Wednesday, March 10, 2021
LINH LƯƠNG HẰNG NGÀY
CẦU NGUYỆN CHO THÁNH KINH VIỆN VIỆT NAM
Sau Hội thảo kỳ thứ bảy năm 2019 tại Houston, Hoa kỳ, Thánh Kinh Viện VN (VBI) bất ngờ đến một bước ngoặt. Viện trưởng rời VBI để thành lập một Thánh Kinh Viện mới.
Trong bảy năm VBI hoạt động mà chưa được tổ chức như một Trường Cơ Đốc chuyên nghiệp. Bắt đầu từ quý tư 2019, VBI thành lập Ban Lãnh đạo, Hội Đồng Quản Trị, Ban Đại Diện SV Lâm Thời VN và những mục vụ khác nhau.
Sang năm 2021 VBI tiến tới việc tuyển sinh. VBI hoạt động với tư cách bất vụ lợi, GS dạy không lương, có người học thì có giáo sư dạy, không có sinh viên thì giáo sư nghiên cứu chờ dịp giảng dạy. Tuy nhiên, Chúa Giê-su có phán, “Không phải các ngươi đã chọn Ta, nhưng Ta đã chọn các ngươi và bổ nhiệm các ngươi để các ngươi ra đi và kết quả...” (Giăng 15:16a). VBI được Chúa thành lập và dùng những GS để đào tạo người hầu việc Chúa. Chúa muốn VBI có kết quả, đào tạo nhiểu người hầu việc Ngài.
Cầu nguyện là cốt yếu cho mục vụ giảng dạy có chất lượng. Người Việt Nam nói, “Hữu xạ thự nhiên hương.” Một khi trường dạy có chất lượng thì sẽ có người học.
Kính mời anh chị em cầu nguyện cho VBI.
“Lạy Đức Chúa Trời, cảm tạ Ngài đã thành lập VBI và giao cho chúng con trách nhiệm đào tạo người dạy dỗ muôn dân. Chúng con khẩn xin Ngài ban ơn trên quý GS và ban sức cho những SV theo học hầu cho họ được trang bị để ra đi và kết quả. Chúng con cảm tạ Chúa đã dẫn dắt và ban ơn cho chúng con tám năm qua. Xin Chúa tiếp tục đại dụng chúng con trong chương trình cứu chuộc của Ngải. Cầu xin Đức Thánh Linh xức dầu cho chúng con, ban cho chúng con lòng khôn ngoan trong việc lãnh đạo, điều hành và quản lý các nguồn tài nguyên mà Chúa phó cho chúng con. Cầu xin Đức Thánh Linh dẫn dắt chương trình quảng bá VBI cho các con cái Chúa tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài.
Chúng con thành tâm cầu nguyện trong danh Cứu Chúa Giê-su, amen.
CẦU NGUYỆN CHO NƯỚC MỸ
Kính lạy Cha yêu dấu, tình trạng nước Mỹ ngày nay thật đáng quan tâm. Tại sao? Chúa đang phán xét dân này chăng? Họ nói, “Tệ hơn trước khi tốt hơn.” Có phải nước này đi xuống tận đáy trước khi Chúa kéo họ lên chăng? Họ nói, “In God we trust.” Nhưng dường như chỉ còn một thiểu số còn đặt niềm tin nơi Ngài, trong khi đa số làm điều gì họ cho là đúng theo ý tưởng của loài người. Họ cho thiện là ác và ác là thiện. Thật tội nghiệp cho dân ngu dại, nhưng tự cho mình là văn minh.
Ngày xưa Chúa dùng quyền năng giải phóng dân Ngài ra khỏi nhà nô lệ, nhưng không đến 1000 năm sau con cháu họ chối bỏ Chúa. Ngài phó vào tay kẻ thù, bị bắt lưu đày.
Hai trăm năm mươi năm trước những vị lập quốc đặt xứ Mỹ dưới quyền tể trị của Chúa, họ công bố, “One nation under God.” Ngày nay, con cháu họ đẩy Chúa ra khỏi tòa án, nhà trường, nhà nước và Nhà thờ. Mục sư của Quốc hội kết thúc bài cầu nguyện với từ vô nghĩa “awomen.” Ông này quả thật có óc khôi hài, hay là ông muốn trêu chọc Chúa.
“ Lạy Chúa, Ðức Chúa Jesus, kính mời Ngài đến.
Nguyện xin ân sủng của Chúa, Ðức Chúa Jesus Christ, ở với mọi người” (Khải huyền 22:20-21).
CHIẾN TRƯỜNG THUỘC LINH
Chúng ta đang tranh chiến không phải cùng với con người, nhưng “nhưng với những quyền lực vô hình, những quyền lực thống trị, những quyền lực tối tăm trong vũ trụ này, và những quyền lực của các tà linh trên trời” (Ê-phê-sô 6:12). Nếu anh chị em không ý thức được mình đang ở trong chiến trận là anh chị em sẽ bị kẻ thù đánh bại. Chúa Giê-su cảnh báo chúng ta, “Các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong thế gian” (Giăng 16;33b). Chúa không muốn con cái Chúa thất bại. Chúng ta làm chi để đắc thắng?
CHUẨN BỊ
Sau khi dân Chúa vượt qua sông Giô-đanh, Chúa ban cho kế hoạch chiếm thành Giê-ri-cô: “Các ngươi, tất cả các chiến sĩ, hãy đi vòng quanh thành một vòng. Hãy làm như vậy sáu ngày. 4 Bảy tư tế cầm bảy kèn bằng sừng chiên sẽ đi trước Rương. Ngày thứ bảy các ngươi sẽ đi vòng quanh thành bảy vòng và các tư tế sẽ thổi kèn. 5 Khi các ngươi nghe họ thổi một tiếng kèn lớn và dài, bấy giờ toàn dân hãy la lên thật lớn, tường thành sẽ đổ xuống, và mỗi người trong dân sẽ xông vào thành ngay trước mặt mình” (Giô-su-ê 6:3-5).
Kế hoạch của Chúa không giống kế hoạch của những nhà quân sự lỗi lạc. Chúa yêu cầu dân Y-sơ-ra-ên ̉đi vòng quanh thành sáu ngày, một lần một ngày. Tôi không nghĩ là họ đi lòng vòng mà thôi, nhưng trong khi đi họ cảm tạ Chúa vì Ngài đã hướng dẫn họ trong 40 năm qua; họ ca ngợi Chúa vì những dấu kỳ và phép lạ Ngài đã làm; và họ cầu xin Chúa giúp họ chiếm lấy Đất Hứa. Làm theo lời Chúa dạy, Chúa khiến cho thành sụp đổ.
Trong cuộc chiến tâm linh chúng ta cũng có thể chuẩn bị theo cách đó: cảm tạ Chúa vì những lần Chúa giúp đở, ca ngợi Chúa vì Ngài đáng được ca ngợi, và cầu xin Chúa ban sức.
“Hãy phó thác đường lối bạn cho Chúa,
Hãy tin cậy Ngài, Ngài sẽ làm thành điều bạn muốn.” (Thi thiên 37:5)
TÌM HIỂU NGUYÊN DO THẤT BẠI
Đến ngày thứ bảy “ Bấy giờ dân la to giữa tiếng kèn thổi lên vang lừng. Vừa khi dân nghe tiếng kèn thổi vang, họ la lên một tiếng lớn, tường thành liền đổ xuống. Thế là ai nấy cứ nhắm ngay trước mặt mình mà xông vào thành và chiếm lấy” (Giô-su-ê 6:20). Gần Giê-ri-cô là thành Ai hay là A-hi. Giô-su-ê sai người đến A-hi để dọ thám. “Sau đó họ trở về với Giô-suê và báo cáo với ông, “Chúng ta không cần phải sai cả dân đi lên; chỉ cần hai ngàn đến ba ngàn người lên tấn công Thành Ai là đủ rồi, vì dân thành ấy quá ít. Xin đừng để cả đại quân phải vất vả đi lên đó.”
“Vậy có chừng ba ngàn người đi lên đó, nhưng họ đã bỏ chạy trước mặt dân Thành Ai. 5 Dân Thành Ai giết khoảng ba mươi sáu người của họ. Chúng rượt đuổi họ từ cổng thành cho đến Sê-ba-rim và đánh giết họ khi họ chạy xuống dốc. Vì thế lòng dân tan chảy ra như nước” (7:4-5).
Giô-su-ê không hiểu nguyên do vì sao dân Y-sơ-ra-ên lại thua một thành nhỏ, ông cầu vấn Chúa và Chúa cho ông biết: “I-sơ-ra-ên đã phạm tội. Chúng đã vi phạm giao ước Ta đã truyền cho chúng. Chúng đã lấy một số đồ đã định phải bị tiêu diệt. Chúng đã lấy trộm và hành động gian dối. Chúng đã lấy những thứ đó và cất giấu giữa các đồ riêng của chúng. 12 Vì thế I-sơ-ra-ên không thể đứng nổi trước mặt quân thù” (7:11-12).
Một người tên A-can “đã lấy riêng cho ông một số đồ vật bị cấm lấy. Vì thế cơn giận của Chúa đã nổi lên nghịch lại dân I-sơ-ra-ên” (7:1). Sau khi điều tra A-can thú nhận ội và bị neém đá. Sau khi kẻ phạm nghịch bị xét xử, dân Y-sơ-ra-ên chiếm được A-hi.
BÀI HỌC
Khi thất bại, chúng ta nên cầu xin Chúa vạch ra nguyên do. Nếu thất bại đến từ lỗi lầm của chúng ta thì nên ăn năn, và bắt đầu lại từ đầu. Nếu chúng ta đúng thì xin Chúa chỉ đạo trong cuộc tranh chiến.
Và chúng ta làm gì sau khi thắng?
CẢM TẠ, CA NGỢI
Khi Chúa giúp chúng ta chiến thắng cảm tạ Chúa là việc thích hợp.
Sau khi dân Chúa vượt qua Biển đỏ như đi trên đất khô, Môi-se viết một bài ca cảm tạ và ca ngợi Chúa:
““Tôi ca ngợi Chúa, vì Ngài đã chiến thắng vẻ vang...
Ngài là Ðức Chúa Trời của tôi, tôi ca ngợi Ngài...(Xuất-ê-díp-tô 15:1-2).
CHUYỂN BẠI THÀNH THẮNG
Anh chị đang thành công hay thất bại. Chắc có một ít người thành công, nhưng nhiều người thất bại. Kinh Thánh có một câu chuyện để chúng ta suy gẫm, học hỏi để chuyển bại thành thắng. Xin mời anh chị em ôn lại câu chuyện của bà Ê-xơ-tê.
Khoảng 500 trước Chúa, tại kinh đô Su-sa thuộc Đế quốc Mê-đi Ba-tư, sau khi chọn hoàng hậu Ê-xơ-tê thay thế hoàng hậu Vả-thi, bị truất phế, vua A-ha-suê thăng chức cho Ha-man làm tể tướng.
Kinh Thánh kể: “Tất cả quần thần của vua ở cổng hoàng cung đều cúi đầu và lạy ông, vì vua đã truyền mọi người phải làm như thế đối với ông. Tuy nhiên Mạc-đô-chê không cúi đầu hoặc lạy ông” (Ê-xơ-tê 3:2). Là người Do thái Mạc-đô-chê không thể quỳ lại bất kỳ người nào ngoài Đức Chúa Trời. “ Vì thế sau khi biết rõ Mạc-đô-chê là người Do-thái, Ha-man quyết định tiêu diệt toàn dân Do-thái đang sống trong đế quốc của Vua A-ha-suê-ru” (câu 6).
Ha-man thành công trong việc xin vua cho phép “tiêu diệt, giết chết, và tận diệt mọi người Do-thái, cả trẻ lẫn già, phụ nữ và trẻ thơ, trong một ngày, đó là ngày mười ba tháng mười hai, tức tháng A-đa, và cướp lấy tất cả tài sản của họ” (câu 13).
Mạc-đô-chê có hai lựa chọn, một là ngồi yên, chờ bị tiêu diệt, hoặc tranh chiến, nhưng tranh chiến bằng cách nào khi không có quân đội, mà dù cho có quân đội cũng cơ may chiến thắng rất mong manh.
Trước hết Mạc-đô-chê than khóc. “Trong mỗi tỉnh, nơi nào lệnh vua và sắc chỉ của vua được truyền đến, nơi ấy người Do-thái sầu thảm rất bi thương. Họ kiêng ăn, khóc lóc, và than van. Nhiều người đã mặc lấy bao gai và nằm trong tro” câu (4:3). Kinh Thánh không nói rõ, nhưng chắc mọi người khẩn thiết kêu cầu Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham vì chỉ duy Ngài mới có thể giải cứu họ mà thôi.
Hoàng hậu Ê-xơ-tê sai sứ giả đến gặp Mạc-đô-chê, ông yêu cầu bà đến gặp vua, để cầu xin vua và van nài vua cho dân tộc của bà. Bà cho ông biết rằng khi vua không làm hẹn thì không ai được vào yết kiến vua. Mạc-đô-chê cho hoàng hậu biết là sự kiên bà ở trong hoàng cung không hẵn là được an toàn, nếu bà không làm gì thì dân tộc bà có thể được giải cứu bằng một cách nào đó, nhưng có thể bà được chọn làm hoàng hậu để giải cứu dân tộc bà.
