Monday, November 2, 2009

CHUON HEO VÀ BIỆT THỰ

Chuồn Heo và Biệt Thự

Hai Cuộc Đời, Một Lối Sống

Sáng ngày 24 tháng 10, 2009 tôi đi dự buổi lễ tưởng niệm một con cái Chúa. Chị qua đời khi mới được 34 năm tuổi sau nhiều năm tranh chiến với cuộc sống.
ChỊ Ân--không phải tên thật—không rõ vì lý do nào mà cha mẹ ruột giao chị cho cha mẹ nuôi chăm sóc lúc còn rất trẻ. Cha mẹ nuôi là những người yêu mến Chúa, đã nuôi dưỡng chị trong tình yêu của Chúa Cứu Thế. Chị được đưa đi nhóm hằng tuần, theo học Trường Chúa Nhật.
Lớn lên chị lấy chồng. Chồng chị được quân đội đưa đi chinh chiến ở xa. Ở nhà chị sinh ra ngoại tình, li dị chồng, uống rượu, chơi nha phiến. Từ đó đời sống bị xuống cấp và chết, có thể vì hóa chất hay quá liều.
Ngày hôm sau, 25 tháng 10, vợ chồng tôi hầu việc Chúa trong trại tạm giam địa phương. Thường thường có từ ba đến 7 tín đồ đến nhóm thờ phượng ngày Chúa Nhật. Nhưng hôm ấy chí có một anh ra nhóm. Chúng tôi có cơ hội học lời Chúa và thông công. Anh bị giam vì gây tai nạn, có thể trong khi say rượu. Tay và chân anh bị gảy. Anh có tay nghề, thu nhập tốt. Nhưng rượu làm hỏng cuộc đời anh và gia đình anh. Anh cho biết anh lớn lên trong một gia đình tin kính Chúa, được học Trường Chúa Nhật, và thường xuyên nhóm lại với con cái Chúa.

Chúng ta chọn lối sống nào?

Nhiều người làm chứng Chúa cứu họ khỏi tội lội cũ và lối sống cũ. Sau khi Chúa đã ngự trị cõi lòng họ thì họ thay đổi lối sống họ. Họ không còn ham thích ăn chơi, rượu chè cờ bạc như xưa. Một tín đồ ở Vĩnh Long làm chứng, “Ngày xưa Chúa Giê-Su hóa nước thành rượu, ngày nay Ngài hóa rượu thành nhà.” Trước khi tin Chúa anh dùng tiền để ăn nhậu, nên không có tiền cất nhà. Sau khi tin Chúa, anh không mất tiền mua rượu, và không mất thì gian để nhậu, nên anh có nhiều thì gian để đi làm việc và có tiền cầt nhà.
Hai tín đồ nói trên đã tin Chúa, nhưng không bước theo Ngài, nhưng chọn đi ngược lại con đường Chúa đi. Hậu quả là họ mang vạ vào thân. Chắc là hai người nói trên không oán trách Chúa vì họ biết rõ là họ lựa chọn lối sống của người “con hoang đàng,” sống trong chuồn heo, xa biệt thự của cha.
Sách Tin lành Lu-ca có kể câu chuyện người con thứ không thỏa lòng với cuộc sống bình an, phước hạnh trong gia đình của người cha yêu thương. Anh đòi chia gia tài mà anh không có quyền đòi. Nhưng người cha nhân từ chìu lòng, ban cho anh phần gia tài mà anh không có quyền hưởng. Anh đem tiền của mà người cha phải vất vả mới tạo ra được, đi ăn chơi phung phí. Khi hết tiền anh xin đi chăn heo. Khi đói anh chỉ mong được ăn thức ăn của heo, nhưng cũng không có. Lúc bấy giờ anh mởi nghỉ ra rằng trong biệt thự của cha mình, người hèn hơn hết còn sướng hơn anh. Đúng như vua Đa vít đã công bố,
“Vì một ngày trong sân đền của NgàiQuí hơn cả ngàn ngày ở nơi khác;Tôi thà làm người gác cổng nhà Đức Chúa TrờiHơn là ở trong nhà kẻ ác” (Thi thiên 84:10).
Chúa Giê-Su cảnh báo chúng ta, “Kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt” (Giăng 10:10a); rồi Ngài hứa “còn Ta đã đến để chiên được sống và sống sung mãn” (10b). Chúa đưa ra hai lối sống, một là theo ma quỉ và bị nó cướp, giết và hủy diệt; hai là theo Chúa để được sự sống có chất lượng.
Cha mẹ nào—dù cha mẹ nuôi--trừ một số trường hợp ngoại lệ, cũng thương yêu con cái hết lòng. Chúa yêu thương con cái Ngài hơn cả cha mẹ ruột. Ngài thật lòng muốn cho chúng ta sống vui. Ngay trong những quốc gia mà người dân không được tự do hay trong những quốc gia mà người lãnh đạo không biết cai trị, để dân sống thiếu thốn, con cái Chúa vui hưởng cuộc đời sung mãn, vì sung mãn không có nghĩa là có nhiều tiền bạc hay tài vật. Người con hoang đàng sống đầy đủ trong biệt thự của cha, nhưng đời sống anh không sung mãn. Anh bỏ mồi, bắt bóng, tìm cái hư trong khi anh có cái thật.
Khi môn đổ mời Chúa Giê-Su dùng bửa trưa, Ngài phán cùng họ, “Ta có thức ăn mà các con không biết được... Thức ăn của Ta là tuân theo ý muốn của Đấng đã sai Ta và hoàn thành công việc Ngài” (Giăng 4:32, 34). Đời sống sung mãn của Chúa Cứu Thế là làm theo ý muốn của Chúa Cha, không phải là thỏa mãn dạ dày.
Phao Lô chia sẻ kinh nghiệm của ông: “Tôi biết thế nào là nghèo túng, thế nào là sung túc. Trong mỗi nơi và mọi hoàn cảnh tôi đã học được bí quyết để sống no đủ hay đói khát, sung túc hay thiếu thốn” (Phi líp 4:12). Phao Lô học được bí quyết sống sung mãn.
Khi hầu việc Đức Chúa Trời Chúa Giê-Su không có tiền ký thác nơi ngân hàng Bank of America hay Vietcombank. Ngài cũng không có một đồng tiền để trả thuế. Ngài cũng không có “chổ gối đầu.” Thế nhưng chúng ta có bao giờ nghe Ngài phàn nàn về điều kiện vật chất của Ngài đâu. Ngài thực sự vui hưởng đời sống sung mãn.

