Wednesday, November 23, 2022
BÍP BÍP
Nếu xe của anh chị em một kiểu như xe của tôi thì nó sẽ báo động khi lái lệch sang bên phải hoặc bên trái: “Bíp, bíp, anh đang lái ra ngoài len rồi đó.” Phản ứng của chúng ta là điều chỉnh lại hướng đi hoặc phớt lờ tiếng bíp bíp . Hệ báo động là bảo đảm an toàn cho khách trên xe và những xe khác. Không đáp ứng tiếng bíp bíp thì̀ có thể mất mạng.
Kinh Thánh có thể ví với luật sử dụng đường giao thông. Không tuân thủ luật giao thông là coi thường mạng sống của chính mình và của người khác. Vi phạm luật giao thông có thể gây án mạng mà chính mình là nạn nhân.
Chúng ta có thể ví hệ báo động này với chức vụ tiên tri.
Sau đây là thông tin từ www.gotquestions.org:
“Công việc của các nhà tiên tri với tư cách là những người canh gác là thúc giục dân Chúa sống trung thành và cảnh báo họ về những nguy cơ liên quan đến việc lìa bỏ Chúa và làm điều ác. Với tư cách là những người canh giữ, các vị tiên tri cũng được kêu gọi để cảnh báo những người tà ác về sự phán xét và sự hủy diệt sẽ đến với họ nếu họ không từ bỏ con đường tà ác của mình.
Những người canh giữ thuộc linh của Y-sơ-ra-ên mang một trách nhiệm nặng nề trước mặt Chúa. Nếu một nhà tiên tri không cảnh báo người khác như Đức Chúa Trời đã chỉ định ông ta làm, thì tính mạng của ông ta sẽ gặp nguy hiểm, và ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của dân chúng: “Hỡi con người, hãy nói với dân tộc con và cảnh báo họ rằng: ‘Khi Ta sai gươm đến trên một đất nào và dân đất ấy chọn một người trong chúng để làm người canh gác; 3người ấy thấy gươm đến trong đất thì thổi kèn để cảnh báo dân chúng. 4Nếu ai nghe tiếng kèn mà không chịu nghe lời cảnh báo, và gươm đến bắt lấy nó thì máu của nó sẽ đổ lại trên đầu nó. 5Vì nó đã nghe tiếng kèn mà không cảnh giác nên máu của nó sẽ đổ lại trên nó. Nhưng nếu nó chịu nghe lời cảnh báo thì cứu được mạng sống mình. 6Trái lại, nếu người canh gác thấy gươm đến mà không thổi kèn để cảnh báo dân chúng, nên gươm đến cướp mạng sống của một người nào đó thì người đó sẽ chết trong sự gian ác mình, nhưng Ta sẽ đòi máu nó nơi tay người canh gác.’” (Ê-xê-chi-ên 33:2–6).
Một người canh gác mù quáng hoặc không vâng lời Chúa đã bỏ rơi những người mà ông được kêu gọi để bảo vệ, dẫn đến nguy hiểm và đau khổ (Ê-sai 56:10). Vâng lời là cách hành động duy nhất của một người canh thật: “Ngược lại, nếu con đã cảnh cáo kẻ dữ phải từ bỏ đường lối xấu xa của nó mà nó không chịu từ bỏ, thì nó sẽ chết trong sự gian ác nó nhưng con đã giải cứu mạng sống mình.” (Ê-xê-chi-ên 33 :9).
Vai trò của người canh gác thuộc linh tiếp tục trong Tân Ước dưới hình thức những người lãnh đạo hội thánh: “Hãy vâng lời những người lãnh đạo anh em và thuận phục họ, bởi họ canh giữ linh hồn anh em như người sẽ phải khai trình. Hãy giúp họ vui vẻ làm xong nhiệm vụ mà không phàn nàn, vì điều đó không ích lợi gì cho anh em.” (Hê-bơ-rơ 13:17, HĐ).
Theo một nghĩa khác, Đức Chúa Trời kêu gọi không chỉ những người lãnh đạo, mà tất cả các Cơ đốc nhân đều phải là những người canh giữ. Chúa Giê Su bảo các môn đồ của Ngài “hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Tâm linh thì muốn, nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Mác 14:38).
BÀI HỌC
Chúng ta nên lắng nghe lời Chúa qua người “canh giữ,” và làm người canh giữ, làm hệ báo động khi anh chị em chúng ta “quay sang bên phải hay bên trái.”
Trong thư Hê-bơ-rơ, chúng ta đọc: ““Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài,
Thì chớ cứng lòng.” (câu 4:7) Chúa Giê-xu lặp lại nhiều lần: “Ai có tai, hãy lắng nghe!”
Khi nghe Chúa Thánh Linh bíp thì nên đáp ứng ngay.
