Friday, October 13, 2023

MANNA XE TỰ LÁI CHẠY BẰNG ĐIỆN Người giàu và lười ở Mỹ thích loại xe tự lái chạy bằng điện hiệu Tesla. “Tesla, Inc. (tên cũ: Tesla Motors, Inc.) là một công ty của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện... Phi Công Tự Động là hệ thống giúp người lái xe và đã được gắn vào tất cả các chiếc xe hơi hãng Tesla hồi cuối tháng 9 năm 2014... Bắt đầu tháng 10 năm 2016, tất cả các chiếc xe hơi hãng Tesla đều được gắn các bộ phận phần cứng để có khả năng chạy không người lái với một độ an toàn” (Tesla, Inc. – Wikipedia tiếng Việt). Ngày 17 tháng tư, 2021, một chiếc Tesla không do tài xế lái gặp tai nạn, xe cháy và hai hành khách thiệt mạng. Chiếc xe này được thiết kế để tự lái, nhưng không vận hành theo đúng ý muốn của nhà thiết kế, bởi vì máy do con người chế tạo, và con người bất toàn thì máy mà họ chế tạo cũng không hoàn hảo. Có một loại máy khác do con người chế tạo cũng không hoàn hảo, khiến cho một vài trăm mạng người chết oan uổng. Đó là chiếc máy bay Boeing 738 Max. Ngày 10 tháng 3 năm 2019: Chuyến bay 302 của Ethiopian Airlines, chiếc 737 MAX 8, trên chuyến bay từ Addis Ababa, Ethiopia đến Nairobi, Kenya, bị rơi sáu phút sau khi cất cánh; tất cả 157 người trên tàu (149 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn) đã chết Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời “dựng nên loài người theo hình ảnh và theo hình dạng của Ngài,” nghĩa là hoàn hảo vì giống Chúa. Tuy nhiên, sau khi họ ăn trái cây mà Chúa không cho phép họ ăn, thì loài người trở nên bất toàn. Kinh Thánh dạy: “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh hiển của Ðức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23). Mọi người đều phạm tội, mọi người đều bất toàn; những gì con người chế tạo đều không hoàn hảo. Chúng ta không thể hoàn toàn tin cậy xe tự lái và máy bay. Duy chỉ có Đức Chúa Trời là đáng tin cậy: “Phước thay cho người tin cậy Chúa, Và chọn Chúa làm Ðấng để tin cậy hoàn toàn.” (Giê-rê-mi 17:7) “Ðức Chúa Trời của con ôi, con tin cậy Ngài, Xin đừng để con bị hổ thẹn; Xin đừng để kẻ thù của con thắng hơn con” (Thi Thiên 25:2). HAI NGÀN NĂM TRƯỚC CHÚA GIÊ-SU... Cách nay trên 10 năm, tôi gặp một tín hữu ở Vĩnh Long. Ông làm chứng, “Hai ngàn năm trước Chúa Giê-su hóa nước thành rượu, ngày nay Chúa hóa rượu thành nhà tại Vĩnh Long.” Ông muốn nói rằng trước khi tin Chúa ông chỉ lo nhậu, không có thì gian ̣kiếm tiền, nhưng sau khi tin Chúa, Chúa giải cứu ông khỏi ma men, ông đi làm việc và để dành tiền cất nhà. Nếu Chúa có thể hóa rượu thành nhà thì Ngài cũng có thể hóa ma túy và những trói buộc khác thành nhà. Nhiều người không nhà ở Mỹ có thể làm chủ ̀một căn hộ nếu họ chịu đầu phục Chúa. Điều quan trọng không phải là một căn nhà tốt. Người có Chúa sẽ sống sung mãn dù ở nhà tranh, vách đất; người không có Chúa dù ở biệt thự vẫn khốn khổ. Sách tin lành Ma-thi-ơ kể chuyện sau khi một vị quan trẻ tuổi từ chối đáp ứng yêu cầu của Chúa Giê-su, Chúa phán, “Quả thật, Ta nói với các ngươi, người giàu vào vương quốc thiên đàng thật khó thay. Ta lại nói cùng các ngươi, con lạc đà chui qua lỗ cây kim may còn dễ hơn người giàu vào vương quốc Ðức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 19:23-24). Phi-e-rơ muốn biết quyền lợi của người theo Chúa. Ngài đáp, “Hễ ai vì danh Ta lìa bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, ruộng vườn, người ấy sẽ nhận được gấp trăm lần hơn, và sẽ hưởng sự sống đời đời” (Câu 29). Không có phần thưởng nào có thể sánh với ‘sự sống đời đời.” Nhà gạch, mái ngói thì tạm thời, nhà mà Chúa Giê-su đang sắm sẵn mới là căn nhà vĩnh viễn. Ý NGHĨA CỦA SỐ 153 TRONG GIĂNG 21:11 Lúc bắt đầu sứ vụ Chúa Giê-su chọn 12 môn đệ, Ngài huấn luyện họ, và sai phái họ đi giảng dạy. Nhưng họ không nắm bắt đươc sự kêu gọi. Sau khi Ngài bị đóng đinh và sống lại, một môn đệ thân tín tên Phi-e-rơ nói với những người bạn, “Tôi đi đánh cá