Đức Tin và Việc Làm

Trong buồi lễ Tưởng niệm của chị tín đồ, mọi người điều bày tỏ niềm tin rằng chị đã về với Chúa. Tôi cũng biết là Đức Chúa Trời giàu lòng nhân từ, và hi vọng Ngài tiếp nhận chị. Có lẽ nào trên trần thế chị đã đau khổ, bây giờ lại xuống đia ngục hay sao? Chúa cứu chị hay không, đó là quyền của Ngài. Tuy nhiên tôi nghi ngờ đức tin của những người tự xưng là cơ đốc nhân, nhưng không muốn giống Chúa. Một khi tin nhận Chúa Giê-Su làm Chúa, làm chủ của mình, thì chúng ta thuộc về Ngài, và chọn sống trong vương quốc Ngài mà không cần phải chờ đến khi chết. Một người chọn lối sống của thế gian thì thật sự họ muốn sống trong nhà Chúa mãi mãi không? Chúa không đưa chúng ta xuống địa ngục vì Ngài “không muốn cho một ai hư mất, nhưng muốn mỗi người đều ăn năn” được ở gần Ngài mãi mãi.
Có điều chắc chắn là đức tin là điều ắc có và đủ để được cứu. Nhưng muốn sống sung cuộc đời sung mãn theo ý Chúa, chúng ta cần nương cậy nơi sức toàn năng của Ngài để chiến thắng cám dỗ, và phải cố gắng. Phao Lô gọi những tín đồ yếu đuối là những người “được cứu dường như qua lủa.”
Mark Buchanan viết, “
“Ân sủng và cố gắng không đối nghịch nhau. Ân sủng và công quả mới đối nghịch với nhau. Làm việc để được cứu là sai, nhưng thực hành sự cứu chuộc là dựa trên Kinh thánh. Ân sủng và cố gắng là đồng minh.”

Phần Thưởng Dành Cho Những Người Được Chọn

Sách Tin lành Ma-thi-ơ kể câu chuyện một người hỏi Chúa Giê-Su về sự sống vĩnh phúc. Người này thưa với Chúa là ông tuân thủ mọi luật pháp Môi se. Chúa yêu cầu ông làm thêm một điều. Đó là “Nếu anh muốn được toàn hảo, hãy đi bán hết tài sản, đem cho người nghèo, thì anh sẽ có kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo Ta” (Ma-thi-ơ 19:21). Người này buồn rầu, bỏ đi. Chúa bày tỏ cho các môn đệ biết: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Đức Chúa Trời.”
Sau việc này, Phi-e-rơ nêu vấn đề phần thưởng dành cho người bỏ mọi sự để theo Ngài. Chúa đáp lời, “Thật, Ta bảo các con, trong thời đại mới, khi Con Người ngồi trên ngai vinh quang của Ngài, các con, những kẻ theo Ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai cai trị mười hai chi tộc Y-sơ-ra-ên” (Ma-thi-ơ 19:28).
Trong tín thư gởi các tín hữu ở Cô-rinh-tô, Phao Lô khẳng định rằng khi Chúa trở lại, “lúc ấy, chính Đức Chúa Trời là Đấng sẽ khen thưởng mỗi người tùy công việc mình” (1 Cô-rinh-tô 4:5).
Như vậy những con cái Chúa đều được cứu, nhưng không phải là tất cả đều được thưởng. Trong khi chúng ta không thể nhờ công quả mà được cứu, nhưng chắc phải nhờ công quả để được thưởng. Phần thưởng có thể là được ngồi trên mười hai ngai cai trị mười hai chi tộc Y-sơ-ra-ên—chắc ít có ai được đặc ân này--; cũng có thể là những mão triều. Đối với tôi phần thưởng quí giá nhất là được ở trong nhà của Chúa mãi mãi. Trước đó là phần thưởng được cất lên không trung để nghênh tiếp Ngài, mà không phải chịu khổ trong bảy năm Đại nạn.

Được Cất Lên Trước Bảy Năm Đại Nạn

Kinh thánh Cựu Ước (Đa-niên 9:27) ám chỉ “cảnh tàn khốc bị hủy diệt”, và “sẽ có một thời kỳ hoạn nạn chưa từng thấy, từ khi các nước được thành lập cho đến lúc ấy” (Đa-niên 12:1). Tân ước gọi đó là “hoạn nạn lớn,” hay là “cuộc Đại nạn” (Ma-thi-ơ 24:21; Khải huyền 7:14).
Theo quan điểm “tiền đại nạn,” con cái Chúa sẽ được cất lên không trung trước bảy năm hoạn nạn. Tuy nhiên không, phải tất cả ai xưng mình là Cơ đốc nhân đều được cất lên trước thời kỳ đại nạn, vì sự cất lên là phần thưởng dành cho:
1. Ai cảnh giác và cầu nguyện (Lu-ca 21:36);
2. Ai trông đợi Ngài (Hê-bơ-rơ 9:28);
3. Người đầy tớ tốt lành và trung tín (Ma-thi-ơ 25);
4. Mười người nữ đồng trinh chuẩn bị dầu (Ma-thi-ơ 25);
5. Những ai nghe tiếng Chúa (Giăng 12:29; Khải Huyền 2:7)
Có thể những con cái Chúa không sống cho Ngài và vì sự vinh hiển Ngài, sẽ phải trải qua thời kỳ Đại nạn rồi mới được sống cùng Ngài trong thời kỳ 1000 năm. Họ là những người được cứu dường như qua lửa.

