Wednesday, May 17, 2023

Chúa Giê-xu Vào Thành Giê-ru-sa-lem Phúc âm Giăng ký thuật biến cố quan trọng: “Hôm sau đoàn dân đông về dự lễ nghe tin Ðức Chúa Jesus đang trên đường vào Thành Giê-ru-sa-lem, họ lấy nhánh chà là đi ra đón Ngài và tung hô rằng, “Hô-sa-na! Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa ngự đến! Chúc tụng Vua của I-sơ-ra-ên!” (Giăng 12: 12-13) Và trong Khải huyền 7: 9 Giăng cũng kể lại điều ông thấy trên đảo Bát-mô: “Sau những việc đó, kìa, tôi thấy một đám đông rất lớn, không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia, bộ lạc, dân tộc, và ngôn ngữ đứng trước ngai và trước Chiên Con; ai nấy đều mặc áo choàng trắng và tay cầm cành thiên tuế.” Một ngàn bốn trăm năm trước, Đức Chúa Trời chỉ đạo dân Ngài về Lễ hội Lều Tạm: “Bắt đầu từ ngày thứ nhất các ngươi hãy lấy những cành cây tốt, những nhánh lá kè, những cành lá sum suê, và những cành liễu bên suối mà bày tỏ nỗi vui mừng trước mặt Chúa, Ðức Chúa Trời của các ngươi trong bảy ngày. Nhánh chà là, nhánh lá kè là biểu tượng của chiến thắng, vui mừng. Khi Chúa cưỡi lừa vào thành dân chúng mong là Ngài sẽ khởi động một cuộc nổi dậy chống chính quyền La mã như anh em nhà Maccabee chống lại Antiochos IV Epiphanes năm 167 trước Công nguyên. Nhưng Chúa đến lần đầu không phải để giải phóng dân Do thái khỏi ách cai trị của La mã. “Vẫy tay và sử dụng cành cọ trong thời Chúa Cứu là một biểu tượng đa văn hóa tượng trưng cho chiến thắng, ca ngợi và sự hiện diện của hoàng gia. Nó cũng cho chúng ta thấy rằng mặc dù Thiên Chúa nói với bất kỳ dân tộc nào trong nền văn hóa của họ và lời của Ngài hòa mình vào đó, nói theo những cách quen thuộc, nhưng bản thân nền văn hóa không cần phải có bất kỳ 'ý nghĩa sâu sắc hơn' nào ngoài ý nghĩa của nó vào thời điểm đó. Với một sự hiểu biết cơ bản về văn hóa lịch sử, Chúa Cứu Thế chiến thắng bước vào Giê-ru-sa-lem khi được chào đón bởi đám đông người làm một tấm thảm tạm thời cho Ngài từ cành cây và áo khoác, hoặc trong Khải Huyền nơi các thánh đang cầm nhánh lá kè trước ngai vàng. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là Ngài được đối xử như là 'Vua tương lai' trong các phúc âm và là 'vua hiện tại' trong sự mặc khải.” (passion of jesus - Does ‘palm branches’ in Palm Sunday draw meaning from Jewish culture, or Greco-Roman culture that the Jews adopted? - Christianity Stack ) MA NA VÍ VÀ CHÌA KHÓA Khi ra đường một người thường mang theo ví và chìa khóa. Ví Trong ví có tiền, bằng lái xe và thẻ thanh toán. Tiền Mọi người đều cần tiền và muốn có nhiều tiền, càng nhiều càng tốt, không chỉ để mua sắm những vật cần cho đời sống nhưng để tích trử. Sau đây là một số bài học về tiền. “Nếu một người đồng hương vì quá nghèo mà không thể tự nuôi sống được, các ngươi phải giúp đỡ người ấy như giúp đỡ một ngoại kiều hay một người tạm trú, để người ấy có thể tiếp tục sống với các ngươi... Không được cho người ấy vay tiền để lấy lãi hay bán thực phẩm cho người ấy để kiếm lợi.” (Lê-vi 25:35, 37) Gióp nhận biết một sự thật, “CHÚA đã ban cho, và CHÚA đã lấy lại.” (Gióp 1: 21) Chính xác, Đức Chúa Trời sở hửu mọi vật chúng ta có. Chúng ta quản lý những gì Ngài giao cho. Biết được lẽ thật này chúng ta mới biết tiêu tiền hợp lý. Chúa Giê-xu kể một dụ ngôn về hai người đầy tớ trung tín và một người lười biếng. “Một người chủ sắp đi xa một người kia sắp đi xa nên gọi tôi tớ lại để giao tài sản mình cho họ. Ông giao cho người này năm ta-lâng bạc, người kia hai ta-lâng, người nọ một ta-lâng, mỗi người tùy theo khả năng, rồi lên đường. Sau đó khá lâu, chủ của các đầy tớ ấy trở về và tính sổ với họ. Người đã nhận năm ta-lâng bạc đem thêm năm ta-lâng khác trình cho chủ. Chủ bảo rằng: ‘Giỏi lắm, anh là đầy tớ tốt và trung tín! Anh đã trung tín trong các việc nhỏ, ta sẽ đặt anh cai quản những công việc lớn hơn, hãy vào chung vui với chủ anh.” Người đã nhận hai ta-lâng bạc cũng đến trình: ‘Thưa chủ, hai ta-lâng bạc chủ giao, tôi đã làm lợi