Hoàng hậu được thuyết phục. Hoàng hậu yêu cầu Mạc-đô-chê và mọi người kiêng ăn và cầu nguyện trong khi bà và những cung nữ hầu cận cũng làm như vậy. Ê-xơ-tê chưa có kế hoạch giải cứu dân tộc bà, nhưng khởi đầu bằng sự kiêng ăn và cầu nguyện là điều cốt yếu để được Chúa hướng dẫn.
“Ngày thứ ba Ê-xơ-tê mặc bộ đồ triều phục và đến đứng chầu tại nội điện của triều cung, đối ngang cung thất của vua. Lúc ấy vua đang ngồi trên ngai trong cung điện đối diện với cung môn” (câu 5:1). Thấy hoàng hậu vua “đưa cây phủ việt đang cầm trong tay ra cho bà. Ê-xơ-tê lại gần và rờ vào đầu cây phủ việt.” Điều này có nghĩa là vua tha tội cho hoàng hậu. Hơn thế nữa, “Vua nói với bà, “Hoàng Hậu Ê-xơ-tê, khanh có thỉnh nguyện gì? Khanh muốn xin điều gì? Dù đến phân nửa vương quốc của trẫm, trẫm cũng sẽ ban cho.” Khởi đầu tốt đẹp. Hoàng hậu chưa vội tố cáo Ha-man. Kiêng ăn và cầu nguyện để được Chúa hướng dẫn từng giai đoạn. Hoàng hậu chỉ mời vua và Ha-man đến dự tiệc với bà thôi. Trong khi dự tiệc vua lại hỏi hoàng hậu có cần chi không thì bà chỉ mời hai vị trở lại để dự tiệc một lần nữa. Hoàng hậu không ngoan và nhẫn nại. Bà biết chờ thời điểm.
Ngày hôm sau vua lại h̉ỏi hoàng hậu muốn xin điều chi, lúc ấy bà mới tố cáo âm hưu thâm độc của A-man. Vua bỏ đi ra ngoài, và khi trở lại thì vua thấy Ha-man đang ngã mình trên trường kỷ nơi Ê-xơ-tê đang ngồi. Vua cho là Ha-man quấy nhiễu hoàng hậu.
Thế là Ê-xơ-tê lật ngược thế cờ. Tử người bị kết án tử hình, bà và dân tộc bà thoát khỏi nạn diệt chủng, trong khi Ha-man trở thành kẻ bị kết tội và bị treo cổ trên mộc hình ông đã dựng để treo cổ Mạc-đô-chê.
Bài học cho chúng ta là khi gặp hoạn nạn, trước hết phải kiêng ăn, cầu nguyện, chờ Chúa dẫn dắt ra khỏi hoạn nạn. Trong sách Ê-xơ-ra, chúng ta không thấy nói về Chúa, nhưng rõ ràng chính Ngài đã giải cứu người Do thái trong đế quốc Ba tư.
SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mọi người đề biết là Đức Chúa Trời toàn tại, nhưng Ngài hiện diện ba cách khác nhau.
TOÀN TẠI
Chúa hiện diện khắp mọi nơi. Thi thiên 139:7-10: “Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa?
Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa?
8Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó,
Ví tôi nằm dưới Âm-phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó.
9Nhược-bằng tôi lấy cánh hừng-đông,
Bay qua ở tại cuối-cùng biển,
10Tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn-dắt tôi,
Tay hữu Chúa sẽ nắm-giữ tôi.”
Đại văn hào người Pháp, Victor Hugo viết một bài thơ mô tả Ca-in chạy trốn Chúa. Ông đến đâu đều có một con mắt nhìn ông chằm chằm. Cuối cùng ông chui xuống mồ để trốn, ở đó con mắt Chúa vẫn nhìn ông. Chúa có thể hiện diện cách riêng tư trong lòng một cá nhân.
NỘI TẠI
Giăng Người làm phép báp tem giới thiệu Chúa Giê-su là Đấng làm phép báp tem bằng Thánh Linh. Điều đó có nghĩa là Ngài đưa Thánh Linh vào lòng tín hữu để ban sức, dạy dỗ và an ủi. Thân thể của con cái Chúa là đền thờ của Thánh Linh: “Anh chị em không biết rằng thân thể anh chị em là đền thờ của Ðức Thánh Linh, Ðấng đang ngự trong anh chị em, Ðấng Ðức Chúa Trời ban cho anh chị em, và anh chị em không còn thuộc về chính mình nữa sao?” (1 Cô-rinh-tô 6:19) Nhiều tín hữu không ý thức điều này, nên không giữ gìn thân thể họ cho tinh sạch. Cho nên chúng ta không nên phớt lờ Thánh Linh trong chúng ta, Ngài rất muốn liên hệ mật thiết với chúng ta. Điều quan trọng là thường xuyên tương giao với Đức Thánh Linh để được hướng dẫn vào mọi lối công bình vì cớ danh Ngài. Ngoài sự hiện diện trong lòng của chúng ta Ngài còn hiện diện biểu hiện.
HIỆN DIỆN BIỂU HIỆN
Sự hiện diện nội tại và sự hiện diện biểu hiện giống nhau. Ví dụ, chúng ta cho một người thân ở trong nhà. Người này có đời sống riêng tư, họ và chúng ta không có sự gì với nhau. Người ấy ‘nội tại,’ họ chung sống nhưng không sống chung với chúng ta. Trái lại, khi chúng ta và người này chia xẻ thức ăn, giải trí, tâm tình thì họ và chúng ta thực sự sống chung; sự hiện diện của họ là sự hiện diện biểu hiện.
Sách Lu-ca có hai câu chuyện chúng ta có thể dùng để minh họa về sự hiện diện biểu hiện.
Chuyện thứ nhất là Chúa Giê-su đến thăm gia đình La-xa rơ. Ông có hai người em gái. Khi Chúa đến nhà họ bà Ma-thê lo nấu nướng đễ đãi khách trong khi bà Ma-ri thì ngồi nghe Chúa dạy. Bà Ma-thê xin Chúa bảo Ma-ri tiếp bà . Chúa phán, “Hỡi Ma-thê, Ma-thê, ngươi quả có lo lắng và bị chi phối bởi nhiều việc, nhưng chỉ có một việc là cần quan tâm hơn cả. Ma-ry đã chọn phần tốt ấy rồi, không nên cất đi phần ấy khỏi nàng” (Lu-ca 10:41-42). Đối với bà Ma-thê Chúa hiện diện ‘toàn tại,’ nhưng không ‘biểu hiện’ trong khi Chúa hiện diện biểu hiện đối với bà Ma-thê. Sự hiện diện biểu hiện là sự hiện diện có tính riêng tư. Muốn nhận được sự hiện diện biểu hiện của Chúa, chúng ta cần trò chuyện với Chúa trong tình cha con.
TÔI VẪN CÒN CẦN CHÚA
Vợ chồng tôi mỗi tối xem một phim ngắn. Vai chính là một Trưởng công an của một thị xã nhỏ. Ông ở độc thân với một đứa con trai nhỏ. Cha con không biết nấu nướng, họ thuê một người quản gia để giúp việc nhà. Một hôm bà có việc phải xa nhà một thời gian. Ở nhà cha con để nhà bừa bãi, chén bát ̣đầy trong bếp. Một bà hàng xóm đến thăm, không chịu nổi, ra tay dọn dẹp dùm.
Hôm sau, bà quản gia gọi điện báo tin bà sẽ trở về. Người cha nói với con rằng bà quản gia về thấy nhà ngăn nấp, bà sẽ buồn vì nghĩ rằng họ không cần bà. Họ lôi chén bát ra bày đầy trong bếp. Khi về đến nhà bà quản gia liền đi dọn dẹp vì không thể chịu được nhà cửa bề bộn.
Lúc còn học Cấp ba, ba mẹ tôi không có khả năng lo cho tôi tiếp tục học xong Trung học. Tôi không theo cha mẹ về quê, nhưng ở lại thành phố để học xong Trung học. Cậu dì không quan tâm đến cháu, không giúp đở tôi. Lúc ấy Chúa can thiệp và dùng nhiều ân nhân để giúp tôi học xong Trung học và thi vào Đại học. Ngày nay, tôi đủ ăn, đủ mặc, nhưng tôi vẫn còn cần Chúa, vì nếu không có Chúa, tôi vẫn còn long đong.
“Con sẽ hết lòng dâng lời cảm tạ Chúa;
Con sẽ kể ra mọi việc kỳ diệu của Ngài” (Thi thiên 9:1).
MA-MÔN
Ma-môn là một vị thần của người ngoại, cũng có nghĩa là giàu sang. Ma-môn tương đương với tên ‘thần tài’ của người Việt Nam.
Trong sách Phúc âm Lu-ca Chúa Giê-su kể dụ ngôn về một người quản gia bị tố cáo là hoang phí tài sản của chủ. Chủ yêu cầu anh khai trình việc quản lý của anh cho chủ xem, vì anh sẽ không làm quản gia nữa. Quản gia ấy bèn gọi từng con nợ của chủ đến và bảo họ sửa giấy nợ, giảm bớt số nợ của họ đi.
Từ câu chuyện trên Chúa Giê-su dạy chúng ta, “Nên Ta nói cùng các ngươi, hãy dùng tiền của bất chính để kết thêm bạn bè, hầu khi tiền của ấy hết, họ sẽ tiếp các ngươi vào ở với họ mãi.”
MA-MÔN CÓ BẤT CHÍNH KHÔNG?
Chắc là không vì tiền là giấy hoặc bạc, hoặc đồng, hoặc là thau. Trước đây tôi không hiểu câu này. Hôm nay, MS Robert Morris giảng: Chúng ta dâng hiến tiền để gởi Giáo sĩ đi môn đệ hóa muôn dân, đem nhiều người đến với Chúa Giê-su. Khi họ gặp anh chị em trên thiên đường, họ sẽ cám ơn anh chị em.
Kinh Thánh dạy: “Ai gieo giống chi sẽ gặt giống nấy.” Khi chúng ta dùng tài sản để giúp người có cần, họ sẽ trả lại khi chúng ta gặp vận rủi.
MA-MÔN CÓ GIAN ÁC KHÔNG?
Chắc là không vì ma-môn vật vô tri. Kinh Thánh dạy, “Thật vậy sự mê tham tiền bạc là căn nguyên của mọi điều xấu” (1Ti-mô-thê 6:10). Tiền là người tôi tớ tốt, nhưng là người chủ xấu.
Một vị quan trẻ và giàu đến hỏi Chúa Giê-su, “Thưa Thầy, tôi phải làm việc tốt gì để được hưởng sự sống đời đời?” Chúa bảo ông giữ các điều răn, ông thưa cùng Chúa là ông đã giữ những điều răn từ khi còn trẻ. Chúa bảo ông, ““Nếu ngươi muốn được trọn vẹn, hãy đi, bán hết tài sản, lấy tiền giúp người nghèo để ngươi sẽ có kho báu trên trời, rồi hãy đến, theo Ta” (Ma-thi-ơ 19:21). Ông buồn bã bỏ đi, vì có rất nhiều của.
Ông coi trọng tiền hơn sự sống đời đời.
NGƯỜI QUẢN GIA
Chúng ta không sở hữu những gì chúng ta có. Những gì chúng ta có là của Chúa. Chúa yêu cầu chúng ta dâng lại 1 phần mười và sử dụng 9 phần mười cho nhu cầu của chúng ta. Nguyên tắc quản lý tài chính Cơ Đốc là 10 phần 100, 10 phần 100 và 80 phần trăm. 10 phần trăm đầu tiên thuộc về Chúa, 10 phần trăm kế là quỷ phòng hờ cho việc xảy ra bất chợt, và 80 phần trăm dùng cho những nhu cầu cá nhân.
“Ngươi chớ chậm trễ dâng hoa màu đầu mùa và rượu nho ngươi thâu hoạch được.
Ngươi hãy dâng lên Ta con trai đầu lòng của ngươi” (Xuất Ê-díp-tô 22: 29).
Chúa truyền cho dân Y-sơ-ra-ên phải dâng cho Chúa tất cả mọi vật trong thành Giê-ri-cô bởi vì đó là thành đầu tiên họ chiếm được. Khi họ không dâng cho Chúa thành đầu tiên, họ không thể chiếm các thành khác. Khi 1 phần mười đầu tiên dâng cho Chúa thì 9 phần sau sẽ được phước.
Chúng ta không sở hữu gì cả, mọi thứ chúng ta có là của Chúa. Chúng ta chỉ là người quản gia. Câu hỏi là “Chúng ta là người quản gia trung tín hay không trung tín?”