Huỳnh ngọc Ẩn
10/28/2009

Thursday, June 4, 2009

QUÍ VỊ ĐỨNG BÊN NÀO?

Quí Vị Đứng Bên Nào? Thành phố nơi tôi định cư có vài ngàn người Việt nam và khoảng một chục Hội đoàn. Cách nay cũng khá lâu một Hội đoàn tố cáo Hội đoàn kia là thân Cộng. Lời qua tiếng lại, tiếng bấc, tiếng chì chẳng những làm cho những người trong cuộc đau lòng, mà còn làm Cộng đồng Việt Nam cũng không vui vì gà nhà bôi mặt đá nhau, hay là quân ta đánh quân mình. Phe bị tố đưa phe bên kia ra tòa. Tòa Án Quận xử phe bị cáo trả nguyên cáo 300.000 USD vì vu cáo không có bằng chứng. Dỉ nhiên là bị cáo phải kháng cáo, để mong khỏi phải trả tiền bồi thường. Trong một cuộc tranh chấp như vậy rút cục phải có phe thắng và phe thua. Phe thắng kiện và những ủng hộ viên chắc hẵn là ăn mừng, trong khi phe thua kiện khóc, và không đồng ý với Quan tòa. Sống là tranh chiến. Ai cũng biết sống yên vui, không tranh chiến là sướng nhất Tôn giáo nào cũng dạy: “Hãy yêu thương người lân cận như mình.” Nhưng đó là ước mơ mà con người không thể nào thực hiện. Quốc gia này đầu tư nhiều tỉ USD vào những cuộc chiến với quốc gia khác, trong khi nhiều người dân thiếu ăn. Thật là vô nghĩa, nhưng là sự thật, như lời tác giả sách Truyền Đạo nói, “Vô nghĩa của sự vô nghĩa, vô nghĩa của sự vô nghĩa, thảy thảy đều vô nghĩa.” Kinh thánh cho chúng ta thông tin về nguồn gốc của vũ trụ. Vũ trụ không tình cờ mà có, không từ một khối khổng lồ, bất ngờ bị nổ tung ra. Lời của Đức Chúa Trời (ĐCT) khẳng định: “Ban đầu Đức Chúa Trời sáng tạo trời và đất.” ĐCT tạo ra vũ trụ và trái đất trước, và cuối cùng Ngài mới tạo ra loài người. Sau khi tạo ra cặp vợ chồng đầu tiên, Ngài đặt họ trong vườn Ê-đen, và cho họ được tự do ăn bất cứ trái cây nào trong vườn, trừ ra Cây biết Thiện Ác. ĐCT cho họ hai lựa chọn: ăn bất cứ trái cây nào trong vườn và không đụng đến cây thiện và ác; ăn cây Chúa cấm họ. Họ có thể chọn đứng về phía Ngài hay đứng về phe ma quỉ. Rất tiếc A-đam và Ê-va không biết tầm quan trọng của mệnh lệnh Chúa và hậu quả là: “ bởi tội phạm của một người mà qua người đó sự chết thống trị...” (Rô-ma 5:17). Vì tổ phụ của loài người chọn đi qua phía bên kia, cho nên ngày nay nhân loại phải tranh chiến với nhau và với mọi tai nạn thiên nhiên và do con người gây ra. Sau khi loài người sa ngã, ĐCT có kế hoạch cứu chuộc toàn thể nhân loại. Bắt đầu kế hoạch này Ngài chọn và kết ước với Áp-ram. Ngài hứa ban cho ông một dòng dõi và đất. Gần 600 năm sau, lời hứa này mới bắt đầu được thực hiện. Trên đường tiến về Đất Hứa, ĐCT kết ước với con cháu Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ cho thiên sứ đi trước để bảo vệ họ, với điều kiện họ không phản nghịch chống lại thiên sứ. Ngài cho họ hai lựa chọn: thờ phượng Ngài và những phước lành hay là quì lạy trước các thần của người dân mà Ngài sẽ quét sạch, và khốn khó. Sau khi đọc Kinh thánh từ sách Giô-suê cho đến Sử ký 2, chúng ta thấy dân Chúa không chọn đúng về phía Chúa, nhưng một chân đứng bên Chúa, một chân đứng bên thế gian. Cuối cùng họ không còn làm chủ Đất mà Chúa đả hứa ban cho họ vì họ không thành tín với Ngài. Ngày nay, những tín đồ của Chúa Giê-Su cũng không hơn gì dân Chúa ngày xưa. Họ cũng không đứng hẵn về phía Chúa. Chúng tôi đến định cư tại Hoa kỳ từ năm 1975. Quốc gia này được ĐCT chúc phước rất nhiều. Dù chỉ có 200 năm lịch sử mà họ trở nên đại cường. Sở dỉ như vậy là nhờ những người lập quốc là những anh hùng đức như Áp-ra-ham, I-sác, Gia-cốp. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập, những nhà lập quốc dâng quốc gia cho Chúa, qua lời tuyên xưng đức tin: “Một quốc gia dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời” (One nation under God). Ngày nay, mặc dù Hoa kỳ được coi như là một nước Cơ đốc, vì có nhiều người tin Đức Chúa Trời, nhưng không phải tất cả điều giữ điều răn và mệnh lệnh của Ngài. Họ thỏa hiệp với những triết lý thế tục, và quảng bá tự do của con người dù là thứ tự do không được Chúa cho phép—trái của cây biết điều thiện và ác. Vì thế nước này đang trên đà đi xuống. Không chỉ riêng Hoa kỳ, nhiều nước trên thế giới cũng đang đi xuống vì không chọn đứng bên phía Chúa. Trở lại lịch sử dân Chúa. Sau khi được ĐCT dùng quyền năng đưa ra khỏi Ai cập, dân Chúa phải đi lang thang trong đồng vắng 40 năm vì thiếu đức tin. Những người nam từ hai mươi tuổi trở lên không còn sống để vào Đất Hứa. Trước khi vào chiếm Đất Hứa, Giô-suê sai hai thám tử đi trinh sát đất đai, nhất là thành Giê-ri-cô. Hai người này vào thành, và đến nhà một