Thursday, November 26, 2009

ĐI TÌM Ý NGHĨA CUỘC SỐNG

ĐI TÌM Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG

Nhà tư vấn tâm lý Larry Crabb nói, “Phân loại ‘dòng ý thức,’ một tổ chức đơn giản hiện ra: con người có một nhu cầu cá nhân cơ bản, nó yêu cầu hai yếu tố để được đáp ứng. Nhu cầu cơ bản hơn hết là ý thức về giá trị cá nhân, sự chấp nhận chính mình như là một con người thật. Hai yếu tố cần thiết là ý nghĩa (mục đích, quan trọng, khả năng làm việc, ảnh hưởng) và an toàn (tình yêu thương—không vụ lợi và được thể hiện trước sau như một, sự chấp nhận thường xuyên).”[1]
Từ quan điểm này, chúng ta có thể hiểu tại sao một người làm một việc mà chúng ta cho rằng không quan trọng hay không cần thiết.

VÀI THÍ DỤ

1. Núi Everest cao 8,848 mét, cao nhất thế giới. Chính vì đó mà có nhiều người muốn chinh phục ngọn núi đó. Cho đến cuối năm 2008 có cả thảy 2700 người thực hiện 4102 cuộc leo núi. Muốn leo núi mỗi người phải xin phép chính quyền Nepal, và đóng 25,000 đô để được cấp giấy phép. 210 người đã thiệt mạng mà không lên được đỉnh núi.
Có lẽ chúng ta tự hỏi rằng tại sao những người này lấy mạng sống mình để đánh cuộc? Tại sao họ chịu bỏ ra một số tiền lớn như vậy, chịu vất vả và chấp nhận hiểm nguy chỉ để lên được ngọn núi cao nhất thế giới?
Có người có thể nghĩ rằng làm trai đứng trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. Có thể những người leo núi muốn làm một điều gì mà họ nghĩ là có ý nghĩa.
2. Tôi biết một thanh niên trên ba mươi tuổi. Cậu đi học đại học, ngành luật. Trong khi còn đi học cậu đi làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Anh giúp người cậu gặp khó khăn với Sở thuế ví có người ăn cắp số an sinh xã hội để lảnh tiền đánh bạc. Anh cũng giúp một người anh họ bị phạt vì vi phạm luật lưu thông. Gần đây cậu kiện một người cậu vì người dì tố cáo em mình xâm phạm mình.
Có việc làm của cậu hợp lý, hợp pháp, nhưng cũng có việc không hợp lý hay hợp pháp chút nào. Theo lý thuyết của Crabb, những việc cậu làm mang lại ý nghĩa cho đời sống của cậu.
3. Bước vào thế kỷ 21, nhiều nhà triệu phú không biết sử dụng tiền của mình vào việc gì, cho nên họ nghĩ đến việc đi du lịch lên không gian. Tốn cả triệu đô la để lên trời nhìn xuống đất thì quá đắc đối với người không giàu có. Có lẽ đối với họ, cuộc sống chưa có ý nghĩa khi chưa được lên không gian.
Và còn nhiều người làm nhiều việc mà chúng ta không hiểu, nhưng họ cho rằng cuộc đời họ có ý nghĩa khi họ thực hiện được những điều họ muốn.
4. Có một người đàn ông trên 60 tuổi, lảnh trợ cấp xã hội, không biết làm gì nên vào mạng để giao lưu và xem hình khiêu gợi của các cô gái trẻ ở Việt Nam. Ông ta ăn diện sang trọng, và nói với họ là làm chủ nhà hàng. Mỗi tháng lảnh trợ cấp 700 đô, và chi 300 đô để gọi điện tán tỉnh các cô. Người vợ cũng bắt chước chồng, đi làm về thì ngồi trước máy vi tính để giao lưu với các cậu trai. Họ có một người con gái vị thành niên. Trước đây hai người nuông chiều con gái cưng của mình hết sức. Nhưng bây giờ chat room là thần tượng của họ, nên không quan tâm gì đến con mình. Em phải tìm tình yêu ở nơi khác. Em bỏ nhà và đến sống với một người bạn trai bằng tuổi.

