Saturday, May 2, 2009

CÚM HEO

Cúm Heo

Thế giới hết hoang mang vì Cúm Gà, nay lại lo sợ Cúm heo. Nó xuất hiện cách đột xuất, không thèm báo trước. Dù ngày nay y học tiến bộ rất nhiều, nhưng cũng không thể nào đề phòng loại tai vạ này. Các nhà khoa học chỉ có thể trả lời những câu hỏi: “Cúm do vi khuẩn nào gây ra?” “Cúm có thể làm gì cho cơ thể con người?” “Chúng ta có thể ngừa bệnh thế nào? “ Nhưng họ không thể trả lời câu hỏi: “Nguyên do nào bệnh phát sinh?”
Sách Phục Truyền Luật Lệ Ký, đoạn 28 có chép: “Vì cớ ngươi làm điều ác, và lìa bỏ Đức Giê-hô-va, nên trong mọi công việc ngươi bắt tay làm, Ngài sẽ khiến giáng cho ngươi sự rủa sả, kinh khủng, và hăm dọa cho đến chừng nào ngươi bị hủy diệt và chết mất vội vàng. Đức Giê-hô-va sẽ khiến ôn dịch đeo đuổi ngươi cho đến chừng nào nó diệt ngươi mất khỏi đất mà ngươi sẽ vào nhận lấy. 22 Đức Giê-hô-va sẽ lấy bịnh lao, bịnh nóng lạnh, bịnh phù, sự nắng cháy, sự hạn hán, binh đao, và sâu lúa mà hành hại ngươi, khiến cho các nỗi đó đuổi theo ngươi cho đến khi ngươi bị chết mất” (28:20-22).
Căn cứ vào phân đoạn Kinh thánh trên, Đức Chúa Trời khiến ôn dịch đeo đuổi con cái của Ngài khi họ làm điều ác, và lìa bỏ Ngài cho đến chừng nào nó diệt họ mất khỏi đất mà họ sẽ vào nhận lấy. Sự thật này chỉ ứng dụng cho dân Do thái thời Cựu Ước hay còn có hiệu lực trong thời đại của chúng ta?
Thật khó trả lời câu hỏi này. Nếu nói “Chúa dùng dịch cúm để trừng phạt tôi lỗi,” thì tại sao Ngài không trừng phạt tất cả thế giới vì mọi dân, mọi nước đều phạm tội? Có những nước có tiếng là theo Tin lành, nhưng phần lớn người dân coi thường luật pháp Ngài. Những nhà làm luật thông qua những luật phản lại những nguyên tắc Kinh thánh. Một câu trả lời khác là “bệnh tật là hậu quả của vi phạm của con người.” Điều này không sai, nhưng không ai có thể nói người dân Mê-hi-cô đã phạm tội gì? Một câu trả lời khác là, “dịch cúm do ma quỉ gây ra nhằm tiêu diệt con người.” Câu trả lời này thì khó phản bác vì ma quỉ không có tình yêu thương, mà chỉ muốn cướp giết và hủy diệt.
Câu hỏi tiếp theo là, “Chúng ta có thể làm gì để phòng ngừa những bệnh tật như Cúm heo khi nó tấn công?” Bài viết này không nhằm mục đích trình bày những biện pháp y học, nhưng thử trình bày một bài học thuộc linh, hầu nhắc nhở con cái Chúa tỉnh thức để đề phòng chống lại bệnh của tâm linh.
Lý trí cho biết “Phòng bệnh thì tốt hơn là trị bệnh.” Đức Chúa Trời cài đặt trong cơ thể của mỗi người một hệ đề kháng chống lại các vi khuẩn, khi chúng nó xâm nhập cơ thể để gây thiệt hại cho sức khỏe của chúng ta. Muốn ngừa bệnh, chúng ta phải bảo quản sức mạnh của cơ thể và làm mạnh hệ đề kháng.
Cùng một thể ấy, muốn sống một đời sống Cơ đốc sung mãn, chúng ta cũng cần phải bảo quản sức mạnh của tâm linh. Bảo quản sức mạnh tâm linh khó hơn bảo quản sức mạnh thể xác, nhưng Kinh thánh có dạy con cái Chúa những phương pháp hữu hiệu để duy trì sức khỏe tâm linh và sống hạnh phúc trong ân sủng Ngài.