người mãi dâm tên là Ra-háp và trọ tại đó. Họ được bà này giấu trên nóc nhà. Bà cho họ biết lý do nào bà đứng về phe họ: “Tôi biết CHÚA đã ban đất nước này cho các ông; chúng tôi vô cùng kinh hoàng; tất cả dân chúng trong nước này đều khiếp sợ các ông” (Giô-suê 2:8). Về phương diện đạo đức, bà là người không có phẩm hạnh. Nhưng về phương diện tâm linh, bà và gia đình bà được cứu về phần xác lẫn phần hồn nhờ bà đứng về phía ĐCT. Khi Giô-suê đã già, tuổi đã cao, ông triệu tập toàn thể các trưởng lão, các nhà lãnh đạo, các thẩm phán và các quan chức của Y-sơ-ra-ên lại. Ông nhắc lại nguồn gốc của 12 chi tộc và những gì ĐCT đã làm cho họ. Để kết luận bài giảng cuối cùng, ông cho họ lựa chọn phụng sự CHÚA, hoặc các thần mà tổ tiên họ đã phụng sự bên kia Sông Lớn, hoặc các thần của dân A-mô-rít trong lãnh thổ họ đang ở. Và ông nói với họ, "Nhưng ta và nhà ta sẽ phụng sự CHÚA.” (Giô-suê 24: 15). Sau khi Giô-suê qua đời dân Chúa sống trong Đất Hứa dưới chế độ Quan Xét, và dưới sự tể trị tối cao của ĐCT—chế độ thần trị. Khi Sa-mu-ên làm Quan xét, dân Chúa đòi ông cho họ một ông vua như những dân ngoại. Họ thưa với ông: “Ông đã cao tuổi, mà các con ông lại không noi theo gương ông. Vậy xin ông lập cho chúng tôi một vua để cai trị chúng tôi, y như tất cả các dân tộc khác đều có vua cai trị” (1 Sa-mu-ên 8:5). ĐCT chấp thuận lời yêu cầu của dân chúng, dù họ từ chối Ngài. Vị vua đầu tiên Sau-lơ lên làm vua năm 1050 trước Công nguyên (TCN). Đến năm 725 TCN, vua Ô-sê chống lại vua Sanh-ma-na-se của A-si-ri, đưa đến việc A-si-ri bao vây, chiếm thành Sa-ma-ri và chấm dứt Vương quốc miền Bắc. 137 sau vua Xê-đê-kia của vương quốc miền Nam chống lại vua Ba-by-lôn. Nê-bu-cát-nết-xa đến bao vây Giê-ru-sa-lem. Hai năm sau (586 TCN), tường thành bị phá vở, đền thờ, cung điện và toàn thể thành bị đốt cháy. Trong khoảng 1000 năm, từ khi ra khỏi Ai-cập cho đến thời tiên tri Ma-la-chi, ĐCT dùng tôi tớ Ngài kêu gọi dân Chúa đứng về phía Ngài, nhưng họ lựa chọn đứng về phía đối diện với Ngài. Vì thế trong 400 năm, Chúa yên lặng cho đến khi Ngài giáng trần làm người. Lúc ấy “Chúa đã đến trong nước Ngài mà dân Ngài không nghênh tiếp” (Giăng 1:11). Ngày ngay, trên phương diện thiêng liêng, thế giới được chia ra làm hai bên: phe tin Chúa Cứu Thế, và phe chống nghịch Ngài. Người Việt Nam có câu, “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong.” Chúng ta cần khôn ngoan khi lựa chọn phía mình đúng. Chốn Cao Hơn Qua thông tin của Email Ministry, được biết bang Queenland của Úc bị lũ lụt làm thiệt hại giao thông, nhà cửa và mùa màng. Trước hết tôi xin chia buồn với người dân Úc và cầu xin Đức Chúa Trời giúp người dân ở đây gầy dựng lại sản nghiệp. Đồng thời tôi xin được chia vui và tạ ơn Chúa với anh Huỳnh văn Lãm vì nhà anh và văn phòng Email Ministry chỉ bị thiệt hại chút ít nhờ ở trên cao. Thông tin này nhắc tôi bài thánh ca Chốn cao hơn (Higher ground) và điệp khúc của bài hát: “Nguyện Cha nâng bước, bước lên càng cao, Lòng tin không núng, chốn cao đặt chân, Chỗ đã đạt rày, dám yên vui nào, Chúa đỡ chân vào ngay chốn cao hơn.” (Lord, lift me up, and let me stand By faith on heaven's table land; A higher plane than I have found, Lord, plant my feet on higher ground). Trong sách Sáng thế ký có một nhân vật tạo ấn tượng cho tôi hơn hết là Giô-sép. Ông được vua Ai cập ban cho chức vụ cao hơn hết, chỉ đứng sau vua mà thôi. Ông được đưa lên chức vụ này sau khi bị các anh ném xuống giếng, bán cho lái buôn Á rập, bị bán làm nô lệ và bị bỏ tù vì bị cáo gian. Ông được cất lên cao từ thung lũng sâu. Một nhân vật trẻ khác cũng đáng nhắc đến. Đó là Đa-vít. Là con út trong gia đình, ông không được giao cho một trách nhiệm quan trọng, nhưng được giao cho công tác chăn chiên. Ông được gọi về nhà từ đồng cỏ để được xức dầu làm vua dân Y-sơ-ra-ên. Sách Tin lành Lu-ca kể chuyện Chúa Giê-Su được một người Pha-ri-si tên Si-môn mời đến nhà. Trong khi Ngài dự tiệc, một phụ nữ lấy tóc mình lau và hôn chân Ngài rồi xức dầu thơm lên (Lu-ca 7:38). Nhiều người không hài lòng vì Chúa cho phép một phụ nữ có tiếng xấu làm như vậy. Ngài dạy chủ nhà và những người khách: :” Dù tội lỗi chị này nhiều lắm, nhưng đã được tha thứ hết, nên chị yêu mến nhiều. Ai được tha thứ ít thì yêu mến ít” (Lu-ca 7: 47). Quay sang người phụ nữ tội lỗi này Chúa phán, “Tội lỗi con đã được tha.” Người đàn bà trong câu chuyện này biết mình đang ở dưới vực sâu. Bà hạ mình xuống thật thấp, và Chúa Cứu Thế đưa bà lên chốn cao hơn. Chúng ta