ĐI VÀO--ĐI RA
“Khi dân trong nước đến thờ phượng trước mặt Chúa vào những ngày đại lễ, ai vào bằng cổng bắc sẽ đi ra bằng cổng nam, còn ai vào bằng cổng nam sẽ đi ra bằng cổng bắc; chúng sẽ không trở lại cổng mà chúng đã đi vào, nhưng chúng sẽ đi thẳng tới trước” (Ê-xê-chiên 46:9).
Kinh Thánh Tân Ước dạy, “Vậy nếu ai ở trong Ðấng Christ thì người ấy là một tạo vật mới; những gì cũ đã qua đi; này, mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17).
2 Cô-rinh-tô 5:17 giải thích Ê-xê-chiên 46:9. Một người vào Hội thánh thờ phượng Chúa phải được biến đổi giống Chúa hơn khi rời Hội thánh.
Đi nhóm là đi vào trong sự hiện diện của Chúa, đi ra là đi ra cùng với sự hiện diện của Ngài. Khi gặp Chúa, Ngài sẽ phán, “Ta muốn con thay đổi như hình Ta và tượng ta.”
Một vị quan trẻ tuổi đến với Chúa Giê-su và xin Chúa dạy cho ông bí quyết của sự sống đời đời. Chúa bảo ông giữ các điều răn, ông nói rằng ông đã giữ các điều răn từ lúc còn bé. Chúa bảo ông còn thiếu một điều ông không muốn giữ, và ông bỏ đi. Ông đi vào sự hiện diện của Chúa, nhưng không đi ra cùng với sự hiện diện của Ngài. Và ông không được biến đổi.
Xa chê là người thâu thuế, tham lam. Nghe tin Chúa đến thành Giê-ri-cô, ông leo lên cây sung để có thể nhìn thấy Chúa. Ông mời Chúa đến nhà, ông đi vào sự hiện diện của Chúa và kinh nghiệm sự thay đổi. Bầng chứng là ông tuyên bố: “Lạy Chúa, này, con lấy phân nửa tài sản của con đem cho người nghèo, và nếu con gian dối đoạt lấy của ai bất cứ vật gì, con sẽ đền lại gấp tư.”
75% dân Mỹ khi được hỏi, “Anh/chị có tin Chúa không?” thì họ trả lời, “Có chứ.” Nhưng trong số đó không biết có bao nhiêu người là “một người được dựng nên mới trong Chúa,” bao nhiêu người lột bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới.” Đó là lý tại sao thế giới còn hổn loạn, con người càng ngày càng gian ác hơn, vi khuẩn càng ngày càng độc hại hơn.
Anh chị em đi nhóm với con cái Chúa trong sự hiện diện của Chúa, nên đi ra với sự hiện diện của Chúa để gương mặt sáng rở.
ĐỘNG LÒNG THƯƠNG XÓT, THẢ RA VÀ THA NỢ
Chúa Giê-su kể câu chuyện một người mắc nợ vua một số tiền rất lớn mà không có cách gì trả nợ được. “Người đầy tớ ấy quỳ xuống trước mặt ông, lạy, và van xin rằng, ‘Lạy chúa, xin hoãn lại cho tôi, tôi sẽ trả hết nợ.’ Chủ động lòng thương xót, thả người ấy ra về, và tha luôn số nợ” (Ma-thi-ơ 18: 26-27).
ĐỘNG LÒNG THƯƠNG XÓT
Thương xót là cảm thông, ý thức được đau khổ của người khác. Vua thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của người mắc nợ.
Vua động lòng thương xót người đầy tớ không thể thanh toán món nợ, tha nơ cho anh.
Đa-vít nhận biết sự vi phạm của ông, ̀ông van nài, “Ðức Chúa Trời ôi, xin thương xót con theo tình thương của Ngài;
Xin xóa bỏ các vi phạm con theo lòng thương xót lớn lao của Ngài” (Thi thiên 51:1) Nhà tiên kiến Na-than nói với Đa-vít, “Chúa cũng bỏ qua tội của ngài; ngài sẽ không chết vì tội nầy” (2 Sa-mu-ên 12:13).
THẢ RA
Vua tha nợ cho người đầy tớ không có khả năng trả nợ, nên tha nợ cho anh, và thả cho anh đi tự do.
Trong thời kỳ luật pháp, Đức Chúa Trời yêu cầu dân Chúa phải hết lòng nghe theo tiếng Ngài, mà vâng giữ và thực hành tất cả những điều răn mà Môi-se truyền cho họ. Đây là món nợ quá lớn mà họ không thể trả nổi. Cuối cùng Con Ngài phải trả nợ thay cho hết thảy thế gian. Ngày nay tất cả mọi người đều có thể được thả ra với một đều kiện thật dễ dàng, đó là nhận lấy món quà nhưng không mà Chúa Cứu Thế ban cho chúng ta.
THA NỢ
Người đầy tớ không thể trả nợ, được vua thương xót thả ra và tha tội. Tuy nhiên, “người ấy ra ngoài, gặp một người bạn cùng làm đầy tớ với hắn, người ấy mắc nợ hắn một trăm đơ-na-ri; hắn túm lấy người ấy, bóp cổ người ấy, và nói, ‘Hãy trả nợ cho ta.’ Người này xin anh tha nợ, giống như anh đã xin vua tha nợ anh. “Nhưng hắn nhất định không chịu, bỏ đi, và bắt người ấy bỏ tù cho đến khi trả xong nợ” (Ma-thi-ơ 18:28, 30).
Có người báo cáo vụ việc với vua, “Vua nổi giận và truyền đem hắn giam vào ngục để hình phạt cho đến khi hắn trả xong số nợ” (câu 34). Wow!
Chúa Giê-su dạy chúng ta: “Xin tha tội lỗi chúng con, cũng như chúng con tha thứ cho người có lỗi với chúng con” (Ma-thi-ơ 6:12).
Chua tha nợ chúng ta để chúng ta tha cho kẻ phạm lỗi với chúng ta.
CẢM TẠ CHÚA TRONG MỌI CẢNH NGỘ
Chắc anh chị em có nhiều người thương, nhưng cũng có một ít người ghét vì những lý do khác nhau.
Chúa chúng ta là Đấng không hề phạm tội, nhưng không vì thế mà khỏi chịu thập hình, trong khi chúng ta là những tội nhân, yếu đuối, bất toàn, bị người đời ghét là điều bình thường. Chúa dạy chúng ta cảm tạ Ngài trong mọi cảnh ngộ.
Chúng ta cảm tạ Chúa vì những người thương chúng ta nhắc nhở chúng ta làm điều thiện, và những người ghét chúng ta nhắc nhở chúng ta tránh điề̀u ác.
Lời Chúa dạy: “những gì chân thật, những gì đáng tôn trọng, những gì công chính, những gì trong sạch, những gì đáng yêu mến, những gì đáng tuyên dương, những gì xuất sắc, và những gì đáng khen ngợi, xin anh chị em hãy nghĩ đến những điều ấy” (Phi-líp 4: 8). Chúng ta nghĩ đến những điều này và cảm tạ Chúa trong mọi cảnh ngộ. Kết quả là: “ Sự bình an của Ðức Chúa Trời, vượt quá mọi khả năng hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và trí của anh chị em trong Ðức Chúa Jesus Christ” (4: 7).
Từ ngày hôm nay, hãy tập cảm tạ Chúa trong mọi cảnh ngộ.
BƯỚC NGOẶT
Chắc chúng ta ai cũng có một hoặc nhiều bước ngoặt. ‘Bước ngoặt’ là một thời điểm khi sự thay đổi có tính cách quyết định xảy ra. Tôi xin nêu ra ba trường hợp.
Trường hợp Áp-ra-ham
Tha-rê đưa gia đình từ U-rơ, xứ Canh-đê di dời đến Ca-na-an. Nhưng khi đến Cha-ran thì ông dừng lại (Sáng thế ký 11). Sau khi Tha-rê qua đời một hôm Đức Chúa Trời hiện ra cùng Áp-ram và phán với ông, “Hãy rời khỏi xứ sở ngươi, bà con ngươi, và nhà cha ngươi, để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho” (Sáng thế 12:1). “Áp-ram ra đi như Chúa đã phán với ông và Lót đi với ông. Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi khi ông rời khỏi Cha-ran" (Câu 4). Đó là bước ngoặt trong cuộc đời ông. Nếu ông không chịu rời vùng thoải mái và ra đi theo lời Chúa phán thì chúng ta có một Cựu Ước khác, không giống Cựu Ước chúng ta đang đọc và Chúa Giê-su không có Danh xưng “Con Vua Đa-vít.”
Trường hợp Giô-sép
Bước ngoặt của Giô-sép là lúc ông được Gia-cốp sai đi thăm các người anh. “Các anh con đang chăn bầy ở Si-chem phải không? Lại đây, cha muốn sai con đi thăm họ ” (Sáng thế 37:12). Giô-sép bị các người anh ghen ghét và càng bị ghét nhiều hơn khi ông nằm mơ thấy các anh phục tùng ông. Khi Giô-sép ở ngoài sự bảo vê c̣ủa cha, các anh định giết ông, nhưng Đức Chúa Trời bảo toàn mạng sống ông cho chương trình cứu chuộc của Ngài. Giô-sép bị bán cho những lái buôn người Ích-ma-ên. Nếu Gia-cốp không sai Giô-sép đi thăm các anh thì Chúa sẽ dùng một người khác làm một dân tộc thánh.
Trường hợp Đa-vít
Khác với Giô-sép, Đa-vít không được cha đối đãi một cạ́ch đặc biệt như Giô-sép. Ông được giao cho một công việc không quan trọng, đó là chăn chiên cho gia đình. Giống như Giô-sép Đa-vít được cha sai đi thăm các anh đang ở ngoài tuyến đầu. Đó là cơ hội của Đa-vít sử dụng ơn Chúa ban cho ông.
Giô-sép phải ở trong tù khoảng 10 năm mới trở thành Tể tướng Ai cập. Đa-vít phải mất khoảng 15 năm bị săn đuổi mới lên làm vua.
Anh chị em đang ở trong vùng thoải mái hay đang chuyển hướng để tiến về một mục đích mà Chúa muốn anh chị em đi đến không?
VÌ SAO TÔI HIỆN HỮU?
Có lẽ nhiều người tự đặt câu hỏi trên. Mục sư Robert Morris trình bày như sau.
Mục đích của chúng ta không phải là địa vị của chúng ta.
Chúa kêu gọi Môi-se trở lại Ai-cập để giải cứu dân Ngài khi ông đang chăn chiên. A-mốt được Chúa kêu gọi vào chức vụ khi làm nghề nông. Giê-rê-mi được Chúa kêu gọi vào chức vụ khi còn trẻ. Phao-lô ̣được Chúa kêu gọi khi ông tìm bắt những người tin Chúa.
Câu hỏi: anh chị em đang làm gì? Cầu xin Chúa tỏ bày cho biết đó có phải là mục đích của Chúa cho quí vị không? Hãy chuẩn bị tinh thần vì Chúa có thể kêu gọi anh chị em phải từ bỏ danh vọng, giàu sang.
Mục đích của chúng ta không phải là sự cung ứng của chúng ta.
Theo mạng google.com, Đa-vít bắt đầu sự nghiệp lúc 15 tuổi và lên ngôi vua lúc 30 tuổi. Trong 15 năm Đa-vít chạy trốn trước sự săn lùng của Sau-lơ. Trong khi Sau-lơ dư dật thì Đa-vít phải nương nhờ Chúa cung ứng mọi nhu cầu của ông (Thi thiên 1:1).
Chúa phán với tiên tri Ê-li: “Trong những năm tới sẽ không có sương hoặc mưa rơi xuống đất, trừ phi Ta tuyên bố trở lại” (1 Vua 17:1).
Rồi Chúa truyền cho Ê-li: “Ngươi sẽ uống nước trong khe, và Ta đã truyền cho quạ nuôi ngươi tại đó” (Câu 4).
“Vậy Ê-li đi và làm theo như lời CHÚA đã phán dạy. Ông đến sống tại khe Kê-rít, về phía đông sông Giô-đanh. Chúa cung ứng cho Ê-li: “Buổi sáng, các chim quạ mang bánh và thịt đến cho ông; chiều đến, chúng cũng mang bánh và thịt đến. Ông uống nước trong khe. 7 Nhưng sau một thời gian, nước trong khe khô cạn, bởi vì trong xứ không có mưa” (Câu 5-7).
Phao-lô may trại trong khi thi hành chức vụ.
Mục đích của chúng ta là điều chúng ta theo đuổi
Nhiều khi chúng ta theo đuổi những điều xấu. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt có mục đích khác khi ông theo Chúa, nhưng ông phản Chúa khi nhận biết Chúa không đáp ứng nhu cầu của ông. Xa-chê thay đổi mục đích khi nhận ra mục đích thực của ông.
Phao-lô tìm bắt những người tin Chúa, nhưng hăng say truyền giáo khi biết mụch đích thực của ông.
Anh chi em đang theo đuổi điều chi? Đó có phải là mục đích thật không? Lời Chúa dạy, ‘Hãy vui thỏa trong Chúa,
Và Ngài sẽ ban cho bạn những điều lòng bạn ao ước” (Thi thiên 37:4).