được hai ta-lâng khác đây.” Chủ bảo rằng: ‘Giỏi lắm, anh là đầy tớ tốt và trung tín. Anh đã trung tín trong các việc nhỏ, ta sẽ đặt anh cai quản những công việc lớn hơn, hãy vào chung vui với chủ anh!” Người đã nhận một ta-lâng bạc cũng đến trình: ‘Thưa chủ, chủ là người nghiêm nhặt, gặt chỗ mình không gieo và thu chỗ mình không rải. Tôi sợ nên đi chôn giấu ta-lâng bạc của chủ dưới đất, tôi xin trả ta-lâng bạc lại chủ.” Chủ trả lời: ‘Anh là đầy tớ gian ác và lười biếng! Anh biết ta gặt chỗ ta không gieo và thu chỗ ta không rải, thì anh phải giao tiền bạc của ta cho ngân hàng để khi về ta sẽ thu được cả vốn lẫn lời. Vậy, hãy lấy ta-lâng bạc của tên này đem cho người có mười ta-lâng.” (Ma-thi-ơ 25:14-28) Chúa Giê-xu nói về vị quan giàu có: “Người giàu có khó vào Nước Đức Chúa Trời biết bao!” Không phải ai giàu thì xuống địa ngục, nhưng ai xem tiền là chúa của họ. Một trong những phẩm hạnh của người giám mục và chấp sự là “không tham lợi phi nghĩa” (1 Ti-mô-thê 3: 8) bởi vì “Sự mê tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác; cũng vì đeo đuổi tiền bạc mà một số người đã lầm lạc, lìa bỏ đức tin, và bản thân họ bị nhiều nỗi đau khổ xâu xé.” (6: 10) Trong bài giảng trên núi, Chúa Giê-xu dạy: “Các con đừng tích trữ của cải dưới đất là nơi mối mọt và gỉ sét làm hủy hoại và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ của cải các con ở trên trời là nơi mối mọt không thể hủy hoại và kẻ trộm cũng không khoét vách lấy được. Vì của cải các con ở đâu, lòng các con cũng ở đó...Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà thương chủ kia, hoặc sẽ trọng chủ này mà khinh chủ kia. Các con không thể phục vụ cả Đức Chúa Trời lẫn tiền tài.” (Ma-thi-ơ 6:19-21, 24) Isaac Shakarian, con trai của nhà sáng lập Phúc Âm Trọn Vẹn Thông Công của Những Doanh Nhân, là một doanh nhân thành công trong ngành chăn nuôi. Ông hổ trợ tổ chức Phúc Âm Trọn Vẹn, Mục sư gặp khó khăn, kênh truyền hình Cơ Đốc. Ông biết quản lý nguồn của Chúa. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ram rời quê hương mình, Ngài không hứa sẽ ban cho ông nhiều tiền, hoặc nhiều chiên. Khi Áp-ram vào xứ Ai-cập vua ban thưởng ông nhiều chiên, bò, lừa, lạc đà và cả nô lệ nam nữ nữa. (Sáng thế 12: 16) Trong hai giấc mộng Giô-sép không thấy ông sẽ giàu. Nhưng ông trở nên nhà cai trị một nước rất giàu. Bà Joyce Meyer, một nhà truyền giảng có ơn giảng dạy. Bà xin nghỉ công việc làm có thu nhập cao, và xin một việc làm bán thời gian để học Kinh Thánh. Việc làm bàn thời gian tuy không thách thức nhưng bà không thành công, nên bị cho nghỉ việc. Ngày nay bà thu vào dư thừa để làm công tác từ thiện. Ma-la-chi chỉ cho chúng ta bí quyết để có đủ ăn đủ mặc: “Hãy đem tất cả các phần mười vào kho của Ta để nhà Ta có lương thực. Hãy làm như thế để thử Ta, CHÚA Vạn Quân phán, để xem Ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không có chỗ chứa chăng?” (Ma-la-chi 3: 10) Ngoài tiền ví còn đựng bằng lái xe. Bằng lái Vào thập niên 50 nhiều người đi bộ, đạp xe đạp. Xe buýt từ quận này sang quận khác chỉ chạy vài chuyến mỗi ngày. Ngày nay, nhiều người chạy xe máy, phải mang theo bằng lái khi ra đường. Ở Mỹ, bằng lái có công dụng đôi: cho phép lái xe và chứng minh nhân dân. Khi một người muốn biết thực sự tôi có phải là người tôi nói không thì tôi phải đưa cho họ xem bằng lái xe của tôi. Khi tôi nhận món quà cứu chuộc miễn phí của Chúa, Ngài không phát cho tôi một giấy gì chứng nhận tôi là con của Ngài. Điều chứng nhận tôi là con của Chúa là việc làm. Khi hành động của tôi phù hợp với lời Ngài dạy, đó là ‘bằng lái‘ là ‘chứng minh nhân dân‘ của tôi. Kẻ gian cũng mang trong mình bằng lái xe, cảnh sát biết họ tên gì, ở đâu, và ngày và năm sinh, ngoài ra không biết họ nghĩ gì và định làm gì. Trong ví của một người còn có một thẻ nhựa 5cm x 8cm thông dụng, thẻ thanh toán, có giá trị bằng vài ngàn đô. Thẻ tín dụng Một người chỉ cần một thẻ nhựa có thể mua từ một tô phở đến một