có thể suy đoán bà sống một cuộc đời mới, một cuộc đời sung mãn theo ý Chúa. Hai sách Tin lành Ma-thi-ơ và Mác kể chuyện một người đàn bà Ca-na-an xin Chúa Giê-Su giúp con gái bà bị quỉ ám. Ngài trả lời: “Ta chỉ được phái đến cho những con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên mà thôi.” Ngài cho bà biết thêm là Ngài không thể lấy bánh của con mà chia cho chó. Người đàn bà không bất mãn với câu trả lời của Chúa. Nhưng bà biết mình hèn mọn, chỉ mong Chúa ném cho bà những mảnh bánh vụng. Chúa khen bà có đức tin lớn và nhậm lời cầu xin của bà. Người đàn bà Ca-na-nan này đã hạ mình xuống rất thấp và được Chúa đưa bà lên chốn cao hơn. Trong tín thư gởi Hội thánh Phi-líp, Phao-lô cho chúng ta biết Đức Chúa Trời tôn Chúa Giê-Su lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên mọi danh; để khi nghe đến danh của Đức Giê-su, mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất đều phải quỳ xuống, và mọi lưỡi phải tuyên xưng Chúa Cứu Thế Giê-su là Chúa. (Phi-líp 2:10-11). Nhưng, trước khi nhận được ân huệ này, Chúa Giê-Su phải từ bỏ bản thể Đức Chúa Trời, và mang lấy bản thể của một tôi tớ. Ngài đã tự hạ mình xuống, chịu vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá, nghĩa là phải chịu đau đớn của thân xác và sỉ nhục. Những mẫu chuyện trên dạy chúng ta: 1. Muốn được nâng lên cao, trước hết chúng ta phải biết hạ mình xuống rất thấp. 2. Muốn làm chủ, trước hềt phải tập làm tôi tớ. 3. Thay vì hướng về mình, phải hướng về Chúa. 4. Chúa phải được dấy lên, con người của chúng ta phải bị hạ xuống. 5. “Đừng làm điều gì vì tham vọng ích kỷ hoặc hư vinh nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình” (Phi-líp 1:3). 6. Muốn được lên chốn cao hơn, cần phải gần Chúa vì Chúa ngự trên cao. 7. Hạ mình xuống thật thấp, thật thật thấp. Ai hiện đang ở dưới vực sâu, đừng nãn lòng vì “Phước cho người than khóc,vì sẽ được an ủi” (Ma-thi-ơ 5:5). Khi bị thử thách, hãy kiên nhẫn trông đợi Chúa vì Ngài sẽ đưa chúng ta lên chốn cao hơn. Người Thợ Mộc Con trai Út của chúng tôi chịu trách nhiệm chăm sóc cỏ cây. Nhân Ngày Lễ Các Bà Mẹ năm nay, nó nhờ ông hàng xóm đóng dùm ba cái chậu gổ và hai cái băng bằng cây để làm quà tăng mẹ nó. Khi ông Gary đóng xong, nó đem về sơn phết cho đẹp và bảo vệ cho chậu và băng lâu mục. Khi nó đang lui cui sơn phết thì ông hàng xóm chạy sang để thăm nó. Không biềt hai người nói chuyện gì với nhau. Nhưng tôi đoán là ông đang hướng dẫn con tôi cách bảo quản. Ông ngắm nhìn công trình mỹ thuật mà ông tạo, có vẻ rất hài lòng với tác phẩm của mình. Kinh thánh ghi rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời tạo ra trời và đất.” Sau khi tạo ra vật gì thì “Đức Chúa Trời thấy điều ấy là tốt.” Câu này được lập lại năm lần trong đoạn 1 của sách Sáng thế ký. Sau khi hiòan tất công cuộc sáng tạo, “Đức Chúa Trời nhìn mọi vật Ngài dựng nên và thấy là rất tốt” (Sáng 1:31). Vì bản tính hoàn hảo của Ngài, Đức Chúa Trời không tạo ra vật kém chất lượng. Tạo vật của Ngài là hoàn hảo. Sở dỉ loài thọ tạo của Đức Chúa Trời ngày nay hư hỏng là vì loài người phạm tội không vâng phục Ngài. Loài người sa ngã đưa đến sự nguyền rủa cho toàn thể tạo vật. Do đó, ngày nay loài người phải chịu nhiều khổ nạn như dịch cúm, lũ lụt, đông đất, núi lửa, cháy rừng, mất mùa, khô hạn, gió bảo và nhiều tai vạ khác. Hai ngàn năm trước đây Đức Chúa Trời giáng trần làm người để giải cứu con người khỏi khổ và khỏi sự chết tâm linh. Thánh Giăng nói về Chúa Giê-Su, “Tất cả đều được Ngài sáng tạo. Không gì hiện hữu mà không do Ngài” (Giăng 1:3). Chúa Cứu Thế Giê-Su cũng là Đấng Sáng tạo như Đức Chúa Trời. Ngài cũng là Đấng tái tạo. Khi chúng ta chấp nhận thần tính của Ngài và sự cứu chuộc của Ngài thì chúng ta “được quyền trở thành con Đức Chúa Trời.” Điều này có nghĩa là người tin Chúa Giê-Su sẽ được giải phóng khỏi sự nguyền rủa của tôi lỗi. Điều này không có nghĩa là người tin Chúa Giê-Su sẽ được miễn trừ mọi khổ nạn, nhưng con cái Chúa có hi vọng, bình an và niềm vui trong Ngài. Một món đồ bằng cây phải được sơn phết để chống lại nắng mưa. Người tin Chúa cần mang mũ cứu chuộc, áo giáp công chính, thắt lưng lẽ thật, cái khiên đức tin, giày bình an và quan trọng hơn hết là gươm Thánh Linh mới có thể chống lại những mũi tên mà Sa-tan bắn tưới tắp không ngừng. Những vật bằng gổ do bàn tay người tạo không tồn tại mãi dù cho chúng ta gìn giữ cẫn thận đến đâu. Một người không được Chúa Cứu Thế tái tạo không đưọc sự sống đời đời. Huỳnh Ngọc Ẩn 11/05/09