Chúng ta có thể biết được mục đích thật khi dành nhiều thì gian tương giao với Đức Chúa Trời.
QUEN BIẾT, LỚN LÊN VÀ RẠNG NGỜI
QUEN BIẾT
Giăng 35-39: “Hôm sau, Giăng lại đứng tại đó với hai trong số các môn đồ của mình. 36Khi nhìn thấy Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, ông nói: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời!” 37Hai môn đồ nghe ông nói, liền đi theo Đức Chúa Jêsus. 38Đức Chúa Jêsus quay lại, thấy họ đi theo thì hỏi: “Các ngươi tìm ai?” Họ thưa: “Ra-bi (nghĩa là Thầy), Thầy đang trọ ở đâu?” 39Ngài phán: “Hãy đến xem.” Họ đến xem chỗ Ngài trọ, và ở lại với Ngài trong ngày đó. Lúc ấy vào khoảng bốn giờ chiều.”
Giăng, người làm phép báp tem giới thiệu Chúa Giê-su với các môn đệ. Có hai mgười liền đi theo Ngài. Có lẽ họ muốn kiểm chứng điều Giăng nói. Họ theo Chúa để tìm hiểu Ngài rõ hơn. Nhiều người theo tà giáo vì vội tin trong khi chưa tìm hiểu thấu đáo.
Trong khi Phao-lô bị giam ở La-mã, ông viết cho người Phi-líp, “ Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi xem những lợi lộc mình có như là lỗ. 8Hơn thế, tôi cũng xem tất cả mọi sự như là lỗ, vì sự nhận biết Đấng Christ Jêsus, Chúa tôi, là quý hơn hết. Vì Ngài, tôi đành chịu lỗ tất cả, và xem những điều đó như rác rưởi, để được Đấng Christ, 9và được ở trong Ngài” (Phi-líp 3:7-9). Đối với con cái Chúa, quen thân Chúa là ưu tiên. Khi Chúa đến thăm gia đình La-xa-rơ, trong khi bà Ma-thê bận rộn nấu nướng bà Ma-ri ngồi nghe Chúa dạy. Chúa đánh giá cao sự liên hệ với Ngài hơn là phục vụ.
LỚN LÊN
Phao-lô ví sánh người mới tin Chúa với ‘con đỏ.’ Trẻ sơ sinh phải uống sữa mới lớn. Phao-lô cáo trách người Cô-rinh-tô không chịu ăn thức ăn cứng, nhưng chỉ hài lòng với sữa thôi. Người viết thư Hê-bơ-rơ cũng cáo trách một số người vẫn còn học những điều căn bản thay vì họ có thể dạy người khác. Chúa Giê-su dạy rằng phải “ở trong Ngài,” phải thường xuyên học từ Ngài mới lớn lên, vì “ ngoài Ngài” thì không lớn lên được. Lớn lên hay trưởng thành phải học hỏi lời Chúa.
Thi thiên 119: 99, 100: “Con thấu hiểu hơn tất cả những người dạy con,
Vì con suy ngẫm các chứng ước Chúa.
Con thông hiểu hơn các bậc lão thành,
Vì con tuân giữ kỷ cương của Chúa.”
RẠNG NGỜI
Chúa Giê-su khẳng định, “Các con là ánh sáng cho thế gian” bởi vì chúng ta phản ánh sự sáng của Chúa, Ngài là ánh sáng. Xuất-Ê-díp-tô-ký nói mặt Môi-se rực sáng sau khi hội kiến Đức Chúa Trời. Muốn cho người khác nhìn thấy Chúa trong chúng ta, phải dành thì gian để gần bên Chúa, để học lời Ngài. “Ai có các điều răn của Ta và vâng giữ, ấy là người yêu mến Ta” (Giăng 14:21).
ĐÀO SÂU LỜI CHÚA
Sáng nay, tôi đọc thi thiên 119:57-64, xin chia sẻ kinh nhgiệm với lớp học.
Câu 1: “Chúa ôi, Ngài là phần cơ nghiệp của con;
Con nguyện với lòng rằng con sẽ luôn vâng giữ lời Ngài.” (Bản dịch 2011)
“Đức Giê-hô-va là phần của tôi..” (Bản dịch TT)
Thi 16:5: “CHÚA là phần cơ nghiệp và là chén của tôi. Chính Ngài là Đấng nắm giữ cơ nghiệp cho tôi.”
Trong nhiều bản dịch, cơ nghiệp, phần hoặc phần cơ nghiệp đồng nghĩa.
Mạng gotquestions.org giải thích: Từ Hi bá ‘mơ-nát’ có nghĩa là phần được chia cho, ví dụ người con ‘Hoang đàng’ đòi cha chia cho phần gia tài của anh.
119:58: “Tôi đã hết lòng cầu khẩn ơn Chúa, Xin ban ơn cho tôi tùy theo lời Ngài hứa.” (Bản TT)
“Con hết lòng cầu xin ơn huệ Ngài;
Xin khoan dung độ lượng với con, theo như lời Ngài.” (Bản 2011)
“Con hết lòng nài xin ơn Ngài ban phước.
Xin thương xót như Chúa đã phán tuyên.” (Bản HĐ)
119:59, 60: “Tôi tư tưởng về đường lối tôi, Bèn trở bước tôi về chứng cớ Chúa. Tôi lật đật, không chậm trễ, Mà gìn giữ các điều răn Chúa” (Bản TT)
“Con xem xét lại các đường lối mình,
Và quay bước trở về với các chứng ngôn Ngài.” (Bản 2011)
KẾT LUẬN
Điều tôi muốn chia sẻ là khi một bản dịch không rõ nghĩa, tham khảo nhiều bản dịch để hiểu rõ hơn.
TOÀN TẠI, NỘI TẠI VÀ BIỂU HIỆN
Đức Chúa Trời hiện diện trong ba trạng thái.
Ngài toàn tại
Kinh thánh nói: “Con sẽ đi đâu xa Thần Chúa? Con sẽ trốn đâu khỏi sự hiện diện của Ngài? Nếu con lên trời, Chúa ở tại đó, Nếu con nằm dưới âm phủ, kìa Chúa cũng có ở đó. Nếu con chắp cánh hừng đông Bay qua tận cùng biển cả, Tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt con, Tay phải Chúa sẽ nắm giữ con” (Thi thiên 139:7-10). Đức Chúa Trời hiện diện ở mọi nơi.
Thi sĩ người Pháp Victor Hugo trong thế kỷ 19 viết một bài thơ mô tả Ca-in chạy trốn Đức Chúa Trời. Ca-in chạy đi đâu cũng không thoát khỏi con mắt của Chúa nhìn ông chằm chặp. Sau cùng ông chui xuống mồ, con mắt cũng nhìn ông.
Ngài nội tại
Khi một người tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa thì Ngài báp tem người ấy trong Đức Thánh Linh, nghĩa là Đức Thánh Linh sẽ ngự vào lòng người tin. Sau đây là một vài bằng chứng:
1 Cô-rinh-tô 3:16: “Anh chị em không biết rằng anh chị em chính là đền thờ của Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh chị em sao?”
Ê-xê-chiên 36:27: “Ta sẽ đặt thần Ta trong các ngươi, khiến cho các ngươi đi theo các quy luật và cẩn thận làm theo các sắc luật của Ta.”
Chúa ở trong chúng ta và chúng ta làm gì với Ngài? Ngài có làm chủ tấm lòng chúng ta như trong căn nhà rêng của Ngài không, hay là Ngài chỉ là một người khách?
Sự hiện diện biểu hiện của Đức Chúa Trời
Khi Chúa làm chủ hoàn toàn căn nhà nghĩa là khi nào chúng ta ̣̀đầu phục Ngài hoàn toàn thì lúc ấy sự hiện diện của Ngài trở thành biểu hiện. Chúng ta sống trong sự hiện diện biểu hiện của Ngài khi chúng ta kết nối cùng Ngài. Kinh Thánh dạy, “ Nếu tôi giữ điều ác trong lòng,
Ắt Chúa đã chẳng nghe tôi” (Thi thiên 66:18).
Khi điều ác vẫn còn trong chúng ta, chúng ta không thể tương giao với Chúa, và không thể sống trong sự hiện diện biểu hiện của Ngài. Một người tin Chúa, nhưng không sống trong sự hiện diện biểu hiện của Ngài thì cũng như một người chưa tin. Người ấy vẫn được cứu, nhưng đời sống không thành công.
Khi Xa-chê gặp gở Chúa Giê-su ông mạnh dạng công b́ố ““Lạy Chúa, đây này, con xin phân phát một nửa tài sản của con cho người nghèo khổ, và nếu con có bóc lột ai bất cứ điều gì, con xin bồi thường gấp tư!” (Lu-ca 19:́).
Khi chúng ta không sống trong sự hiện diệu biểu hiện của Chúa, chúng ta sẽ vào vườn Ghết-sê-ma-nê để ngủ vì thiếu sức để thức tỉnh để cầu nguyện.
VACXIN THUỘC LINH
VACXIN
Thi thiên 139:14a: “Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng.”
Thật vậy, cơ thể của con người được trang bị bằng một hệ đề kháng để chống lại vi trùng và vi khuẩn gây bệnh. Sau khi một người bị một chứng bệnh như sốt rét, viêm gan...hệ đề kháng của người ấy có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ấy. Dựa vào sự kiến này, những nhà bào chế tạo ra vacxin để giúp hệ đề kháng
i. Nhận ra những vi khuẩn độc,
ii.Tạo ra những thể kháng để chống lại bệnh tật.
Hiện nay người ta chưa tìm ra được thuốc trị Covid-19, nhưng chỉ chế ra vacxin để ngừa bệnh thôi.
Trong khi hệ miễn nhiễm của chúng ta có thể̉ yếu, không có khả năng đề kháng, tâm linh không được trang bị với hệ đề kháng bẩm sinh.
Vacxin thuộc linh
Kinh Thánh nói, “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa” (Thi thiên 119:11).
Muốn được lành mạnh về phần hồ̀n chúng ta phải chủng ngừa bằng vacxin thuộc linh, ấy là Lời hằng sống. Kinh Thánh có quyền năng ngăn ngừa tội lỗi. Tỉnh nguyện hằng ngày là phương cách tốt hơn hết đề ngăn ngừa tội lỗi.
CÓ BAO GIỜ CHÚA GIÊ-SU CƯỜI KHÔNG?
Anh chị em có nhớ chổ nào trong Kinh Thánh nói Chúa Giê-su cười không? Tôi cũng không thấy. Có thể nào chúng ta đoán ra được Ngài có cười không? Chắc có thể.
Danh xưng ưa thích Chúa thường dùng để tự gọi mình là “Con Người.” Ngài có hai bản tính: thần tính và nhân tính. Trong thân xác con người, có lúc Chúa buồn, và có lúc vui.
Lời Chúa dạy, “Hãy vui với những người vui, khóc với những người khóc” (Rô-ma 12:15). Chắc Chúa cũng vui khi chúng ta vui. Tôi nghĩ là Chúa cười:
Khi thấy những thực khách thưởng thức nước hoá thành rượu,
Khi thấy những ngư phủ kéo lên một mẻ lưới đầy cá,
Khi thấy Xa-chê thay đổi,
Ngài cười khi thấy quỷ vương bỏ đi vì không thể cám dỗ Chúa,
Khi Ngài đãi trên 5000 người ăn trưa với ba con cá và năm cái bánh,
Khi người mù nhìn thấy, người què đi
Khi người chết sống lại, và
viii. Đặc biệt là khi Ngài công bố sứ mạng của Ngài trên đất đã hoàn tất, “Xong rồi” (Giăng 19:30).
Thi thiên 2: 4: “Đấng ngự trên trời cười,
Chúa chế nhạo chúng nó.”
Đấng ngự trên trời là Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời. Như vậy câu thi thiên trên nói rõ là Chúa Giê-su cười. Khi Chúa bị đóng đinh, Sa-tan vổ tay, trong khi Chúa Giê-su cười chúng.
“Vì thế, Đức Giê-su đáp cùng họ rằng: “Thật vậy, Ta bảo các ngươi: Con chẳng tự mình làm bất cứ việc gì, trừ những việc Con đã thấy Cha làm, vì điều gì Cha làm thì Con cũng làm y như vậy” (Giăng 5:19).
Chúa Giê-su cười khi thấy Chúa Cha cười.
Cho nên Chúa dạy chúng ta: “Hãy vui mừng mãi mãi; 17 cầu nguyện không ngừng; 18 trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-su” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18).
BAO GIỜ CŨNG CÓ ÁNH SÁNG
Amanda Gorman là một nhà văn và thi sĩ tuổi trẻ, tài cao. Cô tốt nghiệp đại học Harvard, môn xã hội học, hạng danh dự, trúng giải thưởng văn chương. Cô được mời đọc bài thơ The Hill We Climb (Ngọn Đồi Chúng Ta Leo) trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Joseph Biden. Bài thơ kết thúc:
“There is always light, if only we were brave enough to see it. If we were brave enough to be it.” (Bao giờ cũng có ánh sáng nếu chúng ta can đảm đủ để nhìn thấy nó. Nếu chúng ta đủ can đảm để trở thành nó).