đây!” Mấy người kia đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh!” Họ ra đi, xuống thuyền, nhưng suốt đêm ấy chẳng bắt được gì cả. Trời vừa rạng đông, Đức Giê-su đến đứng trên bờ, nhưng các môn đệ không nhận ra Ngài. Đức Giê-su hỏi họ: “Hỡi các con, không có con cá nào sao?” Họ đáp: “Không.” Ngài bảo: “Hãy thả lưới bên phải thuyền thì sẽ được.” Họ thả lưới thì được quá nhiều cá, nên kéo lên không nổi... Vừa lên bờ, họ thấy có cá đang nướng trên lửa than và có cả bánh nữa. Đức Giê-su bảo họ: “Giờ hãy đem cá các con mới đánh được lại đây!” Si-môn Phê-rơ lên thuyền, kéo lưới đầy cá lớn vào bờ, được một trăm năm mươi ba con. Dù cá nhiều đến thế, mà lưới vẫn không rách” (Giăng 21:3-11) Trong tiếng Hi-bru, mỗi mẫu tự tương ứng với một con số. Ví dụ, mẩu tự א tương ứng với số 1. Biểu đồ dưới đây cho thấy số 153 tương ứng với hai từ “אני אליהים” (I'm God. Ta là Đức Chúa Trời). https://www.citynews.sg/2010/05/26/entering-into-the-power-of-the-fourth-dimension/ CHIỀU KÍCH THỨ TƯ Mục sư Hàn quốc David Yonggi Cho phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Châu Á 2010 vào ngày 26 tháng 5 tại Singapore Expo Hall 8, cho biết: “Bạn là một sinh vật có chiều kích thứ tư đang sống trong thế giới ba chiều.Trước sự xuất hiện của ông tại bục giảng là một đoạn video ngắn về chức vụ 52 năm của ông với tư cách là người sáng lập nhà thờ Tin lành lớn nhất thế giới, Nhà thờ Phúc âm Toàn vẹn Yoido ở Seoul, Hàn Quốc. Nó cũng cho thấy những hoạt động nhân đạo sâu rộng của Tổ chức Chia sẻ Yêu thương và Hạnh phúc, một tổ chức từ thiện Cho được thành lập cách đây vài năm. Trong bài giảng kéo dài một giờ của mình, ông giải thích rằng các Cơ đốc nhân có quyền truy cập vào thế giới Chiều kích thứ tư, là lĩnh vực tâm linh, mặc dù tồn tại trong Chiều không gian thứ ba, là thế giới vật chất mà chúng ta biết, nhìn thấy và cảm nhận. Điều này là do họ có cả linh hồn và tâm linh. Bằng cách học cách khai thác Chiều kích thứ tư— để suy nghĩ, tin tưởng, mơ ước và nói theo Kinh Thánh, Cơ đốc nhân sau đó sẽ có thể vượt qua những giới hạn của họ trong cuộc sống hàng ngày của họ, và bước đi trong số phận và mục đích thực sự của họ để đạt được điều tốt làm việc cho Chúa. Tiếp theo, Cho chia sẻ về tầm quan trọng của lời nói. “Việc phát biểu của bạn chịu sự chi phối của Thế giới ba chiều, nhưng khi bạn nói với đức tin dựa trên những lời hứa của Đức Chúa Trời, bạn đang di chuyển trong Không gian bốn chiều”. “Trước khi chúng ta nói một lời, Chúa Thánh Linh không có vật liệu thích hợp để tạo ra. Nếu Đức Thánh Linh truyền đức tin vào lòng bạn để dời một ngọn núi, thì bạn đừng cầu nguyện và van xin núi non dời non, nhưng hãy truyền cho nó dời đi.” Cho tiếp tục dạy về tầm quan trọng của việc nhận một lời nói từ Đức Chúa Trời, nghĩa là một lời Kinh Thánh cụ thể được Đức Thánh Linh ban cho một người cụ thể trong một tình huống cụ thể. Nó khác với các biểu tượng, kiến thức chung mà người ta thu được từ Kinh thánh — sự tu từ được ban cho những người tha thiết chờ đợi Chúa để được nghe từ Ngài. “Mọi người không biết cách áp dụng những lời hứa trong Kinh thánh vào cuộc sống thực tế của họ bởi vì họ đang sống trong thế giới ba chiều. Chúng ta cần phải chuyển sang cảnh giới bốn chiều, để suy nghĩ, mơ ước và nói theo Kinh thánh để các phước lành của Đức Chúa Trời đổ xuống cho chúng ta và qua chúng ta." "Chúng ta phải buông bỏ cảm xúc và định kiến của mình và suy nghĩ xa hơn xung quanh và giác quan trước mắt của chúng ta để trải nghiệm những điều kỳ diệu." Suy nghĩ là yếu tố chiều thứ tư vượt quá cả môi trường và các giác quan vật lý của con người, khi các Cơ Đốc nhân xây dựng nền tảng cho suy nghĩ của họ về thập tự giá của Chúa Giê-su Christ. Ông kết thúc bằng một lời động viên mạnh mẽ dành cho khán giả, “Là Cơ đốc nhân, cuộc sống mà không có phép mầu thì không có cuộc sống nào cả. Khi bạn sống ở chiều kích thứ tư, bạn có thể làm công việc của 