Thursday, March 26, 2009

LIÊN HỆ

Liên Hệ


Câu chuyện xảy ra tại một thành phố ở Mỹ. Cách nay trên hai mươi năm, một hôm sau khi đổ săng, tôi vào tiệm để trả tiền. Chưa kịp nói bơm số mấy thì người nhân viên đã cho biết tôi phải trả bao nhiêu. Ngạc nhiên, tôi nói, “Sao cô biết tôi đổ săng tại bơm số mấy?” “Tôi biết xe của ông,” chị thâu ngân trả lời. Tôi nói tiếp, “Như vậy là tôi không thể đổ săng rồi bỏ chạy được?” Nếu nhân viên của trạm săng nhận ra tôi thì công an còn biết nhiều về tôi hơn. Tôi muốn kể chuyện này để nói đến sự liên hệ giữa khách hàng và nhân viên hay chủ nhân của trạm săng dầu. Ngày nay thì ít có sự trao đổi như vậy giữa người lái xe và chủ trạm săng. Trong thời đại điện tử này, người lái xe dùng thẻ tín dụng để trả tiền mà không cần phải vào tiệm để gặp người chủ. Ở Việt Nam vẫn còn sự liên hệ vì khách hàng không tự bơm săng mà nhân viên phục vụ đảm nhiệm công tác này.
Tôi đến quê hương của Cụ anh hùng họ Nguyễn đầu niên học 1962-63 để bắt đầu cuộc sống của một người trưởng thành. Thật ra cho đến bây giờ, ở tuổi 68, gần 69, tôi vẫn chưa trưởng thành; tôi vẫn còn phải đọc sách Khôn ngoan mỗi ngày để được thêm tri thức.
Khi học Sư Phạm, thầy Thủy và tôi cùng học một lớp với thầy Lễ, nên khi đến nhận việc ở RG, chúng tôi không phải đi tìm nhà trọ. Sự liên hệ đầu tiên của chúng tôi là với gia đình thầy Lễ. Riêng tôi, sự thiếu xót của tôi là chưa có dịp cám ơn thầy Lễ về điều này. Ngày nay, đây là dịp tôi có lời cám ơn thầy Lễ và song thân của thầy đã cho tôi tá túc một thời gian khi chân ước chân ráo mới bước đến RG.
Sự liên hệ thứ hai là với Thầy Trần thanh Vân, người Hiệu Trưởng khả kính, có những đặc điểm của một thầy giáo theo truyền thống Á đông. Thứ ba là sự liên hệ với Ban Giám Đốc nhà trường. Tôi có nghe vài tai tiếng về ban Giám đốc, nhưng tôi không muốn biết nhiều về điều này.Thứ tư là sự liên hệ với các học sinh. Trong khi các thầy cô khác rất “popular” với các học sinh, tôi không có cái may mắn đó. Tôi không than phiền các học sinh không thích tôi nhiều bằng các thầy cô khác. Nhưng đối với tôi các em giữ thái độ “kính nhi viễn chi,” tại vì tôi không vui tính như các thầy cô khác. Sự thật là, nếu chúng ta muốn được người khác yêu mến thì trước hết mình phải “reach out” tới tha nhân trước. Nếu tôi không tỏ ra thân thiện với người thì ai muốn thân với tôi. Kinh thánh có chép, “Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri.”
Có thể tôi nghĩ sai vì năm 1999 lần đầu tiên đến California, một số các em vừa là học trò của tôi và vừa là học trò của nhà tôi, tổ chức một cuộc họp mặt để chào mừng vợ chồng tôi. Như vậy, ít ra thì cũng có một số học trò cũ còn nhớ đến thầy cô, sự liên hệ thầy trò không biến mất vì ngàn trùng xa cách.
Năm 2004 chúng tôi có dịp về thăm Rạch Giá. Một buổi sáng, đi bộ trên đường Tự Đức (?), khi đi ngang qua nhà Cô Liên, có một chị bán bánh mì ổ lên tiếng, “Ai trông giống như thầy Ẩn và cô Tuyết.” Tôi không nghe câu ấy, nhưng một Thầy Truyền Đạo đi theo chúng tôi nghe và nói lại cho chúng tôi. Chúng tôi quay trở lại để chào hỏi chị. Cũng là một câu nói, nhưng lời của chị cựu học sinh này gây thật nhiều ấn tượng đối với tôi.