Thứ nhất con cái Chúa không nên có mặt ở những nơi mà đám đông thỏa mãn tham mê của thể xác, những nơi Chúa không thể hiện diện vì họ không nhân danh Ngài mà nhóm lại. Chúa Cứu Thế ngày xưa đến với tội nhân để truyền giảng tin lành về sự cứu rỗi, không phải để thỏa mãn những ham mê của thể xác. Dỉ nhiên, Chúa cho phép con cái Ngài đi xem đá bóng, xem phim lành mạnh, đi du lịch và tham gia vào những sinh hoạt không có hại cho đời sống tâm linh. Tuy con dân Chúa được phép làm mọi thứ, nhưng không phải tất cả đều có ích lợi cho đời sống thiêng liêng. Tránh những đám đông để không bị lây nhiễm thì tránh những nơi bị ô nhiễm tâm linh cũng tốt cho đời sống thiêng liêng. Đó là một trong những ý nghĩa của mệnh lệnh “Hãy nên thánh, ví Ta là thánh.”
Thứ hai, luật Môi-se xếp heo vào loài ô uế vì không nhơi. Ngày ngay người Tin lành không kiêng ăn theo luất Môi-se, nhưng ăn nhiều thịt heo có thể bị cao mở. Chúng ta không thể khẳng định là vi khuẩn H1N1 từ heo mà ra vì heo là vật không tinh sạch. Nhưng từ Cúm heo, chúng ta có thể rút ra bài học tâm linh cho con cái Chúa. Bài học ấy là chúng ta không thể nào bồi dưỡng tâm linh chúng ta bằng những thức ăn không tinh sạch. Lời Chúa là món ăn bổ dưỡng tốt nhất mà Ngài đã dự bị cho chúng ta.
Thứ ba, muốn phòng ngừa cúm, chúng ta có thể chủng ngừa. Lời Chúa cũng là thuốc chủng ngừa tội lỗi làm suy yếu tâm linh. Tác giả thi thiên 119 từng trải về điều này khi ông nói, “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi,Để tôi không phạm tội cùng Chúa” (119:11).
Chúa Thánh Linh sẽ dùng lời Chúa mà chúng ta đã học thuộc và giữ trong lòng để chỉ đạo chúng ta khi tâm trí nghĩ đến điều ác.
Thứ tư, các Bác sỉ khuyên chúng ta thường rửa tay cho sạch để vi khuẩn không xâm nhập vào và tác hại cơ thể chúng ta. Chúng ta cần thường xuyên thanh tẩy lòng chúng ta, bằng cách xưng tội với Chúa và xưng tội với nhau. Gia Cơ dạy rằng chúng ta xưng tội để được chữa lành. Gia cơ cũng kêu gọi, “Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi” (Gia-cơ 4:8).
Thứ năm, chúng ta phải năng tập thể dục để tăng sinh lực cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Chúa Giê-Su truyền cho chúng ta ở trong Ngài như nhánh nho bám sát vào thân cây nho thì mới mạnh khỏe. Chúng ta cần liên hệ thân thiết với Ngài qua cầu nguyện để có linh lực mà sống đắc thắng, vì ở ngoài Ngài chúng ta không làm chi được.
Thứ sáu, Chúa Cứu Thế sở hữu tất cả quyền năng chữa lành. Khi chúng ta xa Ngài, lúc lâm bệnh, quyền năng chữa trị không có sẵn cho chúng ta sử dụng, giống như một bệnh nhân ở xa bệnh viện và Bác sỉ có cơ nguy không được chữa lành.
Thứ bảy, chúng ta phải đề cao cảnh giác, vì vi khuẩn bệnh sẽ bất ngờ tấn công mà không báo trước. Bệnh tật và ma quỉ giống như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được” (I Phi-ơ-rơ 5:8).
Câu hỏi sau cùng cho con cái Chúa là: “Trước dịch Cúm chúng ta phải làm gì?” Dỉ nhiên chúng ta phải theo lời khuyên của Bác sỉ: chủng ngừa, tránh đám đông, mang mạng che mặt, rửa tay thường xuyên v.v...
Nhưng còn một việc con cái Chúa phải thi hành đó là cầu xin sự thương xót của Đức Chúa Trời như lời Ngài dạy ba ngàn năm trước: “Lúc ấy nếu dân Ta, dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và ăn năn từ bỏ con đường gian ác thì Ta từ trên trời sẽ nghe, tha thứ tội lỗi chúng và chữa lành đất đai của chúng” (II Sử 7:14).