chiếc ô-tô. Muốn làm chủ thẻ này một người cần có uy tín. Trong thời đại kỹ thuật số Văn phòng tín dụng lưu lại thông tin về chi tiêu, vay mượn, thanh toán của người dùng thẻ. Một người có vay mà không có trả không được hảng tín dụng cấp thẻ. Vào thập niên 80 tôi xin cấp thẻ tín dụng, Văn phòng tín dụng từ chối vì họ không có thông tin về việc vay nợ và trả nợ của tôi. Ngày nay thì tôi từ chối không nhận thẻ họ cung cấp cho tôi, và họ tăng số tiền tôi có thể vay. Người đáng tin cậy “không nói hai lời,“ (1 Ti-mô-phê 3:6), “phải thì nói phải, không thì nói không" (Ma-thi-ơ 5: 37), không nói dối (Điều răn thứ chín). Chìa khóa Một người rời nhà và không có ai giữ nhà thì khóa cửa và mang chìa khóa theo. Người này, nếu lái xe thì cũng phải có chìa khóa xe. Tại Sê-sa-rê Phi-líp, Chúa Giê-xu hỏi các môn đệ: “Theo như người ta nói thì Con Người là ai?.. Si-môn Phê-rơ thưa: “Thầy là Chúa Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời hằng sống... Đức Giê-su phán: “Phước cho con, Si-môn con Giô-na! Vì không phải xác thịt và huyết bày tỏ cho con, mà chính Cha Ta ở trên trời.” Còn Ta, Ta bảo con: “Con là Phê-rơ, Ta sẽ xây dựng Hội Thánh Ta trên vầng đá này và các cửa Âm Phủ sẽ không thắng nổi hội đó. Ta sẽ cho con chìa khóa của Nước Thiên Đàng” (Ma-thi-ơ 16: 13-19). “Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, chìa khóa tượng trưng cho quyền lực và thẩm quyền. Bản chất của quyền lực và thẩm quyền khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh. Ê-sai 22:22 đề cập đến "chìa khóa của nhà Đa-vít", trong ngữ cảnh đề cập đến thẩm quyền của người quản gia gia đình của nhà vua. Hình ảnh tương tự cũng được áp dụng cho Đấng Christ phục sinh (Khải Huyền 3:7), là Đấng cũng có "chìa khóa của Sự Chết và Âm phủ" (Khải Huyền 1:18). Trong Lu-ca 11:52, Chúa Giê-su tuyên bố rằng các chuyên gia kinh luật" đã lấy đi chìa khóa của sự hiểu biết." Nói cách khác, thông qua sự đạo đức giả của họ, họ không những không tự mình bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời, mà còn ngăn cản những người khác bước vào. Tài liệu tham khảo này về chìa khóa của kiến thức làm sáng tỏ thành ngữ "chìa khóa của vương quốc" ở đây. Qua lời tuyên bố trung tín của Phi-e-rơ về phúc âm, Phi-e-rơ sẽ mở cánh cửa của vương quốc cho những người đáp ứng trong đức tin, đồng thời giữ nó khép lại với những người không đáp ứng. Bởi vì phúc âm quyết định điều gì bị ràng buộc và điều gì được nới lỏng, nên những hành động trói buộc và mất mát của Phi-e-rơ trên thế gian thể hiện chính sự phán xét của thiên đàng. Mặc dù trọng tâm trong phân đoạn này là Phi-e-rơ, nhưng thẩm quyền tương tự này được mở rộng cho toàn bộ hội thánh trong Ma-thi-ơ 18:18. Chúa Giê-xu sử dụng cùng một ngôn ngữ trói buộc và tháo gở trong bối cảnh hội thánh nên xử lý những tội nhân không ăn năn hối cải như thế nào. Khi hội thánh tuân theo sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, họ có thể tin tưởng rằng hành động trói buộc và tháo của họ là một phần mở rộng của hành động của Đức Chúa Trời trên thiên đàng. (What are the "Keys to the Kingdom" in Matthew 16:19? (christianity.com) HNA biên soạn Đức tin và việc làm Chúng ta không thể nhìn thấy đức tin, nhưng có thể nhìn thấy việc làm, bằng chứng của đúc tin. Chúng ta cùng nhau xem lại một số nhân vật trong Kinh Thánh và hành động của họ để tìm hiểu về đức tin. A-BÊN Khi dâng tế lễ lên cho Đức Chúa Trời, A-bên, “dâng các con chiên đầu lòng trong bầy của ông cùng với mỡ của chúng. Chúa đoái đến A-bên và nhậm lễ vật của ông.” Chúa nhậm lễ vật của A-bên bởi vì ông dâng cho Chúa ‘các con chiên đầu lòng.’ Tin Chúa chúng ta dâng Ngài một phần mười đầu tiên và xài chín phần mười còn lại. NÔ-Ê Vào khoảng 2500 trước Tây lịch “Bấy giờ Chúa thấy tội ác của loài người quá nhiều trên mặt đất... Chúa lấy làm ân hận vì đã dựng nên loài người trên mặt đất... Vì thế Chúa phán, “Ta sẽ xóa sạch loài người Ta đã dựng nên khỏi mặt đất “(Sáng 6: 5-7). “Ðức Chúa Trời phán với Nô-ê, “Ta quyết định xóa sạch mọi loài xác thịt, vì do chúng mà đất đã dẫy đầy bạo ngược... Hãy đóng cho ngươi một chiếc tàu... Nô-ê làm y như vậy. Ông làm theo mọi điều Ðức Chúa Trời đã truyền cho ông.” (Câu 13-14, 22). Tin Chúa là “làm theo Lời, chứ không là những người chỉ nghe suông” (Gia-cơ 1:22) Nô-ê tin điều Chúa phán chắn chắn sẽ xảy ra. ÁP-RAM Không biết vì lý do gị “Tê-ra dẫn Áp-ram con trai của ông, Lót cháu nội của ông, tức con trai của Ha-ran, và Sa-rai vợ của Áp-ram, tức dâu của ông, ra khỏi U-rơ, xứ của người Canh-đê, để đến xứ Ca-na-an. Nhưng khi đến Cha-ran, họ định cư tại đó” (Sáng 11:31). Câu hỏi được đặ ra là tại Cha-ran gia đình Ta-rê có thờ thần tượng không? Rất có thể bởi vì “Chúa phán với Áp-ram, “Hãy rời khỏi xứ sở ngươi, bà con ngươi, và nhà cha ngươi, để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho” (Sáng 12:1). Nếu dân Ha-ran thờ phượng Chúa, Ngài không cần dựng lên dân tộc Y-sơ-ra-ên qua Áp-ram và Sa-rai “Áp-ram ra đi như Chúa đã phán với ông” (Câu 4). Giống như Nô-ê, Áp-ram không hỏi tại sao, ông tin Chúa và làm theo. Lúc ấy Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi, vả chưa có con. Hai mươi lăm năm sau Sa-ra mới sinh I-sác. Sa-ra là tên Chúa đặc cho bả Sa-rai. “Sau những việc ấy Ðức Chúa Trời thử Áp-ra-ham. Ngài phán với ông, “Hỡi Áp-ra-ham!” Ông đáp, “Thưa có con đây.” Ngài phán, “Hãy bắt con trai ngươi, tức I-sác con một ngươi, đứa con ngươi yêu quý, đi đến xứ Mô-ri-a, rồi tại đó dâng nó làm của lễ thiêu trên một núi Ta sẽ chỉ cho.” Áp-ra-ham dậy sớm, thắng yên lừa, đem hai đầy tớ cùng I-sác con trai ông; ông cũng chặt củi mang theo để dùng cho của lễ thiêu, rồi lên đường đi đến nơi mà Ðức Chúa Trời đã chỉ cho... Áp-ra-ham lấy củi dùng cho của lễ thiêu chất trên vai I-sác; còn chính ông, ông mang mồi lửa và con dao, rồi hai cha con cùng đi... I-sác hỏi, “Lửa đây và củi đây, nhưng chiên con đâu để làm của lễ thiêu?” Áp-ra-ham đáp, “Con ơi, chính Ðức Chúa Trời sẽ cung cấp chiên con để làm của lễ thiêu.” Rồi hai cha con cùng đi” (Sáng 22:1-8). Có lẽ Áp-ra-ham nghĩ rằng Chúa sẽ ban cho ông một người con trai khác. Nhưng đúng là Chúa cung cấp chiên con làm của lễ thay vì I-sác. Khi lễ thiêu sắp bắt đầu, “Áp-ra-ham đưa tay cầm dao để giết con mình. Bỗng thiên sứ của CHÚA từ trên trời gọi: “Áp-ra-ham! Áp-ra-ham! Ông thưa: “Có con đây!” Thiên sứ bảo: “Đừng giết đứa trẻ, cũng đừng làm gì nó cả! Vì bây giờ, ta biết ngươi kính sợ Đức Chúa Trời và không tiếc con ngươi với Ta, dù là con một của ngươi!” ” Áp-ra-ham ngước mắt nhìn thấy một con chiên đực, sừng đang mắc vào bụi gai rậm phía sau mình. Ông liền bắt nó dâng tế lễ thiêu thay thế con trai mình. Áp-ra-ham gọi địa điểm này là CHÚA Cung Ứng (Giê-hô-va Di-rê). Vì thế, cho đến ngày nay, người ta vẫn nói; “Trên núi của CHÚA, điều ấy sẽ được cung ứng!” (22:10-14) Áp-ra-ham tin Chúa và hiến cả thảy cho Ngài. MÔI-SE Môi-se được Chúa kêu gọi trong khi chăn chiên của Giê-trô trong đồng hoang. Khác với Nô-ê và Áp-ram, Môi-se không thưa: “Dạ vâng, thưa Chúa, con sẽ làm ngay.” “Nhưng Môi-se thưa với Ðức Chúa Trời, “Con là ai mà dám đến với Pha-ra-ôn và đem dân I-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập?” (Xuất Ai cập 3:11) “Môi-se thưa với Chúa, “Ôi lạy Chúa, lâu nay con không phải là một người có khả năng ăn nói, trước kia hay bây giờ cũng vậy. Từ lúc Ngài phán với tôi tớ Ngài đến giờ, con chỉ là một người nói năng lọng cọng, miệng lưỡi líu quýu.” (4:10) Môi-se tìm mọi lý do để thoái thác. Sách Xuất Ê-díp-tô cho thấy, sau khi được Chúa thuyết phục, ông thực sự hầu việc Chúa hết lòng. Cuối cùng vì thiếu kiên nhẫn ông không được phép vào đất hứa. Điều này cho thấy mọi người đều bất toàn, mọi người đều cần Đấng Christ. GIÔ-SUÊ Sau khi dân Y-sơ-ra-ên vượt qua sông Giô-đanh, “Khi ấy Thành Giê-ri-cô đã đóng chặt cổng vì cớ dân I-sơ-ra-ên; không ai có thể đi ra hay đi vào. Bấy giờ Chúa phán với Giô-suê, “Này, Ta ban