Tôi nhớ lúc học lớp Nhứt—lớp năm bây giờ--ông thầy của tôi có khuyên, “Khi lớn lên tụi bây đừng làm nghề thầy giáo. Nghề này bạc bẽo lắm!” Tôi giữ trong lòng lời dạy của Thầy Vân. Khi mới học xong lớp 11 thì tôi xin thi vào trường Kỹ thuật Phú thọ để theo học ngành “đường xá cầu cống.” Người xưa có câu, “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.” Cuối cùng thì tôi phải học Sư Phạm. Vì có thành kiến với nghề dạy học, nên tôi không là một thầy giáo thành công. Nhưng, ngày nay, nếu đuợc chọn lại một nghề để sinh sống, tôi sẽ chọn nghề dạy học vì ít nhất cũng có người còn nhận ra được tôi. Tuy nhiên, tôi còn được diễm phúc là có dịp dạy những môn thuộc về tinh thần. Và có lẽ môn học hợp với chí hướng mình hơn nên tôi thích dạy hơn, dù cho đào tạo con người quan trọng hơn môn học.
Ở xứ ngoài khi học sinh lên lớp hay ra trường thì sự liên hệ thầy trò cũng không còn. Đối với xã hội Á đông nói chung và Việt nam nói riêng, tình nghĩa thầy trò không thay đổi, tuy rằng nhiều trò thích thầy này hay cô nọ nhiều hơn thầy nọ hay cô kia.
Nhờ sự liên hệ giữa thầy trò nên trong năm qua tôi tìm ra đuợc ba người bạn. Một người học cùng lớp Sư phạm với tôi. Tôi tìm ra ông nhờ một chị cựu học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu. Qua ông này tôi tìm được một ông bạn khác vì hai ông ở gần nhau, tại Perth, Tây Úc. Tôi tìm được một người khác trên mạng của Hội Cựu Học Sinh trường Gia-Long.
Bắt đầu năm 2000 “Hội Ngộ Liên Trường Kiên-Giang” được tổ chức hai năm một lần để tạo cơ hội cho các Thầy Cô và các cựu học sinh Kiên-Giang gặp gở. Gặp mặt, bắt tay, chào thăm tuy ngắn ngủi, nhưng giữ liên hệ tốt với nhau. Con người cần liên hệ vì được tạo dựng để sống với cộng đồng.
Cách đây có lẽ trên hai mươi năm, sở làm của tôi có cho xem một băng video. Tôi được thấy một người đi dọc bờ biển, nhặt những con sao biển, rồi ném xuống nước. Có người hỏi anh đang làm gì. Anh giải thích: “Những sao biển bị sóng đánh trôi lên bờ. Khi nước ròng và nắng lên, các con sao biển sẽ chết.” Người kia lại hỏi: “Có nhiều sao biển, làm sao anh có thể cứu hết chúng nó?” Anh lượm một con sao biển, ném xuống nước và trả lời, “Ít nhất tôi cũng cứu được con này.”
Trong sự liên hệ với người khác, chúng ta có tạo được một ảnh hưởng gì cho họ không? Nếu có thì ành hưởng ấy tiêu cực hay tích cực? Mong rằng trong mười hai năm dạy học tôi có tạo một ảnh hưởng gì tích cực đối với các học sinh của tôi. Có lẽ là tôi không thành công trong việc này. Cho nên, trong khi còn hơi thở, còn sinh lực thì vợ chồng tôi cố gắng tạo mối liên hệ với người khác, làm những việc nhỏ nhặt, nhưng có thể làm cho người khác vui và chúng tôi cũng vui.
Tôi tin vào tu thân, tích đức. Nhưng đức tin cần phải hành động thiết thực bằng công, bằng của, bằng thì giờ của mình. Nhiều người biết chúng tôi tôn thờ một Thượng Đế chân thật. Nhưng đó là mối liên hệ riêng tư giữa tôi và Thượng Đế. Từ mối liên hệ đó tôi cần tạo một mối giao hảo tốt với người lân cận của tôi. Người lân cận của tôi là những ai có cần mà tôi gặp trên đường đi. Bạc vàng thì chúng tôi không có, nhưng điều gì chúng tôi có, chúng tôi chia sẻ với người lân cận.
Sau 1975 tôi đã nghỉ dạy. Những dòng chữ viết trên đây không phải là lời dạy. Nhưng đó chỉ là cảm nghĩ của tôi về mối liên hệ giữa chúng ta và giữa chúng ta với người lân cận. Mong rằng những lần “Hội Ngộ Kiên-Giang” sẽ thắt chặc mối liên hệ giữa các thầy cô với nhau, và với các cựu học sinh, và giữa các cựu học sinh với nhau.