100 người đàn ông, và bạn sẽ chứng kiến những điều kỳ diệu ”. Gần 600 trước Chúa Giáng sinh, ba thanh niên Hê-bơ-rơ bị bắt lưu đày sang Ba-by-lôn cùng với nhiều người khác. Họ từng trải kinh nghiệm ‘chiều kích thứ tư’ khi bị ép buộc phải quỳ lạy pho tượng của Na-bu-cát-nết-xa. Vì không tuân lệnh vua, họ bị ném vào lò lửa hừng. Họ không bị thiêu rụi bởi vì có một Người thứ tư vào trong lò với họ. Người này không thuộc chiều kích thứ ba, nhưng thuộc chiều kích thứ tư. Ngài có thể giải cứu chúng ta khỏi hoạn nạn vì Ngài đã thắng thế gian rồi. Community Verified icon LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC MẾN MỘ? Kinh Thánh dạy: “Đức Chúa Trời là tình yêu thương” (1 Giăng 4:16). Ngài thương yêu tất cả mọi người (Giăng 3:16), và Ngài phán “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, và hết trí tuệ yêu kính Chúa, Ðức Chúa Trời của ngươi...” (Phục truyền 6:5). Con người ai cũng có nhu cầu yêu thương và mong muốn được nhiều người yêu mến. Muốn được nhiều người mến mộ chúng ta thử làm những điều sau đây: (https://www.lifehack.org/articles/communication/7-secrets-of-being-popular.html) Hãy nghĩ về người khác nhiều hơn là nghĩ về bản thân của bạn.Mọi người đánh giá cao những người biết quan tâm đến người khác. Nếu bạn chỉ nói về bản thân và những thành tích của mình, mọi người sẽ bắt đầu tìm cách né tránh bạn. Đương nhiên chúng ta tôn trọng những người sẵn sàng dành thời gian lắng nghe người khác. Điều này có nghĩa là ban thiện chí cho tất cả mọi người, không chỉ một vài người được chọn có địa vị xã hội cao. Chúa Giê-su phán về Ngài, “Con Người đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Ma-thi-ơ 20:28). Ngài cũng dạy, “Trong các ngươi, người nào muốn làm lớn sẽ làm đầy tớ các ngươi (Ma-thi-ơ 20:27). Có một tấm lòng rộng rãi. Học cách hào hiệp trong cách cư xử với người khác, quên đi những lỗi lầm nhỏ nhặt nhưng đánh giá cao những đóng góp tích cực mà người khác tạo ra. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định cách mọi người đánh giá cao chúng ta. Nếu chúng ta luôn đánh giá người khác với tâm thế chỉ trích của mình, mọi người sẽ tự nhiên cảm thấy bị coi thường. Nếu chúng ta đánh giá cao những phẩm chất tốt đẹp của người khác, thì mọi người sẽ cảm mến tinh thần hào phóng của chúng ta. Chúa Giê-su dạy, “Chớ xét đoán ai, để các ngươi không bị xét đoán. Vì các ngươi xét đoán người ta thể nào, các ngươi sẽ bị xét đoán lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mức nào, các ngươi sẽ bị lường lại mức ấy. Sao ngươi thấy hạt bụi nhỏ trong mắt anh chị em ngươi, mà không thấy cái dằm trong mắt ngươi? (Ma-thi-ơ 7:1-3). Để trở nên nổi tiếng, chúng ta cần tự đánh giá thấp bản thân và không quá coi trọng bản thân. Hài hước là một trong những thuộc tính quan trọng nhất mà mọi người đánh giá cao ở người khác. Người ta nói rằng sự hài hước là một trong những điều quan trọng nhất mà phụ nữ nhìn vào một người đàn ông khi lựa chọn một mối quan hệ. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải trở thành một anh hề; trên thực tế, chúng ta nên cẩn thận với những người nhàm chán với một đoạn độc thoại dài với những câu chuyện cười mệt mỏi. “Xin anh chị em đừng làm điều gì vì tư lợi hay vì hư vinh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường, xem người khác tôn trọng hơn mình.. Anh chị em hãy có cùng một tâm tình như Ðức Chúa Jesus Christ đã có. Ngài vốn có hình thể của Ðức Chúa Trời, Nhưng đã chẳng xem sự bình đẳng với Ðức Chúa Trời là điều phải nắm giữ. Ngài đã làm cho mình trống không, Nhận lấy hình thể của một nô lệ, Trở nên giống như loài người, Ðược thấy trong hình dạng như một người. Ngài tự hạ mình xuống, Vâng phục cho đến chết, Thậm chí chết trên cây thập tự. Chính vì thế mà Ðức Chúa Trời đã đưa Ngài lên rất cao, Ban cho Ngài danh trên hết mọi danh” (Phi-líp 2:3, 5-9). Hãy làm thử và chờ đợi kết quả. Chúc anh chị em nổi tiếng. “Tình yêu