BAO GIỜ CŨNG CÓ ÁNH SÁNG
Bắt đầu công cuộc sáng tạo “Ðức Chúa Trời phán, “Phải có ánh sáng,” thì có ánh sáng” (Sáng thế 1:3). Ánh sáng thì tối cần cho sự sống. Mọi sinh vật đền cần ánh sáng. Kinh Thánh nói, “Ðức Chúa Trời là ánh sáng; trong Ngài không có một chút bóng tối” (1 Giăng 1:5). Kinh Thánh cũng nói về Chúa Giê-su: “Trong Ngài sự sống đã hiện hữu, và sự sống là ánh sáng của nhân loại” (Giăng 1:4). Chúa Giê-su “là ánh sáng thật đã đến thế gian soi sáng mọi người” Câu 9. Ánh sáng có sẵn cho mọi người, nhưng nhiều người thích đi trong bóng tối.
CAN ĐẢM ĐỂ NHÌN THẤY
Tôi không hiểu cô Amanda muốn nói gì khi cô viết “Nếu chúng ta can đảm đủ để nhìn thấy nó.” Theo tôi thì chúng ta không cần can đảm để nhìn thấy ánh sáng. Đức Chúa Trời là ánh sáng, Chúa Giê-su là ánh sáng. Chúng ta chỉ cần có đức tin ̣để nhìn thấy Chúa. Người mù cầu xin Chúa chữa lành để thấy ánh sáng mặt trời và sự vinh quang của Ngài trong khi những thầy thông giáo không mù nhưng không nhận biết Ngài.
Trong đồng vắng xứ Ma-đi-an, đang khi Môi-se chăn chiên thì “Thiên Sứ của Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa giữa một bụi gai cháy.” (Xuất-ê-díp-tô 3:2). Môi-se tẽ bước lại xem vì hiếu kỳ hơn là can đảm.
CAN ̣ĐẢM ĐỂ LÀ ÁNH SÁNG
Chúa Giê-su yêu cầu người muốn theo Ngài: “Nếu ai muốn theo Ta, người ấy phải từ bỏ chính mình và vác thập tự giá mình mà theo Ta” (Ma-thi-ơ 16:24). Người thiếu can đảm không muốn tự bỏ mình và cũng không muốn vác thập tự giá. Người ấy tiếp tục đi trong bóng tối. Muốn can đảm cần có đức tin. Một người tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình thì được gọi ra khỏi nơi tối tăm để vào ánh sáng diệu kỳ của Ngài (1 Phi-e-rơ 2:9). Những người tin Chúa là “ánh sáng của thế gian,” không còn muốn đi trong tối tăm.
Để là ánh sáng, nhiều con cái Chúa bị bạn bè, thân nhân từ bỏ, bị chính quyền bắt bớ.
Anh chị em nhìn thấy ánh sáng chưa, và là ánh sáng của thế gian chưa?
KHÔNG ĂN TRỘM, LÀM VIỆC, BAN CHO
Ê-phê-sô 4:28: “Kẻ quen trộm cắp, đừng trộm cắp nữa, nhưng hãy siêng năng tự tay mình làm ăn lương thiện để có thể giúp người túng thiếu.”
ĐỪNG TRỘM CẮP NỮA
Ăn trộm là vi phạm điều răn th́ứ tám. Ăn trộm là lấy tài sản của người khác làm của mình. Ăn trộm là không tin Chúa cung ứng mọi nhu cần của chúng ta. Ăn trộm không chỉ là vào chợ, lấy đồ rối tỉnh bơ đi ra mà không trả tiền, nhưng còn không chăm chỉ làm việc cho chủ, đến sở trể và ra về trước giờ tan sở.̀ Lấy dụng cụ trong sở mang về nhà cũng là ăn cắ́p. Anh chị em đã nghe Chúa phán chưa ạ? Vậy hãy xét mình và ngưng ăn trộm.
Trên đây nói về ăn trộm tài vật. Anh chị em có nghe nói về ăn trộm thuộc linh chưa? Kinh Thánh nói, “Người ta có thể ăn trộm Đức Chúa Trời không? Vậy mà các ngươi ăn trộm của Ta. Nhưng các ngươi nói: ‘Làm sao chúng tôi ăn trộm của Ngài?’ Trong các phần mười và các của lễ dâng” (Ma-la-chi 3:́8).
LÀM VIỆC
Kinh Thánh dạy: “Nếu ai không muốn làm việc thì cũng đừng ăn.” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:10). Khi không làm việc thì không có thu nhập, không thu nhập thì không có gì để cung ứng nhu cầu hằng ngày, và phải ăn trộm. Không phải tất cả mọi người đều giàu có, nhưng không đủ là vì lười. Nhiều người không thể nghỉ hưu vì lúc còn nhỏ không chịu làm việc.
Phao-lô hầu việc Chúa, được quyền nhận trợ cấp từ các Hội thánh, nhưng ông may trại để chu cấp mà không phải là gánh nặng cho con cái Chúa.
BAN CHO
Không chỉ siêng năng làm việc thôi, nhưng nên làm thêm để có thể giúp người không thể làm việc, hoặc thiếu thốn. Kinh thánh dạy: “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Công vụ 20:35). Có phước tại vì có mới cho được, còn không có thì có gì mà cho. Sách Lu-ca kể chuyện một người tên Xa-chê, nột người thu thuế, một người tham tiền. Ông tin Chúa và được biến đổi. Trước mặt Chúa, ông tuyên bố: “ “Lạy Chúa, đây này, con xin phân phát một nửa tài sản của con cho người nghèo khổ, và nếu con có bóc lột ai bất cứ điều gì, con xin bồi thường gấp tư!” (Lu-ca 19:́8).
Điểm yếu của Xa-chê là tham lam, điểm mạnh của ông là làm việc. Khi gặp Chúa thì ông không còn tham lam.
BỰC MÌNH, TỨC GIẬN, THÙ GHÉT VÀ GIẾT NGƯỜI
BỰC MÌNH
Sách Sáng Thế ký ghi lại sự xung đột giữa Ê-sau và Gia-cốp. Ê-sau là con trưởng nam, có quyền hưởng hai phần gia tài. Gia-cốp không bằng lòng thân phận mình. Ông lợi dụng lúc Ê-sau đói để mua quyền trưởng nam với giá rẻ, một bát cháu ̣đậu đỏ. Nhưng việc này chưa khiến cho Ê-sau bực mình cho đến khi Y-sác từ chối chúc phước cho Ê-sau vì đã chúc phước cho Gia-cốp.
TỨC GIẬN
“Từ đó, Ê-sau căm ghét Gia-cốp vì Gia-cốp đã cướp phước lành của mình. Ê-sau tự nhủ: “Cha ta gần qua đời rồi; bấy giờ ta sẽ giết Gia-cốp!” (Sáng thế 27:41)
Từ bực mình Ê-sau tức giận.
GIẾT NGƯỜI
Tức giận, Ê-sau nghĩ đến việc giết em.
Sách Sáng Thế ký cũng ký thuật câu chuyện của Ca-in và A-bên.
“Sau một thời gian, Ca-in đem hoa lợi đồng ruộng dâng lên cho CHÚA. 4 A-bên cũng mang con vật đầu lòng luôn với mỡ[b] dâng cho CHÚA. CHÚA chiếu cố đến A-bên và lễ vật của ông, 5 nhưng Ngài không chiếu cố đến Ca-in và lễ vật của ông. Vì thế Ca-in rất giận và sầm mặt xuống” (Sáng thế 4:-5).
Ca-in bực mình vì Chúa không chiếu cố đến lễ vật của ông. Từ bực mình Ca-in oán ghét và giết em.
Chúa Giê-su dạy: “Cho nên khi con dâng lễ vật trên bàn thờ mà nhớ lại rằng một anh em con có điều gì bất bình cùng con, 24 hãy để lễ vật ở trước bàn thờ, đi giải hòa cùng anh em mình trước đã, rồi hãy trở lại dâng lễ vật” (Ma-thi-ơ 5:23, 24). Chúng ta phải giải hòa để tránh tranh chiến và tranh chiến có thể đưa đến giết người.
Trong Ma-thi-ơ ̀5, Chúa cũng dạy: ‘Ai giận anh em mình, người ấy đáng bị trừng phạt” (Câu 22).
Năm mới anh chị em nên giải hòa với người có vấn đề với mình để tâm hồn được nhẹ nhàng.
ĐỨC TIN, HY VỌNG VÀ TÌNH YÊU THƯƠNG
“Nên bây giờ còn ba điều này: Đức tin, hy vọng và tình yêu thương. Nhưng điều lớn hơn hết là tình yêu thương” (1 Cô-rinh-tô 13:13).
ĐỨC TIN
Trong khi những tôn giáo yêu cầu phải có việc làm mới được cứu, Cơ Đốc giáo chỉ yêu cầu có đức tin thôi.
Áp-ra-ham là tổ phụ của người Do thái và người Á-rập, và tổ phụ tinh thần của Cơ Đốc nhân. Kinh Thánh nói: “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và vì thế được kể là công chính.” Công chính nghĩa là ngay thẳng trước mặt Đức Chúa Trời. Kinh Thánh khẳng định: “ vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của Đức Chúa Trời,” (Rô-ma 3:23).
Khi một người nhìn nhận mình là kẻ có tội và xin Chúa Cứu Thế tha thứ, tức khắc người đó được xưng là tốt bởi vì người ấy được tha tội và Đức Chúa Trời không coi người ấy là tội nhân, người tin Chúa sẽ được liên hệ với Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế Giê-su.
HY VỌNG
Chắc chắn chúng ta ai cũng ước mơ một điều gì tốt đẹp xảy ra cho mình. Kinh Thánh dạy rằng đức tin và hy vọng hay là trông mong liên qua với nhau: “Đức tin là thực chất của những điều ta hy vọng, là bằng chứng của những việc ta không xem thấy” (Hê-bơ-rơ 11:1).
Nhà giải kinh William Barclay nói: “Đó không phải là niềm hy vọng trông ngóng, mong ước, nhưng là niềm hy vọng nhìn về phía trước với lòng tin tưởng chắc chắn.”
Cơ Đốc nhân không hy vọng vào sự sống đời đời, nhưng biết chắc rằng sẽ sống đời.
Khi một người tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình thì người ấy không thể thắt vọng.
TÌNH YÊU THƯƠNG
Kinh Thánh nói “Đức Chúa Trời là tình yêu thương..”
“Hãy cảm tạ CHÚA vì Ngài là thiện;
Vì tình yêu thương bền vững của Ngài còn mãi mãi” (Thi thiên 107:1).
“Nguyện họ cảm tạ CHÚA vì tình yêu thương bền vững của Ngài” (107: 8).
“ Nguyện họ cảm tạ CHÚA vì tình yêu thương kiên trì của Ngài” (107:15).
Chúa yêu thương chúng ta trước, yêu thương một cách vô điều kiện.
Cơ Đốc giáo chỉ có hai điều răn:
“Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết lý trí yêu kính Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.[h] 38 Đó là điều răn thứ nhất và quan trọng nhất. 39 Còn điều răn thứ hai cũng như thế: ‘Hãy yêu thương người khác[i] như chính mình.’[j] 40 Tất cả Kinh Luật và Kinh Tiên Tri đều dựa vào hai điều răn này.” (Ma-thi-ơ 22:37-40)
Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta trước. Ngài ban Con Một của Ngài làm của lễ hy sinh để chuộc tội chúng ta. Để đáp lại tình yêu thương của Ngài ch́úng ta hết lòng, hết linh hồn, hết lý trí yêu kính Ngài, tin cậy Ngài và tin nhận Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời.
Phải nhớ ngày Sa-bát và giữ làm ngày thánh.
Lý do tại sao phải nghỉ ngơi:
i. Dành cho Chúa cơ hội cung cấp nhu cầu của chúng ta.
Trong hoang mạc người dân chỉ được lượm ma na đủ ăn trong một ngày, phần dư lại hóa sâu ngày hôm sau, và có mùi hôi. Tuy nhiên, ngày thứ sáu họ có thể lượm nhiểu hơn và để dành cho ngày thứ bảy, ngày không có ma na.
ii. Chúng ta không được thiết kế để làm việc liên tục.
Nhiều công ty có ba ca làm việc 24/24 giờ một ngày vì như vậy mới tận dụng được các máy và vì máy có khả năng chạy liên tục. Nhưng con người không phải là máy. Sau một ngày làm việc, con người tiêu thụ một số năng lượng. Nếu không ngủ nghỉ̉ thân thể không đủ sức tiếp tục hoạt động. Ngủ nghì̉ là lúc sức khoẻ được phục hồi.
Chúa Giê-su dạy: ““Ngày Sa-bát được thiết lập cho nhân loại chứ không phải nhân loại cho ngày Sa-bát” (Mác 2:27). Ngày sa-bát được thiết lập vì lợi ích của con người, không phải ngược lại.