Cải Chồn Hôi (Lysichiton americanus)

Miền Tây Bắc Hoa Kỳ có một loại cây dại có tên là Cải Chồn Hôi—tên khoa học là Lysichiton americanus. Hoa có dạng của một chiếc lá màu vàng tươi. Cây mọc lên vào đầu mùa xuân, nơi đầm lầy. Từ xa nhìn rất đẹp, nhưng tỏa ra một mùi hôi, vì thế người ta gọi là “cải chồn hôi.”

Một hôm, khi chưa làm quen với loại cây này, chúng tôi đi bộ thể dục trên một con đường xe lửa, đã được biến thành một con đường dành cho những người tập thể dục, chúng tôi ngửi thấy mùi hôi, nhưng không biết là mùi chi. Về nhà nói cho con trai con trai chúng tôi, cháu làm việc trong ngành khoa học thiên nhiên. Cháu cho biết đó là mùi của loại cây có tên là “Cải chồn hôi.”





Một lần khác chúng tôi cũng đi bộ thể dục với đứa cháu ngoại. Thấy nó thích một loại hoa dại, chúng tôi bẻ cho nó một cây. Khi mang về nhà, con gái của chúng tôi cho hay đó là một loại hoa có chất độc.
Nhà tôi có lời phê bình: “Chúng ta không thể phê phán một người bằng bề ngoài của họ.”
Chính xác! Chúng ta chỉ có thể biết một người qua bề ngoài của họ mà thôi.
Sách Các Vua thứ nhất kể chuyện hoàng hậu Giê-sa-bên, vợ vua A-háp. Hoàng hậu thì không thể nào xấu, nhưng lòng quá ác. Bà đã dùng thủ đoạn để chiếm đoạt vườn nho của Na-bốt cho vua. Sách Tin lành Mác cũng kể chuyện hoàng hậu Hê-rô-đia dùng tay vua Hê-rồt để giết Giăng Báp-tít vì ông này phản đối hôn nhân bất chánh giữa nhà vua và bà.
Sách Tin lành Ma-thi-ơ kể chuyện những nhà lãnh đạo tôn giáo chỉ trích các môn đệ của Chúa Giê-Su không rửa tay trước khi ăn theo tục lệ Do thái thời bấy giờ. Ngài nhân cơ hội này dạy họ về sự ô uế của tấm lòng: “Chẳng phải điều chi vào miệng làm dơ dáy người; nhưng điều chi ở miệng ra, ấy mới là điều làm dơ dáy người vậy” (Ma-thi-ơ 15:11).
Cải Chồn Hôi tỏa ra mùi hôi, nhưng sự dơ dáy trong lòng người không hiển hiện ra ngoài. Kinh thánh cho biết lòng của con người thì không tinh sạch, nhưng tin mừng là máu của Chúa Cứu Thể có quyền năng tẩy sạch tấm lòng ô uế của con người, nếu họ chịu để cho Chúa làm việc này.
Một công việc tốt đẹp nhất mà con dân Chúa có thể làm cho người lân cận mình là giới thiệu cho họ biết là máu của Chúa đã đổ ra trên đồi Gô-gô-tha có thể làm cho bề trong của họ cũng đẹp như bề ngoài.