Ý Nghĩa Thật
Cuối tháng 9, 2009 trận bảo số 9 đánh vào ba hay bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, (ai bảo số chín là số hên), gieo tai họa kinh hoàng cho dân nghèo. Với một số tiền khiêm nhường, 2000 US đô la, Mục vụ Sự Sống Sung Mản mua được ba tấn gạo giúp 300 gia đình có cơm ăn khoảng một tuần. Nếu chúng ta có 25,000 đô thì 3500 gia đình sẽ được giúp đở. Chúng ta có thể thấy rõ là chi 25, 000 đô để đối đầu với thời tiết khắc nghiệt, để leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới, khi không biết chắc mình còn sống để lên núi hay là trở về chân núi, không thể nào có ý nghĩa hơn là chi 25,000 để giúp đồng bào lâm nạn. Mục vụ Sự Sống Sung Mãn kêu gọi dâng hiến cứu lụt. Chỉ có một số ít người dâng, nhưng chắc nhiều người chi một vài trăm đô để tán tỉnh các cô các cậu.
Thế nào là ý nghĩa thật của cuộc đời? Câu trả lời tùy quan điểm của mỗi cá nhân. Đối với Cơ đốc nhân, đời sống thật sự có ý nghĩa khi chúng ta tin nhận Chúa Cứu Thế, và liên hiệp cùng Ngài. Lúc ấy không phải chúng ta sống, nhưng Ngài sống trong chúng ta và đồng công với chúng ta trong những công tác thiện lành. Phao-Lồ tuyên bố, “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20).
Trước khi qui đạo Phao-Lô nghĩ rằng ý nghĩa của cuộc sống là bách hai các tín đồ của Chúa Giê-Su. Nhưng, sau khi tin nhận Chúa Giê-Su là Cứu Chúa của ông, Phao-Lô “chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên cây thập tự” (1 Cô-rinh-tô 2:2). Ông nói tiếp, “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” (Phi-líp 3:8).
Ngày nay, nhiều tôi tớ và con cái Chúa chưa nắm bắt được điều Phao-Lô dạy, nhưng còn tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Nhiều người thấy cần phải có nhiều tiền, có danh tiếng, có quyền hành thì cuộc đời mới có ý nghĩa.
Mục sư Rick Warren ghi nhận năm mục đích của con cái Chúa—thờ phượng, học hỏi, thông công, phục vụ và truyền giáo. Khi đời sống của người Cơ đốc được năm mục đích trên lèo lái thì cuộc đời họ sẽ nhiều ý nghĩa. Họ không cần chinh phục núi Everest, họ không cần du lịch lên không gian, hay làm người hùng bảo vệ cho người không thật sự bị ai hà hiếp.
Làm thế nào để Cơ đốc nhân thấy mình có giá trị? Larry Crabb trả lời, “Ý nghĩa tùy thuộc vào sự hiểu biết tôi là ai trong Chúa Cứu Thế. Tôi cảm thấy có giá trị khi tôi ảnh hưởng đời đời trên người mà tôi phục vụ. Nếu tôi thất bại trên thương trường, nếu vợ tôi bỏ tôi, nếu tôi làm một công việc tầm thường, nếu tôi chỉ đủ tiền thuê một căn hộ nhỏ, và mua một chiếc xe cũ, tôi vẫn có thể vui hưởng một ý nghĩa gây xúc động vì tôi thuộc về Đấng Chủ Tể của vũ trụ, và Ngài có việc làm cho tôi.”[2]
Crabb nói thêm, “Ý nghĩa thật và an toàn thật chỉ có sẵn cho người tin nơi đời sống trọn vẹn của Chúa Cứu Thế và cái chết chuộc tội của Ngài như là cơ sở độc nhất để được Đức Chúa Trời chấp nhận.”[3]
Tóm lại, ngoài Chúa Cứu Thế Giê-Su, con người không thể tìm được ý nghĩa cho cuộc đời. Chúng ta có thể tốn rất nhiều tiền, thì gian và công sức, nhưng cuối cùng cũng giống như dã tràng xe cát bể Đông mà thôi.
Huỳnh ngọc Ẩn
23/11/09