Việc gì xảy ra khi chúng ta không nghỉ ngơi?
Trong thời Cựu Ước người bị bắt gặp làm việc trong ngảy Sa-bát bị kết tội tử hình (Dân số 16:32-36). Trong thời kỳ hiện đại chúng ta có thể làm việc 7 ngày một tuần, nhưng thân thể của chúng ta sẽ không chịu nổi và sẽ giảm tuổi thọ. Sống là hoạt động, nhưng mục ̣đích sống không phải là để làm việc. Những cửa hàng mở cửa bảy ngày cũng không thu nhập nhiều hơn những cửa hàng mở cửa sáu ngày.
Chúng ta không làm gì trong ngày Sa-bát?
Trong ngày Sa-bát chúng ta không làm việc liên quan đến công việc làm thường ngày. Chúng ta dành thì gian chất lượng cho vợ, chồng, con, cháu. Chúng ta nghỉ ngơi để cho thân thể phục hồi năng lượng đã mất.
Những người say mê làm việc được gọi là ‘workaholic,’ như người ghiền rượu. Họ ‘làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm. Thứ bảy chưa xong, làm thêm Chúa Nhật.’
Lười biếng thì không tốt, nhưng làm việc quá nhiều thì có hái hơn có lợi.
TẤM LÒNG ĂN NĂN THỐNG HỐI
Trích từ sách The Doctrine of Repentance của Thomas Watson
Kinh Thánh nói đó là một tấm lòng tan vỡ: “Tế lễ hy sinh đẹp lòng Đức Chúa Trời là tâm thần tan vỡ.
Đức Chúa Trời ôi, tấm lòng ăn năn tan vỡ
Ngài không khinh bỉ đâu" (Psa 51.17).
Vổ đùi (Giê-rê-mi 31,19), đấm ngực (Lu-ca 18.13), mặt bao gai (Ê-sai 22.12), bứt tóc (Ê-xơ-ra 9.3), tất cả là những dấu hiệu bên ngoài của nỗi buồn bên trong. Nỗi buồn này là:
(1) Để làm cho Chúa Giê-su quý giá.
Đấng Cứu Rỗi quý giá biết bao đối với một linh hồn bối rối! Bây giờ Chist là Christ, và lòng thương xót thực sự là lòng thương xót. Cho đến khi tấm lòng đầy thống hối, nó không phù hợp với Chúa Cứu Thế.
Một bác sĩ phẫu thuật là cứu tinh của một người đàn ông đang chảy máu từ vết thương của mình!
(2) Để xua đuổi tội lỗi.
Tội lỗi sinh ra đau buồn, và đau buồn giết chết tội lỗi. Nỗi buồn thánh là liều thuốc chữa lành tâm linh. Người ta nói rằng nước mắt của người ăn năn chữa lành bệnh phong. Nước mắt mặn giết chết con sâu của lương tâm.
(3) Để nhường chỗ cho sự an ủi vững chắc
" Những người gieo giống trong nước mắt,
Sẽ gặt hái với niềm hân hoan. " (TT 126:5).
Các hạt giống sám hối ướt mới thu hoạch nhiều. Sự hối cải làm vở ra áp xe của tội lỗi, và sau đó linh hồn được thoải mái. Bà An-ne, sau khi khóc, ra đi và không còn buồn nữa (1Sam 1:18).
Đức Chúa Trời khuấy động linh hồn tội lỗi giống như thiên sứ khuấy động nước trong hồ (Giăng 5:4), đã tạo ra cách chữa lành.
Nhưng không phải tất cả nỗi buồn đều chứng minh sự hối cải thực sự. Có nhiều sự khác biệt giữa nỗi buồn thành thật và nỗi buồn giả dối như giữa nước vào mùa xuân ngọt ngào, và nước mặn dưới biển.
Muốn cho năm 2021 được thịnh vượng chúng ta nên quay trở lại nếu mình đang đi sai hướng.
ĐIỀU CHI LÀ CỐT YẾU?
Thứ tự ưu tiên theo Khổng giáo là: tu thân, tề gia và trị quốc.
TU THÂN
Theo Khổng giáo một người đàn ông muốn làm lãnh đạo trước hết phải tu thân, kế đó là tề gia, rồi mới lo việc quốc gia đại sự. Một khi chưa đạt tiêu chuẩn của Gióp thì chưa thể tề gia. Tiêu chuẩn của Gióp là:”người trọn lành và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và xa lánh điều ác” (Gióp 1:1). Con người vốn mang tính tội lỗi, ít ai được như Gióp. Kinh Thánh cho chúng ta một giải pháp tuyệt vời ̣để trở nên trọn vẹn như ông Gióp. Phúc âm Giăng kể chuyện người tử tội tin Chúa và được ở trong Ba-ra-đi sau khi chết: “ Chúa phán cùng anh: “Thật Ta bảo cho con biết, hôm nay con sẽ ở với Ta trong Ba-ra-đi” (Lu-ca 23:48). Dựa vào lời Chúa, trước hết một người cần tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa, Ngài sẽ giúp người tin thân.
TỀ GIA
Người lãnh đạo Hội thánh biết ‘tề gia,’ nghĩa là “phải khéo quản trị gia đình mình, dạy dỗ con cái biết vâng phục với tất cả lòng tôn kính” (1 Ti-mô-thê 3:4). Quản trị gia ̣đình không phải dễ, nếu không đứng trên Lời Chúa và không cậy sức Chúa. Không nghe Lời Chúa không ai nghe lời cha mẹ dạy dỗ. Ít cha mẹ nào lại dạy con hư, nhưng nhiều đứa hư. Cũng có những người làm cha, làm mẹ làm gương xấu cho chúng.
TRỊ QUỐC
Sau khi đã đạt được tiêu chuẩn đạo đức cao và dạy dỗ con cái nên người, lúc đó một người mới hội đủ tư cách để lo việc nước. Người lãnh đạo Hội thánh cũng cần phải “không có gì đáng trách, là chồng chỉ một vợ, tiết độ, tự chủ, nhã nhặn, hiếu khách, có tài dạy dỗ, không nghiện rượu hoặc hung bạo, nhưng là người hiền hòa, không hay gây gổ, không tham tiền” (1 Ti-mô-thê 3:2, 3). Chúa Giê-su dạy: “Các con biết những kẻ được coi là người cai trị của dân ngoại thì thống trị dân, còn các quan lớn thì dùng quyền thế để cai trị. Nhưng giữa vòng các con thì không phải như vậy, vì ai muốn làm lớn phải làm tôi tớ các con. Còn ai muốn làm đầu trong các con, thì phải làm nô lệ cho mọi người. Vì Con Người đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người.” (Mác 10:42-45).
Cơ đốc nhân tu thân là vâng giữ điều răn và mệnh lệnh của Chúa Cứu Thế, quản trị gia đình và phục vụ Chúa và người khác.
BA ĐIỀU CẦN CÓ TRONG NĂM 2021
Anh chị em thân mến, Chúa Giê-su công bố rằng Ngài đã đến để cho chúng ta được sống và sống sung mãn, không phải sống sót, nhưng được thỏa lòng trong mọi tình huống (Giăng 10:10). Đời sống có chất lượng cần: sự hiện dện của Đức Chúa Trời, quyền năng của Đức Chúa Trời và con dân của Đức Chúa Trời.
Sự hiện diện của Đức Chúa Trời
Sau khi Chúa dùng dấu kỳ và phép lạ đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, Chúa hiện diện với họ qua cụm mây ban ngày và cụm lửa ban đêm. Chúa truyền cho Môi-se: “Con bảo họ làm cho Ta một Đền Thánh và Ta sẽ ở giữa họ” (Xuất-ê-díp-tô 25: 8). Khi người dân đóng trại chung quanh Đền Tạm, Chúa ở giữa dân Ngài. Bởi vì dân Chúa cứng cổ, cho nên Ngài muốn họ đi một mình, e rằng Ngài sẽ tiêu diệt ho. “Khi nghe tin dữ này, dân chúng đều khóc than như có tang và không một người nào đeo đồ trang sức” (Xuất 33:4).
Môi-se muốn biết ai sẽ ̣đi với ông, CHÚA đáp: “Chính Ta sẽ đi với con và sẽ cho con được an nghỉ.” Môi-se thưa: “Nếu chính Chúa không đi với chúng con, xin đừng sai chúng con đi khỏi đây” (33:14, 15).
Sách Sáng Thế Ký kể: “ Chủ chàng thấy Chúa ở với chàng, và Chúa đã phù hộ cho tất cả những gì tay chàng làm đều thành công tốt đẹp” (39:3). Chúa ở cùng Giô-sép và giúp ông thành công.
Quyền năng của Đức Chúa Trời
Chúng ta cần sự hiện diện của Chúa để có quyền năng vì chúng ta không làm chi được nếu thiếu quyền năng Ngài. Đa-vít ra tranh chiến cùng người khổng lồ khi chỉ là một thanh niên với kinh nghiệm chăn chiên. Đa-vít ra trận bằng Danh của Chúa các đạo quân (1 Sa-mu-ên 17:45). Ông thắng dũng sĩ Gô-li-át nhờ quyền năng Chúa.
Sam-sôn chỉ là một người bình thường. Có thể ông các được một vật nặng 100 kí. Nhưng khi “Thần của Chúa tác động trên ông mạnh mẽ,” thì Sam-sôn có thể xé một con sư tử như xé một con dê con (Quan xét 14:6).
Chúa Giê-su nói về chúng ta: “Tâm linh thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối” (Ma-thi-ơ 26:40). Muốn thực hiện những điều tâm linh mong muốn, chúng ta cần sự hiện diện và quyền năng của Thánh Linh. Một yếu tố quan trọng khác, đó là Hội thánh Chúa.
Hội thánh Chúa
Sách Khôn ngoan dạy: “Ai giao thiệp với người khôn ngoan sẽ học được khôn ngoan,
Ai làm bạn với kẻ điên dại sẽ có ngày mang họa” (Châm ngôn 13:20). Tín hữu cần thông công với con cái Chúa. Mỗi con cái Chúa đều được Chúa ban cho một hoặc nhiều ân tứ để xây dựng Hội thánh. Chúng ta nhóm lại để gầy dựng nhau. Đi nhóm ngày Chúa Nhật không chỉ để thờ phượng, nghe giảng Lời Chúa mà còn cầu thay cho nhau và khích lệ nhau nữa. Hội thánh ̣đầu tiên thành công bởi vì những tín hữu “cứ chuyên tâm vâng giữ lời dạy của các sứ đồ, giao hảo thân tình với nhau, tham dự lễ bẻ bánh và các buổi nhóm cầu nguyện” (Công vụ 2:42). Cho nên Kinh Thánh khuyên chúng ta: “Ðừng bỏ sự nhóm lại với nhau như một số người quen làm, nhưng hãy khuyên bảo nhau, và khi anh chị em thấy ngày ấy đến gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê-bơ-rơ 10:25).
Nếu anh chị em không có thói quen đi nhóm, không có thói quen tương giao với Chúa thì nên thay đổi thói quen để nhận lãnh quyền năng Chúa. Không có quyền năng Chúa chúng ta sẽ thất bại thảm thương. Thế gian muốn chúng ta thất bại. Khi chúng ta vấp ngã họ sẽ hỏi: “Chúa của anh ở đâu? Sao Ngài để cho anh thất bại?”
Ý Chúa được nên
Sáng nay dậy sớm tôi có cơ hội thưa chuyện với Chúa. Tôi thưa: “Lạy Chúa, con không hiểu tại sao Chúa không đặt người kính sợ Chúa lên cai trị dân Mỹ, mà lại để cho người chống nghịch Chúa lên cầm quyền cai trị?”
Chúa chỉ cho tôi vài câu Kinh Thánh. Chúa tạo dựng loài người theo hình và tượng Ngài, nghĩa là Ngài cho con người ý chí, được tự do quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Bà Ê-va chọn nghe lời ‘con rắn,’ Chúa không cản bà. Giu-đa phản Thầy, Chúa cũng ̣để ông làm.
Dân Chúa chán chế độ ‘thần trị,’ xin Chúa cho họ một ông vua bằng xương và thịt. Chúa chìu ý họ. Tuy nhiên, “CHÚA lập ngôi Ngài trên trời; Quyền cai trị Ngài trên khắp mọi vật” (Thi thiên 103:19). Dù cho con người lầm lỗi mục đích của Chúa vẫn được hoàn thành.
Chúa dạy chúng ta qua lời Ngài: “Mỗi người phải tùng phục các nhà cầm quyền trên mình, vì không có thẩm quyền nào không do Đức Chúa Trời đặt ra, và các nhà cầm quyền hiện có đều do Ngài thiết lập” (Rô-ma 13: 1). Điều chúng ta có thể làm là cầu nguyện: “Vậy ta khuyên con, trước hết phải dâng lên Đức Chúa Trời các lời khẩn nguyện, nài xin, cầu thay và tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được sống bình an, yên ổn, bằng sự tin kính và tấm lòng trung thực” (1 Ti-mô-thê 2:1, 2).