thương không hư mất bao giờ…” 1( Cô-rinh-tô 13:8) Tháng Mười Một năm 2006, lần đầu tiên chúng tôi quyết định theo chân Đoàn Y Tế Nê-hê-mi về phục vụ đồng bào trong hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Khẩu hiệu của Đoàn là “Tình yêu thương không hư mất bao giờ.” Nhiều đồng bào có thể nhìn thấy khẩu hiệu này được viết trên lưng của cái áo đồng phục màu xanh, nhưng ít ai để ý đến ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, khẩu hiệu này gây ấn tượng với một chị dược sĩ làm việc cho Sở Y tế Bạc Liêu. Chị nhận thấy mọi người trong Đoàn làm việc, tuy có “oải”, nhưng vẫn tươi cười, khôntg tỏ ra quạu quọ. Đó là họ được thúc đẩy bởi một sức mạnh tâm linh, sức mạnh của tình yêu thương. Hằng ngày chị Dược sĩ này đi theo Đoàn với tư cách liên lạc viên giữa Đoàn và chính quyền. Trên xe tôi nhường chổ cho chị ngồi bên cạnh nhà tôi để có cơ hội nghe Phúc âm. Chúa cảm động chị nên vợ chồng quý mến chúng tôi. Vợ chồng và hai đứa con trai đến khách sạn Công tử Bạc Liêu thăm chúng tôi. Sau đó chị Dược sĩ và nhà tôi trao đổi emails. Ba năm sau, chúng tôi gọi điện báo tin là chúng tôi sắp về VN. Sáng sớm hôm sau ngày chúng tôi về, vợ chồng đến mời chúng tôi đi ăn sáng. Một tuần lễ sau, họ mời chúng tôi ̣đến nhà. Trong dịp này vợ chồng được nghe Tin lành và tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa. HẠT PITACHIO Khi bị rang nóng vỏ nứt ra, chỉ cần dùng móng tay để tách ra và lấy hạt. Có ba loại vỏ. Vỏ ̉nứt ra lớn, dể tách ra để lấy hạt. Chúng ta có thể ví loại vỏ này với Cơ Đốc nhân sơ sinh, dễ bị lừa gạt. Đức Chúa Trời cảnh báo A-đam và Ê-va, “Ngươi được tự do ăn mọi cây trái trong vườn, nhưng về cây biết thiện và ác ngươi chớ ăn, vì hễ ngày nào ngươi ăn trái cây ấy, ngươi sẽ chết” (Sáng thế 2:16-17). Con rắn nói với bà Ê-va, ““Các người sẽ không chết đâu, bởi vì Ðức Chúa Trời biết rằng ngày nào các người ăn trái cây ấy, mắt các người sẽ mở ra, và các người sẽ trở nên giống như Ðức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác” (3:4-5). “Người nữ thấy trái cây ấy coi bộ ăn ngon, trông đẹp mắt, và quý, vì nó có thể làm cho người ta khôn ra; nàng liền hái trái cây ấy và ăn, rồi đưa cho chồng nàng đang ở đó ăn (câu 6). Ê-va là vỏ nứt lớn, bị Sa-tan tách ra dễ dàng. Loại vỏ nứt một chút, muốn tách ra phải dùng dao. Loại vỏ này có thể ví như Cơ Đôć nhân không còn ăn thức ăn của em bé, ̉nhưng có thể sa chước cám dỗ. Loại vỏ không có khe hở, phải đập bể vỏ để lấy hạt. Đây là hạng Cơ Đốc nhân trưởng thành, họ dành thì gian nghe Chúa dạy và tìm kiếm mặt Ngài. Họ nương cậy nơi quyền năng của Đức Thánh Linh. Họ mạnh mẽ trong Chúa và trong sức toàn năng của Ngài. Họ mang vào toàn bộ khí giới của Ðức Chúa Trời, để có thể đứng vững mà đối phó với những mưu chước của Ác Quỷ (Ê-phê-sô 6:10-11). Họ tỉnh táo và cảnh giác, vì biết rằng kẻ thù của họ là Ác Quỷ, như sư tử rống đi lòng vòng quanh họ, tìm kiếm người nào nó có thể ăn nuốt (1 Phi-e-rơ 5:8). Sách Tin lành Ma-thi-ơ và Lu-ca ký thuật Chúa Giê-su được Đức Thánh Linh đem ra đồng vắng để Sa-tan thử thách. Sa-tan muốn thuyết phục Chúa Giê-su ̣đi theo con đường của nó, nhưng hắn thất bại bởi vỉ không có kẻ hở trong Chúa Giê-su cho Sa-tan tách Ngài ra. ỨNG DỤNG THUỘC LINH Chúng ta tự xét mình xem có kẻ hở nào mà ma quỷ có thể dùng móng tay của nó để điều khiển chúng ta không. Ha-na-ni-a, Mi-sa-ên, và A-xa-ri-a Sách Hê-bơ-rơ 11 kể tên những anh hùng đức tin. Chúng ta nên thêm tên ba thanh niên Hê-bơ-rơ Ha-na-ni-a, Mi-sa-ên, và A-xa-ri-a trong số những người bị lưu đày sang Ba-by-lôn. 1. Ha-na-nia nghĩa là ân sủng, ơn huệ, sự thương xót. Đây là một trong những phẩm tính của Đức Chúa Trời: “Lạy CHÚA là Đức Chúa Trời chúng con, Ngài đầy lòng thương xót và sẵn sàng tha thứ, dù chúng con đã phản nghịch lại Ngài” (Đa-niên 9:9). “Lạy CHÚA, xin nhớ lại lòng thương xót và tình yêu thương Ngài, Vì hai điều ấy hằng có từ ngàn xưa (Thi thiên 