[1] Larry Crabb, Effective Biblical Counseling, trang 61
[2] Như trên, trang 70
[3] Như trên, trang 71

Monday, November 2, 2009

CHUON HEO VÀ BIỆT THỰ

Chuồn Heo và Biệt Thự

Hai Cuộc Đời, Một Lối Sống

Sáng ngày 24 tháng 10, 2009 tôi đi dự buổi lễ tưởng niệm một con cái Chúa. Chị qua đời khi mới được 34 năm tuổi sau nhiều năm tranh chiến với cuộc sống.
ChỊ Ân--không phải tên thật—không rõ vì lý do nào mà cha mẹ ruột giao chị cho cha mẹ nuôi chăm sóc lúc còn rất trẻ. Cha mẹ nuôi là những người yêu mến Chúa, đã nuôi dưỡng chị trong tình yêu của Chúa Cứu Thế. Chị được đưa đi nhóm hằng tuần, theo học Trường Chúa Nhật.
Lớn lên chị lấy chồng. Chồng chị được quân đội đưa đi chinh chiến ở xa. Ở nhà chị sinh ra ngoại tình, li dị chồng, uống rượu, chơi nha phiến. Từ đó đời sống bị xuống cấp và chết, có thể vì hóa chất hay quá liều.
Ngày hôm sau, 25 tháng 10, vợ chồng tôi hầu việc Chúa trong trại tạm giam địa phương. Thường thường có từ ba đến 7 tín đồ đến nhóm thờ phượng ngày Chúa Nhật. Nhưng hôm ấy chí có một anh ra nhóm. Chúng tôi có cơ hội học lời Chúa và thông công. Anh bị giam vì gây tai nạn, có thể trong khi say rượu. Tay và chân anh bị gảy. Anh có tay nghề, thu nhập tốt. Nhưng rượu làm hỏng cuộc đời anh và gia đình anh. Anh cho biết anh lớn lên trong một gia đình tin kính Chúa, được học Trường Chúa Nhật, và thường xuyên nhóm lại với con cái Chúa.

Chúng ta chọn lối sống nào?