Chúa để cho người dân lựa chọn theo ý họ, nhưng Ngài có lời nói sau cùng. Lời Chúa dạy: “Vì ai gieo điều gì thì sẽ gặt điều ấy” (Ga-la-ti 6:7). Dân khôn ngoan bầu chọn người lãnh đạo tin kính sẽ gặt lợi ích, ngược lại họ sẽ gặt thiệt hại.
Chúng ta “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài chăm sóc anh chị em”. (1 Phi-e-rơ 5:7).
Ngôi Sao Bết-lê-hem
Theo tin tức của báo Washington Post, ngày 21 tháng 12, 2020 đánh dấu ngày đông chí, ngày ngắn nhất trong năm ở Bắc bán cầu và bắt đầu mùa đông. Tuy nhiên, ngày đông chí năm nay sẽ hơi đặc biệt với bóng tối bị chấm dứt bởi một tổ hợp hành tinh hiếm khi hội ngộ.
Sao Mộc và Sao Thổ sẽ gặp nhau trên bầu trời vào đêm thứ Hai và có thể xuất hiện như một “hành tinh đôi”. Đã gần tám thế kỷ kể từ khi cặp hành tinh này xuất hiện gần nhau trên bầu trời đêm. Năm 1623, sự kết hợp tương tự của các hành tinh đã xảy ra, nhưng ở cùng phía bầu trời với mặt trời; điều đó có nghĩa là kết hợp không thể nhìn thấy từ trái đất.
Sao Mộc và Sao Thổ sẽ đến đủ gần để tạo thành 'hành tinh đôi' đầu tiên có thể nhìn thấy được sau gần 800 năm
Điều đó làm cho chương trình tối thứ Hai trở nên đặc biệt hơn, vì chúng ta sẽ là những người trên trái đất đầu tiên chứng kiến nó kể từ trước thời của Marco Polo.
Mô phỏng vị trí của Sao Mộc và Sao Thổ vào đêm thứ Hai. (Stellarium-web.org)
Theo Earth Sky, các nhà thiên văn học không chắc liệu việc ghép đôi hành tinh sẽ xuất hiện dưới dạng một ngôi sao hay chỉ siêu gần nhau. Trong số các nhà thiên văn học, hầu hết nghiêng về các hành tinh có vẻ khác biệt. "Một phần của niềm vui là chờ xem", Bruce McClure, nhà văn hàng đầu về bầu trời cho biết.
Việc hội ngộ sẽ diễn ra mau - chỉ kéo dài khoảng hai giờ sau khi mặt trời lặn. Những người theo dõi bầu trời sẽ cần phải nhìn về phía tây-tây nam của họ khi trời tối, nơi họ sẽ nhìn thấy các hành tinh sáng, ghép đôi chiếu sáng qua hoàng hôn. Nếu chúng xuất hiện hợp nhất bằng mắt thường, kính viễn vọng hoặc ống nhòm sẽ giúp phân biệt chúng.
NASA cho biết rằng chúng sẽ đủ sáng để “có thể dễ dàng nhìn thấy từ các thành phố lớn” và đưa ra các mẹo để chụp ảnh cảnh tượng. Để có tầm nhìn tốt nhất, Sky and Telescope khuyên bạn nên tìm một vị trí có tầm nhìn không bị cản trở ra bầu trời phía tây nam.
Sao Thổ sẽ xuất hiện ngay bên phải Sao Mộc. Sao Mộc sẽ sáng hơn đáng kể và có màu hơi gỉ, trong khi Sao Thổ, một ánh sáng mờ hơn, sẽ có màu vàng hơn. Hai hành tinh đã nhích lại gần nhau hơn kể từ tháng Chín.
Mặc dù khoảng cách của chúng trên bầu trời đêm, sao Mộc và sao Thổ sẽ xa nhau hàng trăm triệu dặm. Tuy nhiên, chúng sẽ chỉ xuất hiện cách nhau một phần mười độ.
Sao Mộc, hành tinh thứ năm tính từ mặt trời, là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta. Nó là hành tinh đầu tiên trong số các hành tinh bên ngoài, một khối khí khổng lồ hơn Trái đất khoảng 320 lần. Bầu khí quyển của nó chủ yếu bao gồm hydro và heli. Những vòng xoáy khí khổng lồ tạo thành những cơn bão có thể kéo dài hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ.
Mặt khác, sao Thổ nhỏ hơn nhiều. Nó là hành tinh tiếp theo ra khỏi mặt trời sau Sao Mộc và cũng là một hành tinh khí khổng lồ. Một năm trên Sao Thổ tương đương với 29 năm trên Trái đất. Giống như Sao Mộc, bầu khí quyển của nó chủ yếu được tạo thành từ hydro và heli. Sao Thổ trông rất ấn tượng và phổ biến với các nhà thiên văn học sân sau do các vòng băng và hơi cacbonic của nó.
Theo NASA, cái gọi là "sự hội ngộ tuyệt vời" của Sao Mộc và Sao Thổ xảy ra cứ sau 20 năm hoặc lâu hơn, nhưng rất hiếm khi hai hành tinh này gần nhau trong bầu trời đêm. Sự kiện năm 1623 có thời gian đậu gần hơn một chút so với đêm thứ Hai.
Tuy nhiên, nếu đêm thứ Hai có nhiều mây, một số người trong chúng ta có thể có cơ hội bắt gặp hành tinh giao thoa lần nữa trong lần kết hợp tiếp theo lần đóng cửa này, dự kiến vào ngày 15 tháng 3 năm 2080.
Sau khi xuất hiện quá gần vào thứ Hai, cặp sao sẽ bắt đầu tách ra, ở gần nhau ngay cả vào khoảng Giáng sinh, nhưng sao Thổ sẽ xuất hiện xa hơn bên dưới và bên phải sao Mộc mỗi đêm.
Một số người đã so sánh cảnh tượng của đêm thứ Hai với "ngôi sao của Bethlehem" hoặc "ngôi sao Giáng sinh", theo truyền thống trong Kinh thánh, đã hướng dẫn ba nhà thông thái đến Bethlehem.
“Ngôi sao mà họ đã thấy ở phương Đông đã đi trước họ,” câu Kinh thánh đã dịch.
Vào đầu những năm 1600, nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler đã tính toán rằng sự kết hợp tương tự của Sao Mộc và Sao Thổ đã xảy ra ngay trước khi Chúa Giêsu sinh ra đời. Trong khi một số trạng thái có thể xuất hiện như ngôi sao huyền thoại của Bethlehem, các tính toán hiện đại đã chứng minh lý thuyết đó là không thể.
Trong khi đó, thứ Hai cũng đánh dấu ngày Đông chí, hay ngày ngắn nhất trong năm ở Bắc bán cầu. Đó là khi những tia sáng trực tiếp nhất của mặt trời chiếu xa về phía nam của đường xích đạo. Vào thời kỳ mùa xuân, quỹ đạo của Trái đất sẽ bắt đầu nghiêng bán cầu bắc về phía ánh sáng.
Thi thiên 19:1: “ Các tầng trời loan truyền vinh quang của Đức Chúa Trời,
Cõi không gian tuyên bố công việc của tay Ngài.”
Thi thiên 8:3 : “Khi tôi nhìn các tầng trời,
Là công việc của ngón tay Ngài;
Mặt trăng và các ngôi sao mà Ngài đã lập.”
2000 năm trước Đức Chúa Trời đã dùng Ngôi sao Bết-lê-hem là Máy định vị hướng dẫn những nhà bác học Phương Đông đến gặp Chúa. Năm 2020 Đức Chúa Trời cho hai ngôi sao gặp nhau để xác chứng Chúa Giê-su là Cứu Chúa.
Giáng sinh chỉ có ý nghĩa đối với ai tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của cá nhân mình.
TRONG MÙA GIÁNG SINH NĂM NAY ANH CHỊ EM NGHĨ ĐẾN ĐIỀU GÌ?
Câu trả lời của nhiều ngườì có lẽ là: “Tôi nghĩ đến Chúa.” Câu trả lời rất thích hợp vào thời ̣iểm mày. Câu hỏi tiếp theo là; “Chúa Giê-su nghĩ đến gì khi Ngài bị đóng đinh?” Chúng ta có thể biết qua những lời Ngài phán.
Giăng 19: 26: “Đức Giê-su thấy mẹ Ngài và môn đệ Ngài yêu quý đứng đó thì thưa với mẹ:
“Xin mẹ nhận người này làm con, hãy nhìn con trai của bà!”
Chúa Giê-su quan tâm đến bà Ma-ri. Có lẽ lúc chưa thi hành chức vụ Ngài là người chịu trách nhiệm về kinh tế gia đình. Những người con của bà Ma-ri có thể lo cho bà, nhưng Chúa cũng quan tâm đến bà.
Lu-ca 21: 43: “Thật Ta bảo cho con biết, hôm nay con sẽ ở với Ta trong Ba-ra-đi.”
Chúa quan tâm đến hai tử tội cùng bị đóng ̣̣đinh. Khi bắt đầu thánh vụ Chúa Giê-su công bố mục đích của Ngài: “Vì Con Người đã đến, tìm và cứu kẻ bị hư mất” (Lu-ca 19:10). Trước khi trút linh hồn Ngài còn cứu thêm m̀ột kẻ hư mất.
Lu-ca 23:34: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết mình đang làm gì!”
Thay vì kêu lửa từ trời giáng xuống để thiêu đốt những người giét Ngài như những người viết thi thiên nguyền rủa thì Chúa cầu xin Cha tha tội họ.
Ba lời phán trên đây của Chúa Giê-su và những câu Kinh Thánh khác cho biết ‘con người’ là quan tâm hàng đầu của Chúa. Khi Ngài kêu gọi các môn đệ, Ngài bảo họ: “Hãy theo Ta, Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới cứu người” (Ma-thi-ơ 4:19). Nói cách khác Ngài muốn họ theo Ngài để Ngài huấn luyện họ chăm sóc người khác như Ngài. Ngài quan tâm đén người khác vì ‘Ngài thương yêu thế gian đến nỗi hy sinh tính mạng để chuộc tội cho thế gian.
Người tin Chúa Giê-su nên học đánh lưới người như Ngài.
BA ĐIỀU ‘VẪN CÒN’
Đức Chúa Trời vẫn còn ngồi trên ngôi
Thi thiên 103:19: “CHÚA lập ngôi Ngài trên trời;
Quyền cai trị Ngài trên khắp mọi vật.”
Sau cuộc Tổng tuyển cử ngày ba tháng 11 vừa qua, nhiều người dân Mỹ không hài lòng với kết quả trong khi nhiều người khác vui cười hả hê, họ nghĩ là họ thắng lớn.
Đức Chúa Trời vẫn còn ngồi trên ngôi nghĩa là Ngài vẫn còn trị vì, Ngài vẫn còn điều hành mọi công việc. Chúng ta không thấy điều này vì tầm nhìn của chíng ta bị giới hạn.
Tại Sê-sa-rê Phi-líp Chúa Giê-su hỏi các môn đệ nói Ngài là ai, Phi-e-rơ thưa: “Thầy là Chúa Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (Ma-thi-ơ 16:16) “Đức Giê-su bắt đầu bày tỏ cho các môn đệ biết rằng Ngài phải đi lên Giê-ru-sa-lem và phải chịu nhiều đau khổ bởi các trưởng lão, các thượng tế và các giáo sư Kinh Luật; Ngài phải bị giết, đến ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại.
Phê-rơ đem Ngài riêng ra và nói: “Chúa ơi, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Thầy sẽ không bị như thế đâu!”
Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo Phê-rơ: “Hỡi Sa-tan, hãy lui ra sau Ta. Con làm cớ vấp phạm cho Ta, vì con không nghĩ đến việc của Đức Chúa Trời, mà chỉ nghĩ đến việc của loài người” (Câu 21-23).
Tầm nhìn của Phi-e-rơ là tầm nhình của con người.
Chúa Giê-su vẫn còn là câu trả lời
Gotquestions.org:
̣i. Chúa Giê-su vẫn còn là câu trả lời cho sự liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời bị sự sa ngã của loài người cắt đứt.
Giăng 14:6: “Ta chính là con đường, chân lý và sự sống, chẳng bởi Ta thì không ai đến cùng Cha được.” Duy chỉ thông qua Chúa Gê-su chúng ta mới làm hòa với Đức Chúa Trời.
ii. Chúa Giê-su vẫn còn là câu trả lời cho sự liên hệ của chúng ta với người khác bị cặt đứt. Vấn đề phân biệt chủng tộc và phân chia giai cấp vẫn còn. Duy chỉ trong Chúa Cứu Thế mới không còn có sự phân biệt giữi người Hy lạp và người Do thái. Chỉ trong Chúa Cứu Thế người ta mới thương yêu kẻ thù của họ được.
iii. Chúa Giê-su vẫn còn là câu trả lời cho sự vô nghĩa của cuộc sống.
Truyền Đạo 1:2: “Người Truyền Đạo nói:
Vô nghĩa, vô nghĩa, hư ảo! Hư ảo, vô nghĩa, vô nghĩa!"