25:6). “Lạy Chúa, nếu Ngài ghi nhớ mọi tội lỗi của chúng con, Chúa ôi, còn ai đứng nổi trước mặt Ngài? (Thi thiên 130:3) Kinh Thánh dạy, “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh hiển của Ðức Chúa Trời (Rô-ma 3:23), và “tiền công của tội lỗi là sự chết,” nhưng vì lòng nhân từ Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta (6:23). Thật quá tuyệt vời! 2. Mi-sa-ên nghĩa là “Ai giống như Đức Chúa Trời?” CHÚA, Vua của Y-sơ-ra-ên, Đấng Cứu Chuộc, CHÚA Vạn Quân phán thế này: “Ta là đầu tiên, và cuối cùng; Ngoài Ta không có Đức Chúa Trời nào khác (Ê-sai 44:6). “Chúa là Đức Chúa Trời phán: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đấng hiện có, đã có và sẽ đến, là Đấng Toàn Năng” (Khải huyền 1:́8) “Vì ai là Đức Chúa Trời ngoại trừ CHÚA, Ai là núi đá ngoài Đức Chúa Trời chúng ta” (Thi thiên 18:31). Trong khi thần tượng có miệng nhưng không nói, có mắt nhưng không thấy (Thi thiên 115:5; 135:16; Phục truyền 4:28) Đức Chúa Trời nghe người công chính kêu cứu (Thi thiên 34:17). Đức Chúa Trời có một không hai: “Toàn dân Y-sơ-ra-ên hãy nghe đây! CHÚA, Đức Chúa Trời của chúng ta là CHÚA có một không hai” (Phuc truyền 6:4). 3. A-xa-ria nghĩa là Đức Chúa Trời giúp đở Người thờ hình tượng không nhận được gì từ các tượng bằng gổ và đá, trong khi ̣Đức Chúa Trời sẵn sàng giải cứu: “Ðừng sợ, vì Ta ở với ngươi; Chớ kinh hãi, vì Ta là Ðức Chúa Trời ngươi. Ta sẽ thêm sức cho ngươi; Phải, Ta sẽ giúp đỡ ngươi; Ta sẽ nâng đỡ ngươi bằng tay phải công chính của Ta” (Ê-sai 41:10). “Khốn thay cho tôi! Ai sẽ cứu tôi khỏi thân thể sẽ chết này?” (Rô-ma 7:24). Phao-lô một người có đức tin Chúa lớn, thế nhưng vẫn cảm thấy bất lực, câu trả lời cho câu hỏi của ông là “Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cứu chúng ta khỏi tội lỗi và khỏi những hoạn nạn. Chúa Giê-su cảnh báo chúng ta, “Các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong thế gian,”(Giăng 16:33a), nhưng Ngài có thể giải cứu chúng ta: “nhưng hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi.” (Giăng 16:33b) Ha-na-ni-a, Mi-sa-ên, và A-xa-ri-a lớn lên trong niềm tin vững chắc rằng ngoài Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác và của Gia-cốp thì không có Chúa nào khác. Cho nên họ không thờ lạy một thần nào khác. Khi Na-bu-cát-nết-xa truyền cho họ phải sấp mình thờ lạy pho tượng vàng mà vua đã dựng lên thì “ Sa-đơ-rắc, Mê-sách, và A-bết-nê-gô trả lời với vua, “Tâu Vua Nê-bu-cát-nê-xa, về việc nầy chúng thần không cần phải binh vực cho chúng thần trước mặt hoàng thượng đâu. 17 Nếu hoàng thượng nhất định quăng chúng thần vào giữa lò lửa hừng thì Ðức Chúa Trời chúng thần thờ phượng sẽ giải cứu chúng thần khỏi lò lửa ấy, và Ngài sẽ giải cứu chúng thần khỏi tay hoàng thượng, tâu hoàng thượng. 18 Nhưng nếu Ngài không giải cứu chúng thần, thì tâu hoàng thượng, chúng thần xin hoàng thượng biết rằng chúng thần sẽ không phục vụ các thần của hoàng thượng hay thờ lạy pho tượng vàng mà hoàng thượng đã dựng lên đâu”(Đa-niên 3:16-18). Họ bị ném vào lò lửa hừng nhưng Đức Chúa Trời mà họ thờ phượng quả thật đã giải cứu họ ra khỏi lò lửa. Do đó Na-bu-cát-nết-xa “truyền lịnh rằng bất cứ dân nào, nước nào, hay ngữ tộc nào nói điều gì xúc phạm đến Ðức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sách, và A-bết-nê-gô sẽ bị phân thây ra từng mảnh, và nhà của chúng sẽ bị biến thành một đống tro, vì không thần nào khác có thể giải cứu được như thế nầy.” 30 Sau đó vua thăng chức cho Sa-đơ-rắc, Mê-sách, và A-bết-nê-gô trong tỉnh Ba-by-lôn” (3:29-30). Ai trong chúng ta đang gặp khó khăn? Chúa Jesus muốn nghe chúng ta đem tâm sự trình cho ngài. “Bao lần ta bối rối ngập sầu tư, Lắm lúc tâm hồn bổng bồi hồi Nguyên do chúng ta chẳng đem tâm sự Trình ra trước Jesus mà thôi...” (Thánh ca “Jesus là bạn thật”) רוּחַ (ru-kha) HƠI THỞ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Sáng thế 2:7: “Chúa Ðức Chúa Trời dùng bụi đất