Thuyền Trưởng Phillips

Đầu tháng tư một chiếc tàu của công ty Maersk Alabama của Mỹ chạy ngoài khơi Somalia thì bị hải tặc tấn công.
Thuyền trưởng Phillips truyền thủy thủ ở trong phòng và khóa chặc cửa lại, trong khi ông tình nguyện để bọn cướp bắt làm con tin. Bọn cướp đòi 2 triệu USD để chuộc mạng thuyền trưởng Philipps.
Không ai phủ nhận tính can đảm của ông, vì khi có điều gì trục trặc thì ông sẽ mất mạng. Ông chấp nhận hi sinh để nhân viên của ông lái thuyền đến điểm đến an toàn.
Kinh thánh có câu chuyện của một nhân vật anh hùng hơn thuyền trưởng Phillips. Tên Ngài là Giê-Su, người Na-xa-rét.
Trong đêm khi một đoàn dân vũ trang gậy gộc và gươm dao đến bắt Ngài, Phi-e-rơ, một môn đệ của Ngài tìm cách bảo vệ Ngài bằng cách chém đứt vành tai của một người. Nhưng Ngài nói cho Phi-e-rơ biết rằng, nếu Ngài yêu cầu thì Đức Chúa Trời sẽ sai 12 đạo quân thiên sứ đến giải cứu Ngài lập tức. Nhưng Ngài không sử dụng đặc quyền này; Ngài tự nguyện hiến dâng mình làm của lễ chuộc tội cho nhân loại. Nếu một mình Ngài được cứu thì toàn thể nhân loại sẽ bị hư vong. Ngài chịu hi sinh vì sự hi sinh của Ngài đủ đáp ứng yêu cầu của Chúa Cha. Yêu cầu đó là sự đổ huyết, nhưng phải là huyết của Con Đức Chúa Trời, vì máu của bò, chiên không thể chuộc tội cho loài người.
Chúa Giê-Su là Siêu Anh Hùng của mọi thời kỳ. Ngài là con đường đưa chúng ta đến với Đức Chúa Trời và vương quốc của Ngài.

Ngày 1 tháng Năm, 2009

Nhu Cầu Học Lời Chúa
Kinh thánh: Châm ngôn 4:20-22
“Vì những lời ấy là sự sống cho ai tìm được chúng,Là sự chữa bệnh cho toàn thân thể họ” (câu 22).

Cách nay hai hôm, cháu tôi gọi điện từ Việt nam để yêu cầu nhà tôi cầu nguyện vì cháu có vấn đề với ruột kết, có thể cần phẩu thuật.
Tâm tin Chúa năm 1992 nhân dịp chúng tôi về thăm mẹ tôi. Khi nghe chúng tôi trò chuyện với Mục sư, cháu được Chúa cảm động và tự ý xin cầu nguyện tin Chúa. Cháu trung tín đi nhóm với Hội thánh địa phương và cách nay vài năm thì bắt đầu dâng 1 phần mười. Tuy nhiên, cháu không dành thì gian đọc Kinh thánh và tương giao với Chúa.
Nếu biết lời Chúa và lời hứa của Ngài thì Tâm có thể nhờ Mục sư Chủ tọa và trưởng lão cầu nguyện, hoặc chính mình Tâm cũng có thể cầu nguyện cho mình. Lời Chúa trong sách Châm ngôn dạy chúng ta gìn giữ lời Chúa trong lòng. Lời Chúa có thể ví như một liều thuốc chủng ngừa dùng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bệnh. Châm ngôn 4:22 khẳng định rằng lời Chúa là sự chữa bệnh cho toàn thân thể họ.”
Các anh chị em nên dành thì gian đọc lời Chúa vì lời Chúa rất có ích để học và hành.
Huỳnh ngọc Ẩn

Siêu Cao Ồc

Kinh thánh: Sáng 11: 1- 8
“Họ lại nói: “Nào, chúng ta hãy xây một thành và một ngôi tháp ngọn cao tận trời [d]
Nt: có đỉnh trên trời
Chúng ta hãy lưu danh mình kẻo bị tản lạc khắp mặt đất!”(câu 4).