Giê-ri-cô vào tay ngươi, kể cả vua nó và tất cả các chiến sĩ dũng mãnh của nó. Các ngươi, tất cả các chiến sĩ, hãy đi vòng quanh thành một vòng. Hãy làm như vậy sáu ngày. Bảy tư tế cầm bảy kèn bằng sừng chiên sẽ đi trước Rương. Ngày thứ bảy các ngươi sẽ đi vòng quanh thành bảy vòng và các tư tế sẽ thổi kèn. Khi các ngươi nghe họ thổi một tiếng kèn lớn và dài, bấy giờ toàn dân hãy la lên thật lớn, tường thành sẽ đổ xuống, và mỗi người trong dân sẽ xông vào thành ngay trước mặt mình.” (Giô-suê 6:1-5) “Cuối lần thứ bảy, trong khi các tư tế thổi kèn, Giô-suê truyền cho dân, “Hãy la lên! Vì Chúa ban thành nầy cho anh em... Bấy giờ dân la to giữa tiếng kèn thổi lên vang lừng. Vừa khi dân nghe tiếng kèn thổi vang, họ la lên một tiếng lớn, tường thành liền đổ xuống. Thế là ai nấy cứ nhắm ngay trước mặt mình mà xông vào thành và chiếm lấy” (Câu 16, 20). Tiếng thét của đức tin là quả bom dội xuống làm cho thảnh sụp đổ. ĐỨC TIN KIÊN TRÌ Ê-LI-SÊ Sách 2 Vua kể: “Đang khi CHÚA muốn cất Ê-li lên trời trong một cơn gió trốt thì Ê-li và Ê-li-sê từ Ghinh-ganh đi ra. Ê-li nói với Ê-li-sê: “Hãy ở lại đây. Vì CHÚA sai ta đi đến Bê-tên.” Nhưng Ê-li-sê đáp: “Nguyền xin CHÚA hằng sống chứng giám, hễ ngày nào thầy còn sống, thì con sẽ không rời xa thầy.” Vậy họ cùng nhau đi xuống Bê-tên. Bấy giờ Ê-li nói với ông: “Hãy ở lại đây. Vì CHÚA sai tôi đi đến Giô-đanh.” Nhưng ông đáp: “Nguyền xin CHÚA hằng sống chứng giám, hễ ngày nào thầy còn sống, thì con sẽ không rời xa thầy.” Vậy hai người cùng nhau tiếp tục lên đường. Khi họ đã qua bờ bên kia, Ê-li nói với Ê-li-sê: “Hãy nói cho ta biết ngươi muốn ta làm gì cho ngươi, bởi vì ta sắp được cất đi rồi.” Ê-li-sê đáp: “Con mong được thần của thầy tác động trên con gấp đôi.” Ê-li nói: “Ngươi xin một điều khó quá. Tuy nhiên, nếu ngươi thấy ta, khi ta được cất đi, thì ngươi sẽ được ban cho điều ấy; còn như ngươi không thấy, thì ngươi sẽ không nhận được.” (2 Vua 2:1-13) Đang khi họ tiếp tục đi và nói chuyện với nhau, thì một xe chiến mã bằng lửa kéo bằng các ngựa lửa chạy đến tách hai người ra, và Ê-li được cất lên trời trong một cơn gió trốt.” Ê-li-sê nhặt lấy chiếc áo choàng của Ê-li rơi lại và đi về. Ê-li-sê hết lòng muốn kế nghiệp thầy, ông kiên trì và nhận được điều ông muốn. Chín trăm năm sau, nhiều môn đệ của Chúa Giê-xu không hiểu lời dạy của Ngài, họ rút lui, không theo Ngài nữa. Đức Giê-su mới hỏi mười hai sứ đồ: “Các con cũng muốn bỏ đi chứ?” Si-môn Phê-rơ đáp: “Thưa Chúa, chúng con còn theo ai nữa? Chúa có lời sự sống vĩnh phúc! Chúng con đã tin và biết chắc chính Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời.” (Giăng 6: 66-68) Các sứ đồ làm những việc Ngài làm và còn làm những việc vĩ đại hơn nữa, vì Ta trở về cùng Cha. (Giăng 14:12). RU TƠ Trong thời các thẩm phán trị vì, có một cơn đói kém trong xứ; Ê-li-mê-léc ở Bết-lê-hem, xứ Giu-đa, đưa vợ và hai con trai mình qua nước Mô-áp sinh sống” (Ru-tơ 1:1). Bết-lê-hem nghĩa là ‘nhà bánh.’ Bởi vì nhà bánh không có bánh, cho nên gia đình Ê-li-mê-léc di dời qua Mô-áp. Không biết Ê-li-mê-léc có biết luật Môi-se không cho dân Mô-áp cũng như Am-môn gia nhập hội chúng dân Chúa không. Có lẽ vì quá tuyệt vọng nên A-bi-mê-léc không tin vào luật pháp. “Hai người con này lấy phụ nữ Mô-áp làm vợ. Một cô tên là Ọt-ba và một cô tên là Ru-tơ. Họ sống tại đó khoảng mười năm. Kế đó, cả Mạc-lôn và Ki-li-ôn đều qua đời, để Na-ô-mi lại không chồng không con. Bấy giờ Na-ô-mi và hai con dâu mình chỗi dậy, rời nước Mô-áp để hồi hương, vì lúc ở Mô-áp bà có nghe rằng CHÚA đã đoái thăm dân Ngài và ban cho họ thực phẩm” (1:4-6). Nhà bánh lại có bánh. Ru-tơ khuyên hai nàng dâu trở về với gia đình của họ, nhưng hai người muốn đi theo bà. Sau khi Ru-tơ thuyết phục họ, “Ọt-ba ôm hôn và từ giã mẹ chồng mình, nhưng Ru-tơ cứ bám lấy bà” (Câu 14). Ru-tơ nhất định đi theo mẹ chồng, nàng nói: “Xin mẹ đừng ép con rời xa mẹ, hay bắt con phải trở về mà không theo mẹ. Vì mẹ đi đâu, con sẽ theo