nắn nên con người, rồi hà sinh khí vào lỗ mũi, con người trở nên một sinh vật có linh hồn.” Đất là vật vô tri, Đức Chúa Trời phải hà hơi vào thể xác của loài người thì họ mới có linh hồn, có sự sống. Con người đánh mất sự sống tâm linh sau khi ăn trái cây Chúa không cho phép họ ăn. Hệ quả là con người không được còn được hòa thuận và mất liên hệ với Đấng Sáng Tạo. Khi Ni-cô-đem đến gặp Chúa Giê-su, Chúa đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề: “Quả thật, quả thật, Ta nói với ngươi, nếu một người chẳng được sinh lại, người ấy không thể thấy vương quốc Ðức Chúa Trời” (Giăng 3:3). Sau khi A-đam sa ngã, dòng dõi của ông không còn sinh khí của Đức Chúa Trời, họ chỉ còn đời sống thuộc thể. Tái sinh là tái lập sự liên hệ với Đấng Tạo Hóa qua trung gian hoà giải của Chúa Giê-su. Tiên tri Ê-xê-chiên sống vào thế kỷ thứ 7 trước công nguyên. Chúa đặt ông ở giữa một thung lũng đầy những hài cốt khô (Ê-xê-chiên 37:1). “Bấy giờ Ngài phán với tôi, “Hỡi con người, hãy nói tiên tri với gió, hãy nói tiên tri, hãy bảo gió, ‘Chúa Hằng Hữu phán thế nầy, “Hỡi sinh khí từ gió bốn phương, hãy đến, hãy thổi vào các xác đã bị giết chết nầy, để chúng sẽ sống lại.” “Tôi nói tiên tri theo như Ngài đã truyền cho tôi. Sinh khí vào trong chúng. Chúng sống lại. Chúng đứng dậy trên chân mình và trở thành một đội quân rất lớn (câu 9-10). Một người được tái sinh giống như bộ xương khô được Chúa hà hơi vào. Người này “ở trong Ðấng Christ là một tạo vật mới; những gì cũ đã qua đi; này, mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17). Ưu tiên của tạo vật mới ở trong Chúa Cứu Thế là “không còn lo ăn gì, mặc gì,” (Ma-thi-ơ 6:25) “không còn tích trử của cải nơi trần gian,” (Ma-thi-ơ 6:19-20) nhưng “tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài, và sẽ được ban thêm mọi điều ấy nữa ” (6:33). 2 Ti-mô-thê 3:16-17: “Cả Kinh Thánh đều được Ðức Chúa Trời hà hơi soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, khiển trách, sửa trị, đào tạo người trong sự công chính, để người của Ðức Chúa Trời có đầy đủ bản lĩnh, được trang bị sẵn sàng cho mọi việc tốt đẹp.” Người được tái sinh cần được nuôi dưỡng bằng ‘lời hà hơi’ của Chúa, nếu không thì nó sẽ như nhánh nho không sanh bông trái. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta hít vào hơi thở của Chúa, và khi chúng ta nói ra lời Chúa là chúng ta thở ra hơi thở của Chúa. Thân thể cần hít thở không khí bao nhiêu thì tâm linh cũng cần hít vào và thở ra hơi thở của Chúa bấy nhiêu. ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY Phao-lô viết cho Hội thánh Cô-rinh-tô, “Vì nếu tôi rao giảng Tin Mừng, tôi chẳng có lý do gì để hãnh diện, vì nhu cầu bắt buộc tôi phải làm vậy, còn nếu tôi không rao giảng Tin Mừng thì khốn thay cho tôi” (1 Cô-rinh-tô 9:16). Chắc là chúng ta làm một điều chi đó dưới sự thúc đẩy của một động cơ. Trước khi gặp Chúa ông bị thúc đẩy bắt bớ người tin Chúa, sau khi gặp Chúa Phao-lô được thúc đẩy rao giảng tin lành của Chúa Giê-su. Áp-ram và gia ̣đình định cư tại U-rơ thuộc xứ Canh-đê. Có lẽ họ đang vui sống tại đó thì Đức Chúa Trời bất chợt thay đổi cuộc đời của họ. “Bấy giờ Chúa phán với Áp-ram, “Hãy rời khỏi xứ sở ngươi, bà con ngươi, và nhà cha ngươi, để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho” (Sáng thế 12:1). Chúa hứa, “Ta sẽ làm cho ngươi trở nên một dân lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi và làm nổi danh ngươi. Ngươi sẽ thành một nguồn phước” (câu 2). “Áp-ram ra đi như Chúa đã phán với ông và Lót đi với ông. Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi khi ông rời khỏi Cha-ran" (câu 4). Động cơ nào thúc đẩy Áp-ram rời xứ sở và gia đình? Chắc không phải vỉ muốn trở thành một dân lớn, hoặc được nổi danh, hoặc thành một nguồn phước, nhưng có lẽ vì ông tin Chúa. Kinh Thánh Tân Ước giải thích, “Áp-ra-ham tin Ðức Chúa Trời, và vì thế ông được kể là công chính” (Rô-ma 4:3). Cha mẹ của Môi-se là người Hê-bơ-rơ, ông bị kết àn tử hình khi còn ở trong bụng mẹ. Nhờ ơn Chúa, ông không chỉ sống sót mà còn được công chúa Ai-cập nhận làm con nuôi. Từ tử tội ông được làm hoàng tử. Ông có thể vui hưởng cuộc sống hoàng gia, nhưng Chúa không cứu ông để an hưởng đời sống trong triều đình Ai-cập. Khi Môi-se đã trưởng thành, một ngày kia ông đi ra thăm đồng bào và ông trông thấy một người Ai-cập đang đánh một người Hê-bơ-rơ, tức một người cùng dòng giống với ông. Ông nhìn tới nhìn lui và chẳng thấy ai, ông giết người Ai-cập, rồi vùi thây hắn dưới cát. (Xuất-ê-díp-tô 2:11-12) Khi biết có người nhìn thấy việc làm của ông Môi-se phải trốn sang xứ Ma-đi-an. Bốn mươi năm sau, khi đang chăn chiên cho nhạc gia, Chúa kêu gọi ông trở về Ai-cập để giải cứu dân Chúa. Lúc ấy có lẽ Môi-se không còn tham vọng nào, nhưng chỉ muốn yên thân làm người chăn chiên. Nhưng tại sao ông trở về Ai-cập với một sứ mệnh trọng đại? Có lẽ ông đã nhượng bộ Chúa, và Chúa thưởng cho ông bốn mươi năm đầy thử thách, nhưng không buồn chán như chăn chiên trong hoang mạc. Đa-vít được cha sai đi thăm các anh ngoài tuyến đầu. Khi đến nơi Đa-vít thấy một tên Phi-li-tin thách thức quân Y-sơ-ra-ên, “Ngày nay ta thách cả đạo quân của I-sơ-ra-ên. Các ngươi hãy tìm một người để xuống đây đấu tay đôi với ta. Khi Sau-lơ và cả đạo quân I-sơ-ra-ên nghe những lời thách thức đó của tên Phi-li-tin, họ lấy làm khiếp đảm và cực kỳ sợ hãi (1 Sa-mu-ên 17:10-11). “Ða-vít hỏi người đang đứng bên cạnh chàng, “Người nào giết được tên Phi-li-tin đó và cất bỏ được sỉ nhục nầy khỏi I-sơ-ra-ên sẽ được thưởng gì?” (câu 26) Chưa binh sĩ nào trong quân đội Y-sơ-ra-ên dám nghĩ tới việc đánh hạ Gâ-li-át thì Đa-vít đã thấy mình thắng người khổng lồ này. Sau khi gặp vua và tranh chiến với tên khổng lồ “Ða-vít thọc tay vào bọc và lấy ra một viên đá. Chàng dùng chiếc trành ném đá và ném nó trúng ngay vào trán tên Phi-li-tin. Viên đá thấu sâu vào trán hắn, khiến hắn ngã sấp mặt xuống đất” (câu 49). Nếu chúng ta là Đa-vít, chắc chúng ta bỏ chạy như những binh sĩ của đạo quân Y-sơ-ra-ên. Động cơ nào đã khiến cho Đa-vít muốn chống lại Gô-li-át? Sự nghiệp của Đa-vít bắt đầu với việc chiến thắng Gô-li-át. Đa-vít gặp nhiều gian truân nhưng bám víu vào Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su bắt đầu kế hoạch truyền giáo bằng cách tuyển mộ mười hai môn đệ. “Ngài nói với họ, “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm các ngươi thành những tay đánh lưới người.” Họ liền bỏ lưới và theo Ngài” (Ma-thi-ơ 4:19-20). “Ðức Chúa Jesus nói với họ, “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm các ngươi thành những tay đánh lưới người.” Họ lập tức bỏ lưới và theo Ngài (Mác 1:17-18). Sau đó, Ðức Chúa Jesus đi ra và thấy một người thu thuế tên là Lê-vi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Ngài nói với ông, “Hãy theo Ta. Ông bỏ mọi sự, đứng dậy, và theo Ngài” (Lu-ca 5: 27-28). Động cơ nào đã thúc đẩy họ bỏ mọi sự mà theo Ngài trước khi Chúa cho họ biết họ sẽ nhận được gì, “Quả thật, Ta nói với các ngươi, lúc mọi sự được đổi mới, khi Con Người ngự trên ngai vinh hiển của mình, thì các ngươi, những người đã theo Ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai đoán xét mười hai chi tộc I-sơ-ra-ên. Hễ ai vì danh Ta lìa bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, ruộng vườn, người ấy sẽ nhận được gấp trăm[c] lần hơn, và sẽ hưởng sự sống đời đời (Ma-thi-ơ 19:28-29) Chúng ta đang làm gì và với động cơ nào? KHẢ NĂNG TRUYỀN ĐẠT Khả năng truyền đạt có thể là một bằng chứng về sự thực hữu của Đức Chúa Trời, bởi vì con người tình cờ tồn tại mà không do một Đấng Sáng Tạo tạo dựng thì không có khả năng truyền đạt giống như những loài vật mà thôi. CON NGƯỜI NÓI Khi còn cô đơn, A-đam đặt tên thú vật và có thể ra lệnh cho một số con vật làm một số động tác, nhưng chắc là chưa có ngôn ngữ bởi vì không có người để trò chuyện. Sau