Nhiều người làm chứng Chúa cứu họ khỏi tội lội cũ và lối sống cũ. Sau khi Chúa đã ngự trị cõi lòng họ thì họ thay đổi lối sống họ. Họ không còn ham thích ăn chơi, rượu chè cờ bạc như xưa. Một tín đồ ở Vĩnh Long làm chứng, “Ngày xưa Chúa Giê-Su hóa nước thành rượu, ngày nay Ngài hóa rượu thành nhà.” Trước khi tin Chúa anh dùng tiền để ăn nhậu, nên không có tiền cất nhà. Sau khi tin Chúa, anh không mất tiền mua rượu, và không mất thì gian để nhậu, nên anh có nhiều thì gian để đi làm việc và có tiền cầt nhà.
Hai tín đồ nói trên đã tin Chúa, nhưng không bước theo Ngài, nhưng chọn đi ngược lại con đường Chúa đi. Hậu quả là họ mang vạ vào thân. Chắc là hai người nói trên không oán trách Chúa vì họ biết rõ là họ lựa chọn lối sống của người “con hoang đàng,” sống trong chuồn heo, xa biệt thự của cha.
Sách Tin lành Lu-ca có kể câu chuyện người con thứ không thỏa lòng với cuộc sống bình an, phước hạnh trong gia đình của người cha yêu thương. Anh đòi chia gia tài mà anh không có quyền đòi. Nhưng người cha nhân từ chìu lòng, ban cho anh phần gia tài mà anh không có quyền hưởng. Anh đem tiền của mà người cha phải vất vả mới tạo ra được, đi ăn chơi phung phí. Khi hết tiền anh xin đi chăn heo. Khi đói anh chỉ mong được ăn thức ăn của heo, nhưng cũng không có. Lúc bấy giờ anh mởi nghỉ ra rằng trong biệt thự của cha mình, người hèn hơn hết còn sướng hơn anh. Đúng như vua Đa vít đã công bố,
“Vì một ngày trong sân đền của NgàiQuí hơn cả ngàn ngày ở nơi khác;Tôi thà làm người gác cổng nhà Đức Chúa TrờiHơn là ở trong nhà kẻ ác” (Thi thiên 84:10).
Chúa Giê-Su cảnh báo chúng ta, “Kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt” (Giăng 10:10a); rồi Ngài hứa “còn Ta đã đến để chiên được sống và sống sung mãn” (10b). Chúa đưa ra hai lối sống, một là theo ma quỉ và bị nó cướp, giết và hủy diệt; hai là theo Chúa để được sự sống có chất lượng.
Cha mẹ nào—dù cha mẹ nuôi--trừ một số trường hợp ngoại lệ, cũng thương yêu con cái hết lòng. Chúa yêu thương con cái Ngài hơn cả cha mẹ ruột. Ngài thật lòng muốn cho chúng ta sống vui. Ngay trong những quốc gia mà người dân không được tự do hay trong những quốc gia mà người lãnh đạo không biết cai trị, để dân sống thiếu thốn, con cái Chúa vui hưởng cuộc đời sung mãn, vì sung mãn không có nghĩa là có nhiều tiền bạc hay tài vật. Người con hoang đàng sống đầy đủ trong biệt thự của cha, nhưng đời sống anh không sung mãn. Anh bỏ mồi, bắt bóng, tìm cái hư trong khi anh có cái thật.
Khi môn đổ mời Chúa Giê-Su dùng bửa trưa, Ngài phán cùng họ, “Ta có thức ăn mà các con không biết được... Thức ăn của Ta là tuân theo ý muốn của Đấng đã sai Ta và hoàn thành công việc Ngài” (Giăng 4:32, 34). Đời sống sung mãn của Chúa Cứu Thế là làm theo ý muốn của Chúa Cha, không phải là thỏa mãn dạ dày.
Phao Lô chia sẻ kinh nghiệm của ông: “Tôi biết thế nào là nghèo túng, thế nào là sung túc. Trong mỗi nơi và mọi hoàn cảnh tôi đã học được bí quyết để sống no đủ hay đói khát, sung túc hay thiếu thốn” (Phi líp 4:12). Phao Lô học được bí quyết sống sung mãn.
Khi hầu việc Đức Chúa Trời Chúa Giê-Su không có tiền ký thác nơi ngân hàng Bank of America hay Vietcombank. Ngài cũng không có một đồng tiền để trả thuế. Ngài cũng không có “chổ gối đầu.” Thế nhưng chúng ta có bao giờ nghe Ngài phàn nàn về điều kiện vật chất của Ngài đâu. Ngài thực sự vui hưởng đời sống sung mãn.

Đức Tin và Việc Làm

Trong buồi lễ Tưởng niệm của chị tín đồ, mọi người điều bày tỏ niềm tin rằng chị đã về với Chúa. Tôi cũng biết là Đức Chúa Trời giàu lòng nhân từ, và hi vọng Ngài tiếp nhận chị. Có lẽ nào trên trần thế chị đã đau khổ, bây giờ lại xuống đia ngục hay sao? Chúa cứu chị hay không, đó là quyền của Ngài. Tuy nhiên tôi nghi ngờ đức tin của những người tự xưng là cơ đốc nhân, nhưng không muốn giống Chúa. Một khi tin nhận Chúa Giê-Su làm Chúa, làm chủ của mình, thì chúng ta thuộc về Ngài, và chọn sống trong vương quốc Ngài mà không cần phải chờ đến khi chết. Một người chọn lối sống của thế gian thì thật sự họ muốn sống trong nhà Chúa mãi mãi không? Chúa không đưa chúng ta xuống địa ngục vì Ngài “không muốn cho một ai hư mất, nhưng muốn mỗi người đều ăn năn” được ở gần Ngài mãi mãi.
Có điều chắc chắn là đức tin là điều ắc có và đủ để được cứu. Nhưng muốn sống sung cuộc đời sung mãn theo ý Chúa, chúng ta cần nương cậy nơi sức toàn năng của Ngài để chiến thắng cám dỗ, và phải cố gắng. Phao Lô gọi những tín đồ yếu đuối là những người “được cứu dường như qua lủa.”
Mark Buchanan viết, “
“Ân sủng và cố gắng không đối nghịch nhau. Ân sủng và công quả mới đối nghịch với nhau. Làm việc để được cứu là sai, nhưng thực hành sự cứu chuộc là dựa trên Kinh thánh. Ân sủng và cố gắng là đồng minh.”