đó. Mẹ ở nơi nào, con cũng sẽ ở nơi đó. Dân tộc của mẹ là dân tộc của con, Đức Chúa Trời của mẹ là Đức Chúa Trời của con. Mẹ chết nơi nào, con cũng muốn chết và được chôn nơi đó. Ngoài sự chết, ví bằng có điều chi phân cách con với mẹ, nguyện xin CHÚA giáng họa trên con” (Câu 16-17). Có lẽ Ru-tơ nhìn thấy Na-ô-mi có đặc điểm gì, hoặc bà tin Chúa của mẹ chồng, cho nên bà nhất quyết đi theo Na-ô-mi với bất kỳ giá nào. Phao-lô nói: “Hãy bắt chước tôi, như chính tôi bắt chước Chúa Cứu Thế” (1 Cô-rinh-tô 11:1). Có người nào tin chúng ta, theo chúng ta bởi vì chúng ta theo Chúa Giê-xu không? Ru-tơ là phụ nữ Mô-áp, không được nhập vào hội dân Chúa, nhờ lòng tin mà trở thành bà cố của vua Đa-vít, tên bà được ghi vào gia phả của Chúa Giê-xu. GIA ĐÌNH BÔ-Ô Từ gô-ên trong tiếng Hê-bơ-rơ nghĩa là ‘người có quyền chuộc, có trách nhiệm phục hồi quyền của người bà con.’ Trong sách Ru-tơ, tám lần Bô-ô được biết dưới tên ‘gô-ên,’ người có quyền chuộc lại sản nghiệp (Ru-tơ 2: 20; 3:9, 12; 4:1, 3, 6, 8, và 14). Bô-ô là người cứu chuộc thuộc thể, ông chuộc lại sản nghiệp của Ê-li-mê-léc. Chúa Giê--xu chuộc lại những gì A-đam bị Sa-tan chiếm đoạt. Ru-tơ, từ Hê-bơ-rơ ‘rê-út’ có nghĩa là ‘bạn, bạn đồng hành.’ Ru-tơ được Chúa đưa về quê chồng để làm người bạn đường của Bô-ô. Chúa ban cho bà, một phụ nữ bị gạt sang một bên, vinh dự làm tổ mẫu của vua Đa-vít. Ô-bết, nghĩa là ‘người thờ phượng, người tôi tớ.’ Ru-tơ theo mẹ chồng để trở thành người bạn đồng hành của Bô-ô, một công cụ trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Giê-se, nghĩa là ‘sự ban cho của Đức Chúa Trời.’ Chúa ban Ru-tơ cho Bô-ô. Ê-li-mê-léc di dời sang Mô-áp là điều không tốt, nhưng Chúa dùng việc này cho chương trình cứu chuộc của Ngài. Đa-vít nghĩa là ‘dấu yêu.’ Đa-vít là ‘người theo Chúa hết lòng.’ Chúa Giê-xu được biết dưới tên ‘Con vua Đa-vít.’ Đức Chúa Trời nói về Chúa Giê-xu: “Đây là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta hoàn toàn.” Đức tin của bà Ru-tơ đã biến bà từ người bị từ bỏ thành người danh dự. Ê-XƠ-TÊ Vào năm thứ ba triều vua A-suê-ru, vua mở yến tiệc thết đãi tất cả các thượng quan và triều thần, lực lượng chỉ huy của Ba-tư và Mê-đi, các nhà quý tộc, và các tổng trấn” (Ê-xơ-tê 1:3). Trong dịp này vua muốn khoe sắc đẹp của hoàng hậu Vả Thi. Vua truyền lệnh cho bảy quan thái giám đưa hoàng hậu Vả-thi, đầu đội vương miện, đến ra mắt vua (Ê-xơ-tê 1: 11). Hoàng hậu không tuân lệnh vua, bà bị giáng chức. Ít lâu sau, các quan đề nghị vua chọn người thay thế hoàng hậu Vả thi. Tại thủ đô Su-san có một người gốc Hê-bơ-rơ, chắt của một người lưu đày sang Ba-by-lôn, tên là Mạc-đô-chê. Ông nhận Ê-xơ-tê, con của chú mình làm con nuôi. Ê-xơ-tê là một thiếu nữ dáng người đẹp đẽ, nét mặt xinh tươi, bị đưa vào cung cho vua chọn. Do ý Chúa, “Ê-xơ-tê được đưa vào cung cùng vua A-suê-ru, trong hoàng cung, vào tháng mười, tức tháng Tê-bết, năm thứ bảy triều vua. Vua yêu thương Ê-xơ-tê hơn tất cả các phụ nữ khác. Cô chiếm được tình cảm và sự sủng ái của vua hơn tất cả các trinh nữ khác. Vua đội vương miện lên đầu cô và lập cô làm hoàng hậu thay cho Vả-thi” (2:16-17). “Cách ít lâu, vua A-suê-ru thăng chức cho Ha-man, con Ha-mê-đa-tha, thuộc dòng dõi A-sát; vua cất nhắc ông lên giữ chức vụ cao hơn tất cả các quan chức trong triều. Hết thảy các triều thần của vua tại triều đình đều quỳ xuống và cúi sấp trước mặt Ha-man, vì vua đã ra lệnh như vậy. Tuy nhiên Mạc-đô-chê không quỳ xuống, cũng không cúi sấp” (3:1-2). Lòng tự ái của Ha-man bị tổn thương, cho nên hắn âm mưu tiêu diệt không những Mạc-đô-chê, mà dân Do thái. Ha-man xin vua ra sắc lệnh tiêu diệt dân tộc Do thái và đóng mười ngàn ta-lâng bạc vào việc giết người. Nghe tin này Mạc-đô-chê đi ra giữa thành, lớn tiếng than khóc đắng cay. Trong khắp các tỉnh, nơi nào sắc lệnh vua truyền tới, người Do-thái kêu la thảm thiết, họ kiêng ăn, khóc lóc, thở than. Nhiều người nằm trên vải thô rắc tro (3:1, 3). Hoàng hậu Ê-xơ-tê