một giấc ngủ ngon, A-đam thức dậy và thấy một người lạ, ông thốt ra,” “Cuối cùng tôi cũng có được một người; Người nầy có xương từ xương tôi mà ra, và thịt từ thịt tôi mà ra; Người nầy sẽ được gọi là người nữ, Vì người nầy đã từ người nam mà ra” (Sáng thế 2:23). Kể từ đó con người có ngôn ngư ̃ bởi vì hai người cần phải nói ra điều họ muốn nói. Ngoài ra Đức Chúa Trời cũng muốn nghe con người nói điều họ nghĩ. Nhưng truyền đạt không phải dễ. Kinh Thánh dạy, “ Lời đáp êm dịu làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng xớm gây phẫn nộ thêm” (Châm ngôn 15:1). Người Việt Nam có câu, “Lời nói không mất tiền mua, lực lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Thư Ê-phê-sô dạy: “Ðừng có một lời dữ nào ra từ miệng anh chị em, nhưng khi cần, hãy nói những lời lành có ích cho sự gây dựng, đem ân huệ đến cho người nghe” (4:29). “Hãy loại bỏ khỏi anh chị em những cay đắng, giận dữ, thịnh nộ, la lối, vu khống, cùng mọi tật xấu” (4:31). Thư Gia-cơ dạy, “Vì tất cả chúng ta đều vấp phạm nhiều cách. Nếu ai không vấp phạm gì trong lời nói mình, ấy là một người trọn vẹn, có khả năng kiềm chế cả thân thể mình” (3:2). Ai trong trong chúng ta không lỡ lời đáng kính phục. 2. Ma Qui Lừa Dối Sau khi A-đam có “người giúp đở” Chúa đặt hai người trong một khu vườn chắc phải là hoành tráng, và Ngài phán với hai người, “Ngươi được tự do ăn mọi cây trái trong vườn, nhưng về cây biết thiện và ác ngươi chớ ăn, vì hễ ngày nào ngươi ăn trái cây ấy, ngươi sẽ chết” (Sáng thế 2:16-17). Trong vườn có một con rắn, con vật quỷ quyệt hơn những sinh vật khác mà Chúa Ðức Chúa Trời đã dựng nên trên đất. Con rắn thuyết phục Ê-va rằng họ không chết khi ăn trái cây mà Chúa không cho họ ăn. Ê-va và A-đam ăn trái cây mà Chúa không cho họ ăn. Hậu quả là họ bị Chúa đuổi ra khỏi vườn, không được sống trong sự hiện diện của Ngài. Sách Tin lành Ma-thi-ơ và Lu-ca kể chuyện Chúa Giê-su được Thánh Linh đem vào đồng vắng để chịu cám dỗ. Ma quỉ đến bảo Chúa làm những điều trái với mục đích của Ngài và trái điều răn của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nhiều lần cũng bị cám dô và phạm tội như A-đam và Ê-va. Chỉ có một tiếng phán mà chúng ta nên nghe, đó là tiếng của Đức Chúa Trời. 3. ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN Ngày nay Chúa phán với chúng ta qua Lời thành văn của Ngài, Kinh Thánh. Trước khi Giô-su-ê dẫn dân Chúa vượt sông Giô-đanh để vào Đất hứa, Chúa phán với ông, “Quyển sách luật pháp nầy chớ rời xa miệng ngươi, nhưng ngươi phải suy gẫm những điều trong đó ngày và đêm, để cẩn thận làm theo; vì như thế ngươi sẽ làm cho đường lối ngươi được hưng thịnh, và ngươi sẽ thành công” (Giô-su-ê 1:8). Ai vâng giữ điều răn của Ngài sẽ được phước ở mọi nơi, mọi lúc, được ở đàng đầu, kẻ thù không thắng được. Lời Chúa có ích lợi cho người nào vâng giữ: “Phước cho những người đường lối mình được toàn vẹn, Những người đi theo luật pháp Chúa. Phước cho những người vâng giữ chứng ngôn Ngài, Những người tìm kiếm Ngài hết lòng. Họ chẳng làm điều tội lỗi, Nhưng đi trong đường lối Ngài... Lời Ngài là ngọn đèn cho chân con, Là ánh sáng cho đường lối con” (Thi thiên 119:1-3). Khi Chúa phán chúng ta phải mềm lòng để lắng nghe. 4. VÀ CHÚA GIÊ-SU PHÁN “Thời xưa Ðức Chúa Trời đã phán với các tổ phụ chúng ta qua các vị tiên tri nhiều lần và nhiều cách, nhưng trong những ngày cuối cùng này Ngài phán với chúng ta qua Con Ngài, Ðấng Ngài lập làm Người Thừa Kế của mọi sự, và cũng qua Ðấng ấy Ngài dựng nên vũ trụ” (Hê-bơ-rơ 1:1-2). “Chiên Ta nghe tiếng Ta; Ta biết chúng, và chúng theo Ta” (Giăng 10:27). “Ngày nay, nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, Thì chớ cứng lòng như trong khi nổi loạn” (Hê-bơ-rơ 3:15). Người tin Chúa Giê-su là chiên của Ngài, chiên Ngài nghe tiếng Ngài. Nếu chúng ta không nghe Ngài thì ma quỉ có cơ hội rỉ vào tai chúng ta những điều không thật.

No comments:

Post a Comment