Gia cơ khuyên chúng ta: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.” (Gia-cơ 1:22)
ĐƯỢC KÊU GỌI
Sau mười năm thành lập, Thánh Kinh Thần Học Viện Đấng Christ, viết tắt là CBTS, có khải tượng về ‘Sai Phái Giáo Sĩ.”
Ai cũng biết nhu cầu chứng đạo là ưu tiên. Tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo của Phao Lô trong thư thứ nhứt gởi Hội thánh Tê-sa-lô-ni-ca,
Đoạn 2 câu 2: “Nhưng như anh em biết, dù đã chịu đau khổ và sỉ nhục tại Phi-líp, chúng tôi vẫn mạnh dạn trong Đức Chúa Trời để rao truyền Tin Lành của Đức Chúa Trời giữa nhiều chống đối.”
Giáo sĩ cần biết trước thử thách đang chờ anh chị em, và anh chị em có “mạnh dạn trong Đức Chúa Trời để rao truyền tin lành” không?
Câu 4: “Trái lại, chúng tôi đã được Đức Chúa Trời thử nghiệm và ủy thác Tin Lành, nên chúng tôi cứ thế mà rao giảng, không phải để làm vừa lòng loài người, nhưng để làm vừa lòng Đức Chúa Trời là Đấng dò xét tấm lòng chúng tôi.”
Điều Chúa muốn giáo sĩ rao truyền nhiều khi không làm cho người nghe vừa lòng, nhưng đẹp lòng Chúa.
Câu 5: “Như anh em biết, và có Đức Chúa Trời chứng giám, chúng tôi không bao giờ dùng những lời dua nịnh, hoặc vì động cơ tư lợi mà làm”
Kinh Thánh I Ti-mô-thê 5:18 dạy: “Chớ khớp miệng con bò đang đạp lúa,” và “Người làm công đáng được nhận tiền công.”
Giáo sĩ dành trọn thời gian công tác cũng cần ăn mặc, cần có tiền bồi dưỡng, nhưng không nhắm vào ‘tư lợi.”
Trong thư gởi cho người con tinh thần Phao Lô viết: “Hãy truyền giảng lời Chúa, hãy kiên trì dù trong thuận cảnh hay nghịch cảnh...” (2 Ti-mô-thê 4:2a)
Tận tụy với sự kêu gọi, kiên trì không phải dễ dàng. Chúa ban cho chúng ta khôn ngoan để quyết định phải làm gì và làm lúc nào.
Kinh nghiệm cá nhân: Cách nay 10 năm, chúng tôi lên lịch để đi thăm HT Khe Sanh. Sáng ngày lên đường thì bảo ập đến Quảng Trị, xe khách không đến đón chúng tôi được, đành phải hủy chuyến đi.
Cho đến thời điểm này mới có một Thầy can đảm đưa tay lên tình nguyện, “Có con đây, xin sai con.” Tôi đánh giá cao sự quan tâm của Thầy đối với tâm linh của đồng bào, và sẽ cùng cầu nguyện cho “người canh gác” của Chúa.
TÂM TÌNH GIÁO SƯ THÁNH KINH THẦN HỌC VIỆN ĐẤNG CHRIST
Một giáo sư gởi email cho tôi để chọn môn dạy cho Khóa 42. Vị này viết: “Cám ơn Giáo Sư đã hỏi thăm! Cám ơn Chúa trong 10 tháng qua 2 lần phẫu thuật và 12 lần chemo. Chúa cho tôi khỏe lại rồi, tôi mừng lắm! Cũng muốn tâm sự với Gs vì cỡ tuổi này… Sinh - Lão- Bệnh… là lẽ thường, chưa tử thì còn hầu việc Chúa thôi Gs a!
Thân kính,”
Tôi muốn chia sẻ thông tin này với các thành viên của CBTS để cảm tạ Chúa vì tâm tình hầu việc Chúa của một GS. GS không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn làm gương cho sinh viên.
Trong thư gởi cho Ti-mô-thê, Phao lô viết: “Đừng để người ta khinh con vì trẻ tuổi, nhưng phải lấy lời nói, cách cư xử, lòng yêu thương, đức tin và sự trong sạch mà làm gương cho các tín hữu.”
Gương của GS này là một cách tuyển sinh hữu hiệu bởi vì sinh viên không chỉ học giáo lý mà còn học được đức tin của GS.
Sinh viên đang học nên tiếp tục học; sinh viên đang tìm trường nên ghi danh học nơi Thánh Kinh Thần Học Viện Đấng Christ.
Hóa trị là dùng hóa chất để tiêu diệt những tế bào ung thư phát triển nhanh. Chúng ta có thể ví hóa trị với huyết Chúa thanh tẩy tội lỗi của chúng ta. Khi chưa tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa, chúng ta giống như người bệnh. Khi chúng ta tin trong lòng , và tuyên xưng nơi miệng thì được huyết Chúa xóa tội, và được chữa lành. Lúc ấy chúng ta sẵn sàng dâng đời mình cho Chúa dùng. Phao lô viết: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong thể xác, tức là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20).