sai thái giám Hà thác đến gặp Mạc-đô-chê để tìm hiểu sự tình. Ông yêu cầu hoàng hậu ra mắt vua, nài khẩn van xin vua cho dân tộc của bà. Bà cho nhạc phụ biết rằng không ai được phép vào cung vua nếu không được vua đòi. “Mạc-đô-chê sai đáp lại Ê-xơ-tê: “Con chớ tưởng rằng trong tất cả những người Do-thái, chỉ mình con sẽ thoát chết vì con ở trong cung vua. Nếu con giữ yên lặng trong lúc này, người Do-thái sẽ được giúp đỡ và giải cứu từ nơi khác. Nhưng con và dòng họ con sẽ bị tiêu diệt. Biết đâu con được chức hoàng hậu là vì cớ thời điểm như thế này!” (4:13-14) Hoàng hậu đồng ý với dưỡng phụ: “Con xin cha tập họp lại tất cả những người Do-thái tại Su-san. Xin cha và họ vì con mà kiêng ăn, xin đừng ăn uống chi cả suốt ba ngày ba đêm. Con và các nữ tỳ của con cũng sẽ kiêng ăn như vậy. Sau đó con sẽ đến ra mắt vua, dù trái luật. Nếu con phải chết thì con chết!” Vì sự sống còn của dân bà, hoàng hậu không coi mạng sống mình là quý. Để cứu nhân loại Chúa Giê-xu phải hy sinh mạng sống của Ngài. Ha-na-nia, Mi-sa-ên, và A-xa-ria. “Năm thứ ba dưới triều vua Giê-hô-gia-kim nước Giu-đa, Nê-bu-cát-nết-sa vua Ba-by-lôn, đem quân vây thành Giê-ru-sa-lem.” (Đa-ni-ên 1:1). Một số dân Giu-đa và thanh niên trong vòng hoàng tộc và quý tộc Do-thái bị lưu đày qua Ba-by-lôn, trong số họ Đa-niên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên, và A-xa-ria thỉ trội hơn cả. Một hôm vua nằm mơ, và vua muốn biết ý nghĩa của điềm chiêm bao. Các thuật sĩ, chiêm tinh gia không ai biết vua thấy gì và ý nghĩa của điềm chiêm bao là gì. Vua truyền lệnh xử tử tất cả các nhà thông thái của Ba-by-lôn trong đó có Đa-niên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên, và A-xa-ria. “Đa-ni-ên liền vào chầu vua, xin vua cho mình thêm một thời hạn nữa để giải nghĩa chiêm bao cho vua...Chúa bày tỏ cho Đa-ni-ên biết điều huyền nhiệm ấy trong một khải tượng vào ban đêm. Và Đa-ni-ên ca ngợi Đức Chúa trên trời” (2:16, 19). “Sau đó, Đa-ni-ên đến gặp quan A-ri-óc, là người vua chỉ định thi hành bản án xử tử các nhà thông thái Ba-by-lôn. Đa-ni-ên thưa với A-ri-óc: “Xin quan đừng xử tử các nhà thông thái Ba-by-lôn. Xin quan đưa tôi vào triều, tôi sẽ tâu đức vua ý nghĩa điềm chiêm bao.” Đa-niên không những biết vua thấy gì mà còn giải thích giấc mơ. “Ngay sau đó, vua Nê-bu-cát-nết-sa sấp mặt xuống đất, lạy Đa-ni-ên, và ra lệnh đem lễ vật và trầm hương tặng cho Đa-ni-ên...Vua thăng chức cho Đa-ni-ên và ban cho chàng nhiều tặng phẩm quý giá. Vua giao cho Đa-ni-ên cai trị toàn tỉnh Ba-by-lôn và cử chàng làm tham mưu trưởng lãnh đạo tất cả các nhà thông thái Ba-by-lôn” (2:24, 46, 48). Bốn thanh niên quý tộc Do thái được cứu bởi đức tin, nhưng họ phải chịu thử thách. “Vua Nê-bu-cát-nết-sa truyền đúc một pho tượng vàng, cao 27m, ngang 2.7 và dựng tượng trong đồng bằng Đu-ra, thuộc tỉnh Ba-by-lôn...Đức vua truyền lệnh cho mọi người thuộc mọi quốc gia, dân tộc, và ngôn ngữ. Ngay khi các ngươi nghe tiếng kèn, sáo, đàn lia, đàn tam giác, đàn hạc, trống, và tất cả các nhạc khí khác thổi lên, các ngươi phải sấp mình xuống đất thờ lạy pho tượng vàng đức vua đã truyền dựng lên. Người nào không sấp mình xuống thờ lạy pho tượng lập tức sẽ bị quăng vào lò lửa cháy phừng phừng.” (3:1, 5-6) Ba thanh niên Do thái không chịu thờ lạy pho tượng của vua dựng lên bởi vì Chúa của họ không cho phép. Lúc ấy, một số người Canh-đê thừa cơ ra mặt tố cáo họ. “Bấy giờ vua Nê-bu-cát-nết-sa nổi giận, ra lệnh điệu Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết Nê-gô đến. Vừa khi điệu đến, vua tra hỏi: “Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết Nê-gô, có phải thật sự các ngươi không thờ thần ta, cũng không quỳ lạy pho tượng vàng ta đã dựng lên không? Bây giờ, khi nghe tiếng kèn, sáo, đàn lia, đàn tam giác, đàn hạc, trống và tất cả các loại nhạc khí khác, các ngươi có sẵn sàng sấp mình xuống thờ lạy pho tượng vàng ta truyền đúc nên không? Nếu các ngươi không chịu lạy pho tượng, các ngươi các ngươi sẽ lập tức bị quăng vào giữa lò lửa hừng. Rồi để xem thần nào có thể cứu các ngươi khỏi tay ta chăng?”