Phần Thưởng Dành Cho Những Người Được Chọn

Sách Tin lành Ma-thi-ơ kể câu chuyện một người hỏi Chúa Giê-Su về sự sống vĩnh phúc. Người này thưa với Chúa là ông tuân thủ mọi luật pháp Môi se. Chúa yêu cầu ông làm thêm một điều. Đó là “Nếu anh muốn được toàn hảo, hãy đi bán hết tài sản, đem cho người nghèo, thì anh sẽ có kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo Ta” (Ma-thi-ơ 19:21). Người này buồn rầu, bỏ đi. Chúa bày tỏ cho các môn đệ biết: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Đức Chúa Trời.”
Sau việc này, Phi-e-rơ nêu vấn đề phần thưởng dành cho người bỏ mọi sự để theo Ngài. Chúa đáp lời, “Thật, Ta bảo các con, trong thời đại mới, khi Con Người ngồi trên ngai vinh quang của Ngài, các con, những kẻ theo Ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai cai trị mười hai chi tộc Y-sơ-ra-ên” (Ma-thi-ơ 19:28).
Trong tín thư gởi các tín hữu ở Cô-rinh-tô, Phao Lô khẳng định rằng khi Chúa trở lại, “lúc ấy, chính Đức Chúa Trời là Đấng sẽ khen thưởng mỗi người tùy công việc mình” (1 Cô-rinh-tô 4:5).
Như vậy những con cái Chúa đều được cứu, nhưng không phải là tất cả đều được thưởng. Trong khi chúng ta không thể nhờ công quả mà được cứu, nhưng chắc phải nhờ công quả để được thưởng. Phần thưởng có thể là được ngồi trên mười hai ngai cai trị mười hai chi tộc Y-sơ-ra-ên—chắc ít có ai được đặc ân này--; cũng có thể là những mão triều. Đối với tôi phần thưởng quí giá nhất là được ở trong nhà của Chúa mãi mãi. Trước đó là phần thưởng được cất lên không trung để nghênh tiếp Ngài, mà không phải chịu khổ trong bảy năm Đại nạn.

Được Cất Lên Trước Bảy Năm Đại Nạn

Kinh thánh Cựu Ước (Đa-niên 9:27) ám chỉ “cảnh tàn khốc bị hủy diệt”, và “sẽ có một thời kỳ hoạn nạn chưa từng thấy, từ khi các nước được thành lập cho đến lúc ấy” (Đa-niên 12:1). Tân ước gọi đó là “hoạn nạn lớn,” hay là “cuộc Đại nạn” (Ma-thi-ơ 24:21; Khải huyền 7:14).
Theo quan điểm “tiền đại nạn,” con cái Chúa sẽ được cất lên không trung trước bảy năm hoạn nạn. Tuy nhiên không, phải tất cả ai xưng mình là Cơ đốc nhân đều được cất lên trước thời kỳ đại nạn, vì sự cất lên là phần thưởng dành cho:
1. Ai cảnh giác và cầu nguyện (Lu-ca 21:36);
2. Ai trông đợi Ngài (Hê-bơ-rơ 9:28);
3. Người đầy tớ tốt lành và trung tín (Ma-thi-ơ 25);
4. Mười người nữ đồng trinh chuẩn bị dầu (Ma-thi-ơ 25);
5. Những ai nghe tiếng Chúa (Giăng 12:29; Khải Huyền 2:7)
Có thể những con cái Chúa không sống cho Ngài và vì sự vinh hiển Ngài, sẽ phải trải qua thời kỳ Đại nạn rồi mới được sống cùng Ngài trong thời kỳ 1000 năm. Họ là những người được cứu dường như qua lửa.

Huỳnh ngọc Ẩn
10/28/2009