Một siêu cao ốc có tên là Burj Dubai đang được xây cất tại khu
Thương Mại của thành phố Duabai, thuộc Tiểu vương quốc
Á-rập thống nhất. Sau khi hoàn tất cao ốc cao 818 m,
160 tầng với diện tích 334.000 m vuông, phí tổn 4.1 tỉ USD.
Cao ốc được thiết kế để làm một kiến trúc qui mô, và chúa 30.000
căn hộ, 9 khách sạn. Cao ốc Burj Dubai hướng về dịch vụ và du lịch. Theo
giới chức có thẩm quyền thì cần phải xây cất cao ốc như Burj Dubai để tạo
sự công nhận và đầu tư quốc tế. Tóm lại, cất một siêu cao ốc như vậy để quốc gia được khen ngợi và để làm giàu.
Sau trận lũ lụt, Đức Chúa Trời truyền cho Nô-ê ý chỉ Ngài, ““Hãy sinh sản và gia tăng làm đầy địa cầu” (Sáng thế 9:1), và Ngài lập lại lệnh này trong câu 7. Thế nhưng, khi con cháu Nô-ê đến thung lũng Si-na thì họ định cư tại đó. Tại đó họ xây một thành và một ngôi tháp ngọn cao tận trời để lưu danh họ và để khỏi bị tản lạc khắp mặt đất. Họ đã hành động nghịch lại ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Ngày 9 tháng Ba 2009, truyền hình Mỹ thông tin số người tin Chúa ở Mỹ giảm trong khi nhiều Hội thánh xây cất nhà thờ. Ngày nay chúng ta có học được gì từ câu chuyện thành và tháp Ba-bên trong sách Sáng thế ký không? Còn Hội thánh Chúa ở Việt Nam thì sao? Dường như nhiều Hội thánh tìm nguồn nước ngoài để cất nhả thờ lớn để vui hưởng chương trình xây dựng và quên Đại mệnh lệnh của Chúa Giê-Xu.
Cầu xin Chúa nhắc nhở chúng ta điều gì là ưu tiên của Hội thánh.
Huỳnh ngọc Ẩn


Xét Lại Ưu Tiên
Kinh thánh: Ma-thi-ơ 6:24
“Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà thương chủ kia, hoặc sẽ trọng chủ này mà khinh chủ kia. Các con không thể phục vụ cả Đức Chúa Trời lẫn tiền tài.”

Trong chương trình phát thanh sáng ngày 10 tháng Ba, 2009, đài phát thanh RFI của Pháp thông tin Thủ tướng Ba-lan bị bắt quả tang bỏ nhiệm sở để đi đá bóng. Ông Thú tướng rất có tiếng trong chính trường cũng như trên sân đá bóng vì ông say mê đá bóng. Ông Thủ tướng biết lỗi và hứa sẽ không tái phạm.
Chắc mọi người đều đồng ý rằng Thủ tướng cũng có quyền thể thao và giải trí như mọi người. Điều sai trái của ông là ông quên ưu tiên của công vụ trên thú vui cá nhân.
Con dân Chúa nhiều khi cần ngưng công việc hằng ngày để xét lại ưu tiên của mình. Câu chuyện Chúa Giê-Xu đến thăm gia đình La-xa-rơ là một bài học về ưu tiên. Đối với Ma-thê, ưu tiên là nấu ăn, trong khi ưu tiên của Ma-ri là nghe Ngài giảng dạy.
Hôm nay, trong giờ tỉnh nguyện, chúng ta nên cùng Chúa xét lại ưu tiên của mình. Chúng ta đang bận rộn làm ăn hay bận rộn trong công việc Chúa? Chúng ta đang đầu tư ta lâng của Chúa hay là đem giấu nó?
Huỳnh ngọc Ẩn