Thú vui xác thịt thì tạm thời, không làm cho chúng ta thỏa lòng. Nhiều người thành công chết trẻ vì tìm ý nghĩa trong ma túy. Duy chỉ trong Chúa Cứu Thế chúng ta mới tìm thấy mục đích của đời sống vì Ngài đến để ban cho chúng ta sự su (Giăng 10:10).
iv. Chúa Giê-su quan tâm đến mọi người, Ngài sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của chúng ta và đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta.
Chúng ta vẫn còn phải thực hành việc của mình.
i. Chúa muốn chúng ta vâng giữ ̣điều răn của Ngài,
ii. Chúa muốn chúng ta tự bỏ mình đi, vách thập giá mình,
iii. Chúa không muốn chúng ta lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình.
TỪ HOẠN NẠN ĐẾN CHIẾN THẮNG
Khi gặp khó khăn, anh chị em nhìn thấy gì? Con đường cùn hay là ánh sáng cuối con đường hầm? Chúng ta ôn lại từng trải của Cứu Chúa trong những giờ phút cuối cùng của Ngài trên đất.
Hoạn nạn
Trong buổi tiệc chia tay, Chúa Giê-su biết đã đến lúc Ngài phải hy sinh. “Bấy giờ Đức Giê-su bảo các môn đệ: “Đêm nay, tất cả các con đều sẽ vấp ngã vì Ta, như lời Kinh Thánh đã chép:
‘Ta sẽ đánh người chăn,
Thì bầy chiên sẽ bị tan lạc” (Ma-thi-ơ 26: 31).
Sau đó Chúa cùng các môn đệ vào Vườn Ghết-sê-ma-nê, Ngài dành thì gian cầu nguyện với Cha.
Tin cậy
Khi không thể làm gì khác hơn thì chỉ biết tin cậy và vâng lời. “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài vì Ngài chăm sóc anh chị em” (1 Phi-e-rơ 1:7).
Chúa Cứu Thế phó thác mọi việc vào tay Cha: Ngài cầu nguyện:
“Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho chén này lìa khỏi con, nhưng không theo ý con mà theo ý Cha” (câu 39).
Đắc thắng
Phúc âm Giăng kể ̉: “Sau khi nếm giấm, Đức Giê-su thốt lên: “Xong rồi.” Đoạn, Ngài gục đầu xuống, trút linh hồn” (Giăng 19:30). Giô-sép, người A-ri-ma-thê và Ni-cô- đem lo việc chôn cất Chúa. “Tại khu vườn nơi Đức Giê-su bị đóng đinh, có một hang mộ mới chưa đặt xác ai. Vì hôm ấy là ngày Chuẩn Bị của người Do Thái và ngôi mộ lại ở gần, nên họ đặt xác Ngài tại đó” (19:41, 42).
Có lẽ lúc ấy kẻ thù Chúa vổ tay vì đã loại được kẻ thù của họ. Nhưng đó là lúc Cứu Chúa bắt đầu chiến thắng. Phúc âm Giăng kể: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ, lúc trời còn mờ mờ tối, Ma-ri Ma-đơ-len đến mộ, thấy tảng đá chận mộ đã dời đi” (Giăng 20: 1). Đức Giê-su hiện ra và gọi: “Ma-ri!” Ma-ri quay lại, kêu lên: “Ra-bu-ni!” Tiếng Do Thái (nghĩa là: Thầy). “Buổi chiều tối cùng ngày đầu tuần lễ đó, khi các môn đệ đang ở một chỗ đóng kín các cửa vì sợ người Do Thái, Đức Giê-su đến đứng giữa họ, phán rằng: “Bình an cho các con!” (Giăng 20: 16, 19).
“Chúa Cứu Thế Giê-su là Đấng đã chết, nhưng cũng đã sống lại, đang ngự bên phải của Đức Chúa Trời, cầu khẩn thay cho chúng ta” (Rô-ma 8:34, và Ê-phê-sô 1:20; Cô-lô-se 3:1).
Phi-líp 2: 9-11
“Chính vì thế, Đức Chúa Trời đã tôn Ngài lên
Và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh hiệu;
Để khi nghe đến danh của Đức Giê-su, mọi đầu gối
Trên trời dưới đất, bên dưới đất đều phải quỳ xuống,
Và mọi lưỡi phải tuyên xưng Chúa Cứu Thế Giê-su là Chúa
Mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha”.
Mời anh chị em hát Bài ca này:
“Trong Danh Cứu Chúa Giê-su ta luôn đắc thắng không thôi...”
Kính chúc anh chị em một năm đắc thắng.
HỨA NGUYỆN ĐẦU NĂM
Một số người Mỹ hứa sẽ làm những điều họ muốn trong năm mới. Cuối năm họ xét lại thì thấy đã thực hiện được một vài điều trong số 7 điều đã hứa. Hôm nay, tôi xin đề nghị chúng ta, thay vì hứa, thì thử làm những việc sau đây:
Đừng bám chặc vào những việc ̣đã qua.
Người Việt Nam có câu: “Thất bại là mẹ thành công.” Trong năm qua chúng ta đã thực hiện những việc tốt, cảm tạ Chúa, nhưng cũng có thể nhiều lần thất bại thảm thương. Vấn đề không phải là chúng ta vấp ngã bao nhiêu lả̀n, nhưng là bao nhiêu lần chúng ta đứng lên và tiếp tục đi tới. Phao-lô gởi Hội thánh Phi-líp, ông viết, “Thưa anh chị em, tôi không nghĩ rằng tôi đã chiếm được rồi. Nhưng tôi chỉ chú tâm vào một điều: Quên đi những điều đã qua, phóng mình đuổi theo những điều phía trước” (Phi-líp 3:13). Chúng ta không thể trở về quá khứ để sửa lại lỗi lầm, nhưng có thể học từ những lầm lỗi.
Phi-e-rơ chối Thầy mình ba lần, nhưng được phục hồi và trung tín cho ̣đến chết.
Sống ngày hôm nay
Ma-thi-ơ 6:34: “Thế thì, đừng lo sợ cho ngày mai, vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Nỗi lao phiền trong ngày cũng đủ quá rồi!”
Ngày hôm qua đã qua, chúng ta không biết ngày mai sẽ thế nào, cho nên điều tốt là chú tâm vào công tác của ngày hôm nay.
Cô-lô-se 3:17: “Bất cứ điều gì anh chị em làm, dù trong lời nói hay hành động, hãy nhân danh Chúa Giê-su mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời là Cha.”
Chuẩn bị cho ngày mai
Người Mỹ có câu: “Fail to plan, plan to fail,” hay là nếu không lên kế hoạch thì thất bại. Kinh Thánh dạy: “Ai trong các ngươi muốn xây một ngôi tháp mà không ngồi xuống tính toán chi phí trước, xem mình có đủ tiền để hoàn thành hay không?” (Lu-ca 14:28) Chuẩn bị để không bị bất ngờ.
Câu hỏi được đặt ra là “Anh chị em chuẩn bị cho năm mới chưa, và chuẩn bị như thế nào?”
SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA
Mác 6:47-51:
“Tối đến, thuyền ra giữa biển, còn một mình Ngài trên bờ. Ngài thấy các môn đệ chèo chống vất vả vì gió ngược. Khoảng bốn giờ sáng đêm ấy Ngài đi bộ trên mặt biển đến cùng họ và định vượt qua họ. Các môn đệ thấy Ngài đi trên mặt biển thì tưởng là ma nên kêu la thất thanh, vì ai nấy đều trông thấy và hoảng sợ.
Nhưng Ngài liền bảo họ: “Hãy yên tâm, Ta đây, đừng sợ!” Ngài vừa bước lên thuyền với họ thì gió lặng yên. Mọi người đều kinh ngạc.”
Hãy yên tâm
Trong thời Đại dịch này, chắc ít người an tâm. Làm sao an tâm khi không thể làm việc và Kinh Thánh dạy: “Nếu ai không muốn làm việc thì cũng đừng ăn” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:10). Các môn đệ đang chèo chống vất vả , đang tranh chiến với gió, chắc là họ vô cùng hoảng sợ. Chúa xuất hiện đúng lúc và truyền cho họ an tâm. Ngài bảo họ:
Đừng sợ
Trong thời Cựu Ước, qua các tiên tri Đức Chúa Trời đã khí́ch lệ dân Ngài:
“Hãy bảo những người có lòng lo sợ:
“Hãy vững lòng, đừng sợ!
Kìa, Đức Chúa Trời các ngươi sẽ đến
Với sự báo thù,
Đức Chúa Trời báo trả.
Ngài sẽ đến và cứu rỗi các ngươi.” (Ê-sai 35:4)
“Hỡi những người biết sự công chính,
Dân có Kinh Luật của Ta trong lòng, hãy nghe Ta.
Đừng sợ người ta trách móc,
Chớ hoảng hốt vì chúng sỉ vả các ngươi” (51:7).
Sự hiện diện của Chúa
Điều gì có thể khiến cho chúng ta an tâm?
Đang khi Môi-se chăn chiên trong đồng vắng Chúa hiện ra và kêu ông trở về Ai cập để đem dân Chúa rỏi Ai-cập. Môi-se cảm thấy trách nhiệm quá to lớn, ông tìm cớ để khước từ. Đức Chúa Trời hứa là sẽ ở cùng ông, Môi-se vẫn còn thiếu tự tin.
Khi Chúa Giê-su phán với các môn đệ: “Hãy yên tâm, Ta đây, đừng sợ” Chúa phải bảo đảm rằng Ngài hiện diện với họ và Ngài có thể khiến cho gió lặng yên.
Anh chị em đang lo lắng gì? Chúa phán: “Hãy yên tâm, Ta đây, đừng sợ!”
Anh chị em hát bài thánh ca này:
“Sao còn lo sợ khi Giê-xu vẫn y nguyên? Sao còn nghi ngờ lời hứa Chúa không hề quên? Sao còn hoang mang khi Ngài giữ gìn lo toan? Cớ sao thở than khi Ngài bảo an? Hãy luôn vui mừng trao mọi lo lắng cho Ngài Giữ niềm hy vọng nhờ Chúa trong cả đời nay Nắm chặt lời hứa bền vững chiếu sáng đức tin Chúa luôn gần bên đáp lời cầu xin.”
ĐỔI MỚI TÂM THẦN
“Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Rô-ma 12:2).
Chúng ta có thể thay đổi tư duy.
Tránh sa chước cám dỗ
Đức Chúa Trời cho phép A-đam và Ê-va ăn tất cả những rau quả trong vườn trừ ra trái của cây hiểu biết điều thiện và điều ác “vì ngày nào con ăn trái đó chắc chắn con sẽ chết” (Sáng 2: 17).
Con rắn đến và nói với Ê-va: “ Chắc chắn không chết đâu! (3:4)
Bà Ê-va nghe lời con rắn và vợ chồng bị đuổi ra khỏi vườn. Trong giờ tỉnh nguyện hằng ngày, nên nhớ cầu nguyện: “Xin đừng để chúng con sa vào chước cám dỗ
Nhưng cứu chúng con khỏi Kẻ Ác.”
Chúa Giê-su dạy các môn đệ: và chúng ta “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để các con khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm linh thì mong muốn nhưng thể xác lại yếu đuối” (Ma-thi-ơ 26: 41). Ai nói mình mạnh mẽ thì không cần cầu nguyện.
Đừng nghe lời ̉lừa dối
“Đức Thánh Linh phán rõ ràng: Vào thời đại cuối cùng, sẽ có một số người chối bỏ đức tin, chú tâm vào các thần lừa dối và đạo lý của ác quỷ. Họ đi theo những người đạo đức giả, nói dối, có lương tâm chai lì, những người này cấm cưới gả, bắt phải kiêng cữ các thức ăn mà Đức Chúa Trời đã tạo ra cho người tin và hiểu biết chân lý có thể tạ ơn mà nhận lãnh” (1 Ti-mô-thê 4:1-3). Chúa Giê-su cảnh báo chúng ta: “Hắn không chịu đứng về phía sự thật, vì trong người hắn làm gì có sự thật! Khi hắn nói dối là hắn làm theo bản tính hắn, vì hắn chính là kẻ nói dối và là ông tổ của nói dối!” (Giăng 8:44)
Cơ đốc nhân không thể bị quỷ ám, nhưng có thể bị lừa gạt, nếu không ở trong Chúa Giê-su, và lời Ngài không ở trong chúng ta.
Phân biệt thật và giả
Nhân viên ngân hàng không nghiên cứu giấy bạc giả, nhưng họ chỉ nghiên cứu giấy bạc thật. Khi họ nhìn giấy bạc giả, họ biết đó là giấy bạc giả vì không giống giấy bạc thật. Khi chúng ta chịu khó nghiên cứu Lời Chúa, chúng ta sẽ dễ nhận ra lời giả dối.
Muốn biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời là thể nào chúng ta cần quen Lời Chúa. Được trang bị Lời Chúa chúng ta ít có cơ rủi bị lừa gạt và cám dỗ.
Subscribe to:
Posts (Atom)