. “Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết Nê-gô đáp: “Muôn tâu bệ hạ, chúng tôi không cần phải biện minh về vấn đề này. Nếu sự việc như vậy thì Đức Chúa Trời mà chúng tôi đang phục vụ có khả năng để giải cứu chúng tôi khỏi lò lửa cháy phừng phừng và Ngài sẽ giải cứu chúng tôi khỏi tay bệ hạ. Còn nếu như Ngài không giải cứu chúng tôi, xin bệ hạ biết chắc rằng chúng tôi vẫn không thờ các thần của bệ hạ, cũng không quỳ lạy pho tượng vàng bệ hạ đã cho dựng lên.” (3:13-18) Đức tin chấp nhận trả giá. Ba thanh niên Do thái được Chúa cứu khỏi lửa hừng, nhưng Polycarp ở Si-miệc-nơ (69-155 sau Chúa) bị thiêu sống vị ông không chịu chối Chúa. NGƯỜI NỮ ĐƯỢC ƠN Vào năm Chúa Giê-xu giáng sinh, tại thành Na-xa-rét, thuộc miền Ga-li-lê, có một trinh nữ đã đính hôn với một người nam tên là Giô-sép, thuộc dòng vua Đa-vít. “Thiên sứ đến gặp cô và nói: “Hỡi người được ơn, chúc mừng cô! Chúa ở cùng cô!” Nhưng Ma-ri rất bối rối về những lời nầy và tự hỏi lời chào ấy có nghĩa gì. Thiên sứ tiếp: “Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là JÊSUS. (Lu-ca 1:28-31) Nếu tôi là bà Ma-ri, tôi thầm nghĩ: ‘Được ơn à? Mang thai trước đám cưới là được ơn à?” “Ma-ri thưa với thiên sứ: “Tôi chưa ăn ở với người nam nào thì làm sao có được điều đó?” Thiên sứ đáp: “Đức Thánh Linh sẽ ngự trên cô, và quyền năng của Đấng Chí Cao sẽ phủ che cô; cho nên con thánh sinh ra sẽ được gọi là Con Đức Chúa Trời. (Câu 34-35) Thiên sứ giải đáp thắc mắc cho bà Ma-ri. Bà được ơn vì Chúa dùng bà trong chương trình cứu chuộc của Ngài. Ma-ri thưa: “Tôi đây là tớ gái của Chúa. Xin điều ấy xảy đến cho tôi như lời ngài truyền!” Rồi thiên sứ rời khỏi Ma-ri.” (Câu 38) Khi Chúa hỏi: “Ta cần con làm việc này.” Chúng ta sẽ trả lời ra sao? “Lạy Chúa, con không có kỷ năng, con ăn nói lặp cặp, xin Chúa gọi người nào khác.” Hay là: “Con là tôi tớ của Ngài, Xin Chúa sai dùng con trong công việc Chúa.” HẢY THẢ LƯỚI ĐỂ ĐÁNH CÁ Một hôm Chúa Giê-xu đến bờ hồ Ghê-nê-xa-rết để giảng dạy. “Ngài lên một trong hai chiếc thuyền đó, là chiếc của Si-môn, và bảo ông chèo ra khỏi bờ một chút; rồi Ngài ngồi trên thuyền giảng dạy cho dân chúng. Khi giảng xong, Ngài bảo Si-môn: “Hãy chèo ra ngoài nước sâu, thả lưới để đánh cá.” Si-môn thưa: “Thưa Thầy, chúng con đã làm việc suốt đêm mà không bắt được gì cả nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới.” Họ thả lưới xuống và bắt được nhiều cá đến nỗi sắp đứt cả lưới.” (Lu-ca 5:1, 4-6) Phi-e-rơ là một ngư phủ chuyên nghiệp trong khi Chúa Giê-xu chuyên môn nghề mộc. Ông tin lời Chúa, và được một mẻ lớn. Chúng ta có vâng lời Chúa dù thấy không hợp lý đối với chúng ta không? Sau khi Chúa Giê-xu chịu thập hình Phi-e-rơ và một số môn đệ trở lại nghề chày lưới. Một buổi sáng khi trời vừa sáng, “Đức Chúa Jêsus đứng trên bờ, nhưng các môn đồ không biết đó là Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus hỏi: “Các con ơi, không có con cá nào sao?” Họ đáp: “Thưa không.” Ngài bảo: “Hãy thả lưới bên phải thuyền thì các con sẽ được.” Vậy, họ thả lưới xuống, được nhiều cá đến nỗi kéo lên không xuể” (Giăng 21: 4-6). Họ bắt được 153 con cá. “Trong tiếng Hê-bơ-rơ, mỗi chữ cái đều có một số đi kèm. Người Hê-bơ-rơ sử dụng bảng chữ cái của họ như một hệ thống đánh số. Các con số gắn liền với các chữ cái trong một từ Hê-bơ-rơ có thể được cộng lại với nhau để có tổng số. Con số 153 là tổng số của từ Hê-bơ-rơ "Ani Elohim"--TA LÀ Đức Chúa Trời. Khi Chúa Giê-xu khiến các môn đồ bắt được chính xác 153 con cá, Ngài đang tuyên bố với họ rằng Ngài không chỉ là Con Đức Chúa Trời, mà Ngài còn chính là Đức Chúa Trời. Hãy nói với những người bạn khác tôn giáo của bạn, những người nói rằng Chúa Giê-xu chưa bao giờ tuyên bố là Đức Chúa Trời rằng có, Ngài chắc chắn đã làm như vậy!” (Tài liệu của 153 = I AM G-D? - Psalm11918.org) HNA biên soạn