Cầu Thủ Dự Bị
Kinh thánh: I Sa-mu-ên 16:11-13
“Sa-mu-ên lấy sừng dầu, xức cho người ở giữa các anh người. Từ ngày đó về sau, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Đa-vít” (câu 13).
Một đội bóng tròn có 11 cầu thủ, nhưng khi ra sân đội banh có hơn 11 cầu thủ. Trong khi 11 người ra sân thì những cầu thủ còn lại ngồi trên băng để chờ huấn luyện viên gọi tên mình ra sân để thay thế một người bạn đồng đội, vì lí do nào đó phải ngưng đá.
Cầu thủ dự bị có thể kém tài hơn cầu thủ ở trên sân, có thể giỏi, nhưng huấn luyện viên chưa muốn tung ra để lấn áp đối phương. Dù trong trường hợp nào thì cầu thủ dự bị cũng phải tập luyện giống như cầu thủ chính.
Đôi khi, vào những phút cuối cùng của trận đấu, cầu thủ đang đá, vì lí do nào đó không thể tiếp tục trận đấu, cầu thủ dự bị được gọi vào để thay thế. Có thể cầu thủ dự bị là một cầu thủ giỏi. Anh phải ngồi chờ đến thời điểm mà đội của anh không thể thắng đối thủ, lúc ấy huấn luyện viên gọi vào để đem chiến thắng cho đội mình. Dù trong tường hợp nào đi nữa thì cầu thủ dự bị phải kiên nhẫn chờ cơ hội của mình để đem thắng lợi về cho đội mình. Người huấn luyện viên giỏi là người biết lúc nào gọi cầu thủ dự bị vào thay thế một cầu thủ cần phải rút lui.
Sách I Sa-mu-ên kể chuyện Đa-vít là em Út trong gia đình. Là con út trong gia đình thời Cựu Ước ông không chỉ được giao cho một trách nhiệm khiêm nhường là đi chăn chiên. Ông là một cầu thủ dự bị.Trong khi thi hành trách nhiệm, dù còn rất trẻ, ông có thì gian tương giao với Đức Chúa Trời và thực tập để trở thành một chiền sỉ của Đức Chúa Trời.
Khi Chúa truyền cho Sa-mu-ên đến Bết-le-hem để chọn một người con của Y-sai làm vua Ngài không nói rõ với Sa-mu-ên tên của người được chọn. Sa-mu-ên phải xem bộ dạng của bảy người trước khi nhận ra Đa-vít là người được chọn.
Sau khi được xức dầu Đa-vít được mời vào hầu việc vua Sau-lơ với tư cách là người đánh đàn đuổi tà linh cho vua. Đa-vít ngồi trên băng xem những cầu thủ gạo cội đá banh cho đến khi đạo quân của Đức Chúa Trời không có ai đối địch lại người lực sỉ khổng lồ Gô-li-át. Đúng thời điểm ấy Huấn luyện viên tối cao gọi Đa-vít ra trận và ông chiến thắng quân Phi-li-tin.
Trong cuộc đời hầu việc Chúa, Ngài chỉ cho tôi làm một người dự bị, một người ngồi chờ hằng năm, cho đến khi nào có chổ trống để thế vào.
Tôi hầu việc Chúa tại một Hội thánh địa phương được trên 10 năm thì Mục sư Chủ tạo thông báo là đầu năm sau ông sẽ từ nhiệm. Ban Chấp sự tìm người thay thế. Hai người xin đến hầu việc Chúa tại Hội thánh đó. Ban Chấp sự không chấp nhận ai. Tôi không nghe Chúa gọi ra chủ tọa Hội thánh, cho nên giữ im lặng. Cuối cùng, đến lúc Mục sư Chủ tọa ra đi mà chưa có ai, lúc ấy Hội thánh bất đắc dỉ phải nhận tôi làm Mục sư nhiệm chức. Hia năm sau, Mục sư của Hội thánh bạn gần đó nhận lời mời của Ban Chấp sự đến chăm sóc Hội thánh và tôi xong trách nhiệm.
Sau đó Mục sư Chủ tọa một Hội thánh Trưởng Nhiệm cần phải đi công tác nhiều lần trong một năm. Qua sự giới thiệu của vị Mục sư của tôi Mục sư Hội thánh Trưởng nhiệm mới tôi thay thế ông những lúc ông bận đi công tác.
Anh chi em ki đọc bài này là những cầu thủ dự bị. Có thể anh chị em không có chức vụ hay trách nhiệm gì trong Hội thánh, nhưng “mùa gặt thì trúng, nhưng con gặt thì thiếu.” anh chị em sẽ được Chúa gọi trong lúc ngủ gà ngủ gật. Vậy, điều anh chị em cần làm là gì? Hảy chuẩn bị, hãy trang bị bằng lời Ngài, và lắng nghe Ngài gọi tên. Nhiều khi phải chờ đợi nhiều năm mới nghe Ngài gọi tên. Đừng bỏ lở cơ hội khi Ngài gọi ra, vì có thể Ngài muốn dành cho anh chị em cơ hội làm bàn và đem chiến thắng về đội banh nhà. Hãy cầu xin Ngài gọi tên mình ra sân.
Huỳnh Ngọc Ẩn
Chúa Nhật ngày 22/3/09




Một Giải Pháp

“Trong một tiệc cưới ở Ca-na, xứ Pha-lê-tin hai ngàn năm trước, Chúa Giê-Xu hóa nước thành rượu. Ngày nay ở Việt Nam Chúa hóa rượu thành nhà.”