Chúa ban phước anh chị em.
QUÁN ĂN NHANH
Ngày nay con người quá bận rộn. Người Mỹ nói: “Tôi có tất cả, trừ ra thì gian.” Cà-phê thì có cà-phê uống liền, mì thì có mì ăn liền, thức ăn đong lạnh, hâm nóng trong lò microwave năm phút là làm dịu cơn đói. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều quán ăn nhanh mở ra. Khách hàng chạy xe tạt qua, đặt hàng qua cái mic, rồi chạy tới cửa sổ, trả tiền và lấy hàng.
Chúa Giê-su nói với con cái Ngài: “Này, Ta đứng bên cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa ra, Ta sẽ vào với người ấy; Ta sẽ ăn tối với người, và người với Ta.” (Khải huyền 3:20) Chúa muốn đi ăn tối với chúng ta trong một nhà hàng có người hầu bàn đem cho chúng ta món ăn chúng ta gọi. Chúa không cần ăn gì hoặc uống gì, nhưng Ngài muốn có thì gian tâm tình với chúng ta.
Chúa Giê-su dành nhiều thì gian trò chuyện với Chúa Cha bất cứ lúc nào. Một số con cái Chúa cầu nguyện như đi mua thức ăn ở quán ăn nhanh thay vì đi vào nhà hàng có bàn ăn và người hầu bàn. Họ cầu nguyện không phải là tâm tình với Chúa, nhưng là trao cho Ngài một danh sách các việc cần làm.
Câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta muốn cùng ăn tối với Chúa tại một nhà hàng hay là ghé qua quán ăn nhanh?
NGÒI NỔ CHẬM ĐỐI VỚI NGÒI NỔ NHANH
Người làm pháo làm pháo với hai loại ngòi nổ, ngòi nổ chậm và ngòi nổ nhanh. Ngòi nổ chậm đại diện cho người mau nghe, chậm nói, chậm nóng giận. Ngược lại, ngòi nổ nhanh đại diện cho người chậm nghe, mau nói, mau tức giận.
Sách Sa-mu-ên thứ nhứt kể câu chuyện Đa-vít gặp bà A-bi-ga-in trong một trưởng hợp rất đặc biệt. Chồng bà A-bi-ga-in là một đại gia, nuôi nhiều chiên và dê. Một hôm ông coi sóc việc cắt lông chiên. Việc này chắc mất nhiều ngày và phải có lương thực cho nhiều ̣công nhân.
Đa-vít sai mười thanh niên đến xin Na banh tiếp tế lương thực. Na-banh nhục mạ Đa-vít: “Đa-vít là ai? Con của Y-sai là ai? Dạo này có quá nhiều đầy tớ bỏ chủ trốn đi. Không lẽ ta lấy bánh, nước và thịt mấy con thú ta làm sẵn cho thợ cắt lông chiên đem cho những người ta không biết từ đâu đến?” (1 Sa-mu-ên 25:10-11).
Mười thanh niên về báo cáo với Đa-vít. “Anh em đeo gươm vào!” Đa-vít ra lệnh, và cùng bốn trăm người đến chổ Na banh cắt lông chiên. Đa-vít là ngòi nổ nhanh.
Một người đầy tớ chạy về báo cáo với bà chủ. Bà bảo các đầy tớ: “Các anh đi trước, tôi theo sau.” Nhưng bà không nói cho chồng bà, là ông Na-banh, biết gì cả. Khi gặp Đa-vít bà A-bi-ga-in nhận lấy trách nhiệm và xin Đa-vít tha lỗi. Kinh Thánh dạy: “Lời đáp dịu dàng làm nguôi cơn giận;
Còn lời nói sỗ sàng gây ra tức giận” (Châm ngôn 15:1)
Quả thật, lời nói dịu dàng của bà A-bi-ga-in là một gáo nước lạnh, dập tắt ngòi nổ nhanh của Đa-vít. Chúa Giê-su dạy về ngòi nổ chậm:
Không giận anh em mình (Ma-thi-ơ 5:22)
Giải hòa với người kiện cáo mình (5:25), giải hòa với người bạn đường của mình. Nhiều hôn nhân tan vở vì một trong hai người là ngòi nổ nhanh.
Kinh Thánh: “Tình yêu thương hay nhẫn nhục” (1 Cô-rinh-tô 13:4)
“Nhưng trái của Thánh Linh là: ... nhẫn nại” (Ga-la-ti 5:22)
Ca-in cũng đại diện cho ngòi nổ nhanh bởi vì Chúa không nhận của lễ của ông. Không thể giết Chúa, ông giết em mình vì Chúa nhận của lễ cũa A-bên.
Ngòi nổ nhanh muốn thắng nhanh thì mau thua, trong khi ngòi nổ chậm thua trước, nhưng cuối cùng sẽ thắng.
Anh chị em thuộc ngòi nổ nào?
Subscribe to:
Posts (Atom)