúng ta giống như người bệnh. Khi chúng ta tin trong lòng , và tuyên xưng nơi miệng thì được huyết Chúa xóa tội, và được chữa lành. Lúc ấy chúng ta sẵn sàng dâng đời mình cho Chúa dùng. Phao lô viết: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong thể xác, tức là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20). Chúa ban phước anh chị em. QUÁN ĂN NHANH Ngày nay con người quá bận rộn. Người Mỹ nói: “Tôi có tất cả, trừ ra thì gian.” Cà-phê thì có cà-phê uống liền, mì thì có mì ăn liền, thức ăn đong lạnh, hâm nóng trong lò microwave năm phút là làm dịu cơn đói. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều quán ăn nhanh mở ra. Khách hàng chạy xe tạt qua, đặt hàng qua cái mic, rồi chạy tới cửa sổ, trả tiền và lấy hàng. Chúa Giê-su nói với con cái Ngài: “Này, Ta đứng bên cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa ra, Ta sẽ vào với người ấy; Ta sẽ ăn tối với người, và người với Ta.” (Khải huyền 3:20) Chúa muốn đi ăn tối với chúng ta trong một nhà hàng có người hầu bàn đem cho chúng ta món ăn chúng ta gọi. Chúa không cần ăn gì hoặc uống gì, nhưng Ngài muốn có thì gian tâm tình với chúng ta. Chúa Giê-su dành nhiều thì gian trò chuyện với Chúa Cha bất cứ lúc nào. Một số con cái Chúa cầu nguyện như đi mua thức ăn ở quán ăn nhanh thay vì đi vào nhà hàng có bàn ăn và người hầu bàn. Họ cầu nguyện không phải là tâm tình với Chúa, nhưng là trao cho Ngài một danh sách các việc cần làm. Câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta muốn cùng ăn tối với Chúa tại một nhà hàng hay là ghé qua quán ăn nhanh? NGÒI NỔ CHẬM ĐỐI VỚI NGÒI NỔ NHANH Người làm pháo làm pháo với hai loại ngòi nổ, ngòi nổ chậm và ngòi nổ nhanh. Ngòi nổ chậm đại diện cho người mau nghe, chậm nói, chậm nóng giận. Ngược lại, ngòi nổ nhanh đại diện cho người chậm nghe, mau nói, mau tức giận. Sách Sa-mu-ên thứ nhứt kể câu chuyện Đa-vít gặp bà A-bi-ga-in trong một trưởng hợp rất đặc biệt. Chồng bà A-bi-ga-in là một đại gia, nuôi nhiều chiên và dê. Một hôm ông coi sóc việc cắt lông chiên. Việc này chắc mất nhiều ngày và phải có lương thực cho nhiều ̣công nhân. Đa-vít sai mười thanh niên đến xin Na banh tiếp tế lương thực. Na-banh nhục mạ Đa-vít: “Đa-vít là ai? Con của Y-sai là ai? Dạo này có quá nhiều đầy tớ bỏ chủ trốn đi. Không lẽ ta lấy bánh, nước và thịt mấy con thú ta làm sẵn cho thợ cắt lông chiên đem cho những người ta không biết từ đâu đến?” (1 Sa-mu-ên 25:10-11). Mười thanh niên về báo cáo với Đa-vít. “Anh em đeo gươm vào!” Đa-vít ra lệnh, và cùng bốn trăm người đến chổ Na banh cắt lông chiên. Đa-vít là ngòi nổ nhanh. Một người đầy tớ chạy về báo cáo với bà chủ. Bà bảo các đầy tớ: “Các anh đi trước, tôi theo sau.” Nhưng bà không nói cho chồng bà, là ông Na-banh, biết gì cả. Khi gặp Đa-vít bà A-bi-ga-in nhận lấy trách nhiệm và xin Đa-vít tha lỗi. Kinh Thánh dạy: “Lời đáp dịu dàng làm nguôi cơn giận; Còn lời nói sỗ sàng gây ra tức giận” (Châm ngôn 15:1) Quả thật, lời nói dịu dàng của bà A-bi-ga-in là một gáo nước lạnh, dập tắt ngòi nổ nhanh của Đa-vít. Chúa Giê-su dạy về ngòi nổ chậm: Không giận anh em mình (Ma-thi-ơ 5:22) Giải hòa với người kiện cáo mình (5:25), giải hòa với người bạn đường của mình. Nhiều hôn nhân tan vở vì một trong hai người là ngòi nổ nhanh. Kinh Thánh: “Tình yêu thương hay nhẫn nhục” (1 Cô-rinh-tô 13:4) “Nhưng trái của Thánh Linh là: ... nhẫn nại” (Ga-la-ti 5:22) Ca-in cũng đại diện cho ngòi nổ nhanh bởi vì Chúa không nhận của lễ của ông. Không thể giết Chúa, ông giết em mình vì Chúa nhận của lễ cũa A-bên. Ngòi nổ nhanh muốn thắng nhanh thì mau thua, trong khi ngòi nổ chậm thua trước, nhưng cuối cùng sẽ thắng. Anh chị em thuộc ngòi nổ nào?