Trên đây là lời làm chứng của một tín đồ của Chúa Cứu Thế ở Vĩnh Long. Ông này, trước khi tin Chúa, uống rượu như hủ chìm. Vì say mê uống rượu cho nên không có thì gian đi làm việc. Không có việc làm thì không có thu nhập. Không có thu nhập thì không có tiền mua sắm.
Phước cho ông, có người đến làm chứng về tin lành của Chúa Cứu Thế Giê-xu cho ông nghe, và ông tin Ngài. Chúa chẳng những cứu linh hồn ông, mà còn cứu ông khỏi thói ghiền rượu. Không mất thì gian uống rượu và không mất tiền mua rượu, ông có thì gian làm việc, và Chúa ban phước cho công việc làm ăn, ông có thu nhập cao. Không bao lâu sau khi tin Chúa, ông cất được nhà và làm chứng với người trong làng,: “Trong một tiệc cưới ở Ca-na, xứ Pha-lê-tin hai ngàn năm
trước, Chúa Giê-Xu hóa nước thành rượu. Ngày nay ở Việt Nam Chúa hóa rượu thành nhà.”
Hôm nay Đài Á châu tự do có bài phóng sự về tình hình xã hội ở Việt Nam ngày nay. Số người uống rượu gia tăng 10% một năm. Nhậu trở thanh một phần của đời sống.
Nhiều người nghĩ rằng ý chí của họ đủ mạnh để không uống quá nhiều. Nhưng kinh nghiệm cho biết ít ai chiến thắng cám dỗ. Lí trí cũng cho chúng ta biết cái hại của rượu.
Sách Sáng thế ký kể chuyện Nô-ê và gia đình được Đức Chúa Trời cứu khỏinạn lụt lớn. Sau nạn lụt ông cày đất và trồng nho. Ông lấy nho làm rượu và say rượu, rồi lỏa lồ giữa trại mình. Con trai ông, Cham thấy được, kể lại cho các anh em, và bị cha rủa sả.
Ngày nay, dòng dõi của Cham không được phước. Chuyện Nô-ê say rượu là chuyện nhỏ, nhưng ảnh hưởng của sự say rượu của ông rất lớn đối với con cháu ông.
Sáng thế ký cũng kể một câu chuyện khác về ảnh hưởng của rượu. Đó là chuyện ông Lót, cháu của Áp-ra-ham. Lót được Chúa thương xót, cứu khỏi lửa giáng từ trời trên thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Trong khi chạy đi lánh nạn thì vợ Lót bị hóa thành tượng muối. Ông và hai người con gái còn sống sót. Lót cũng say rượu và phạm tội với hai con gái. Một người sanh ra Mô-áp, một người sanh ra Bên-Am-mi. Hai người này là tổ phụ của hai dân tộc bị nguyền rủa là Mô-áp và Am-môn .Hai dân tộc này chỉ tồn tại đến thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Chúa Giê-Xu từng dạy, “Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật’ (Giăng 10:10). Kinh thánh cũng dạy rằng ma quỉ “là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối” (Giăng 8:44).
Ma quỉ nói rằng uống rượu cho vui, để giải trí, thư giản hay vì bất cứ lí do nào đều tốt. Nó lừa gạt người dễ tin vào con đường đi xuống. Người bỏ rượu có thể mua nhà, trong khi người nhậu có thể mất nhà.
Chúa Giê-Xu hứa ai muốn làm chiên của Ngài, sẽ hưởng một cuộc đời “dư dật,” hay là có chất lượng. Lịch sử Cơ đốc giáo chứng minh điều này. Ngài đã biến rượu , biến cần sa, ma túy thành nhà. Ngài giúp gia đình ấm êm, người bối rối được thư giản.