Huỳnh Ngọc Ẩn
Olympia, Washington, USA
18-1-2006

Thursday, February 5, 2009

LOVE NEVER FAILS

If I can do what Mother Theresa did for the needy in India, but I have no love I am only a resounding gong or a clanging cymbal. If I know all the mysteries in heaven and on the earth, but have no love, and if I have a faith that can move mountains, but have not love, I am nothing. “If I give all I possess to the poor and surrender my body to the flames, but have not love, I gain nothing” (1 Corinthians 13:3 –NIV). LOVE IS NOT SELF-SEEKING Min Sun was one of Confucius’ disciples. He lost his mother at young age. His father remarried. His stepmother did not love him. She only cared for her child, and clothed him very warm, while Min Sun himself suffered the cold. Min Sun’s father did not notice her behavior until, one day in winter, Min Sun could not push his father’s wheelchair. At that time, he realized that his wife had maltreated her stepson. He then wished to divorce her. Min Sun suggested that his father should not divorce her because, without her, he and his half-brother suffered, and with her in the family, only Min Sun suffered. When his stepmother heard his logic, she was touched, and started to love him like her own child. LOVE IS KIND The Bible recorded a story that we can use as a mirror that reflects our own heart. One morning, the teachers of the law and the Pharisees brought a woman before Jesus. They said she committed adultery and asked what he would do with her. The Lord Jesus did not want to answer them, and since they kept on questioning him, finally he said to them, "If any one of you is without sin, let him be the first to throw a stone at her.” Following are some of the loving kindness.

Monday, February 2, 2009

MY NAME IS CHIP


MY NAME IS CHIP
Mommy calls me “Chip” because I remind her of the chocolate chips she likes to put in her baking. My family name is Chihuahua. I am small, but have very big ears. People say I came from Mexico, so that’s why we like the warm weather. Often times, you’ll see Chihuahuas wear sweaters during the cold season.
Here is my story. When my master , Christina, was two years old, Ba (Christina’s grandma) asked her what she wanted for her birthday. Christina replied without hesitation, “A dog, please.” Christina loves pets, and has always wished for a dog of her very own. Since my master was not old enough to take care of a pet, and mommy did not have time and energy to care for another “kid”, Christina had to wait until February 2008, when Ba could not make Christina wait any longer. Ba looked for a dog and she found me. The nice thing is everyone loves me and wants to share me, so I spent my time at Ba’s house during the week (when Christina and her sister Tiffany are in school and basketball practices) and the weekends at my master’s house. I think you’d like to know more about me. I’m one year and two months old. I love to be held. When I don’t get enough attention, I like to tear up newspaper that Ba put on the floor that I use to do my ‘business’ on. Many times, I take my blanket out of my bed, or drag my bed into the kitchen area for fun. Sometimes Ba yells at me when I pee outside my newspaper, or make a mess in her kitchen. I’m smart though; when Ba gets out the gate I know I did something wrong, and I have to go in timeout behind the gate. So then I get back in my basket, or my bed. But I’m stubborn., I do not want to change my behavior. I want attention, please.
Last year (2008), I enjoyed being with the Carlile’s when Ong or grandpa, Ba, and Uncle Petey took a mission trip. I missed Ong; he likes to tease me, and I try to bite him, but he gets away easily.
Maybe someday I will be nice. So, life is wonderful for me! I love everyone because they love me!

Tuesday, January 20, 2009

WHOM DO WE TRUST

WHOM DO WE TRUST?

Some trust in chariots and some in horses,
But we trust in the name of the LORD our God
” (Psalm 20:7—NIV)
In today terms we may say, “Some trust in missiles, some in tanks, or airplanes, but we trust in the name of the Lord. Why did the writer of the Psalm did not trust in chariots and in horses, but he trusted in the name of the Lord? That is because
The name of the LORD is a strong tower; the righteous run to it and are safe” (Proverb 18:10)
In other word, those who trust the Lord are safe in Him. Nothing can protect us from any disasters or any crisis than the name of the Lord.
Presently many people trust so much their political leaders, put their hope in those leaders, and expect a lot from the ones in power. They do not realize that leaders are human, and as such are subject to errors. If we have great expectation in our leaders, we may be disappointed when they fail. Should we trust our political leaders? Of course we should, but at the same time we should not expect so much from them.
As citizens, what can we do regarding political matters?
First, we must trust in the name of the Lord, not any political leaders because He has control over man’s history.
Second, we must submit ourselves to the governing authorities for there is no authority except that which God has established (Romans 13:1). The Lord puts the governing responsibility over the shoulder of our leaders.
Is there a conflict between God’s will and human will? Yes, there is when a person does not have a close relationship with the Lord, he likely makes decision based on his own wisdom.
Therefore, a citizen must pray for his political leaders for wisdom and insights that will enable them to rule to the best interest of the majority of his citizens, and to follow as close to God’s will as possible.

Saturday, January 10, 2009

THUẬN THIÊN GIẢ TỒN....

Thuận thiên giả tồn...

Học thuyết Âm Dương cho rằng: Dương cực thịnh biến thành âm, âm cục thịnh biến thành dương.” Thuyết này có thể dùng để lí giải sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Trong quá khứ thế giới đã hưởng những lợi ích của sự phát triển kinh tế và tài chính. Trong thiên nhiên nước có khi ròng, có khi lớn. Nền kinh tế cũng có khi phát triển mạnh, có khi xuống dốc.
Với sự chính xác khoảng 50% tôi có thể nói rằng 50% dân số trên thế giới đều lo lắng cho cái túi tiền của mình. 50% số người còn lại không có gì để mất, cho nên không quan tâm. Ưu tiên hàng đầu của những nhà lãnh đạo là “kinh tế và tài chánh.” Nếu họ thành công, họ sẽ được điểm lớn và danh tiếng sẽ đi vào lịch sử. Họ cố gắng hết sức để ngăn chận thị trường chứng khoán tuột dốc, để cứu nguy những công ty vở nợ. Nhưng cho đến bây giờ không ai biết là thế giới sẽ đi về đâu.
Tại Hoa Kỳ, trong năm 2008, những ứng viên Tổng thống đều tuyên bố là họ có kế hoạch cứu nguy kinh tế. Và người được bầu cử là người dường như “bán” được kế hoạch của mình. Chúng ta có thể hỏi, “Ai có khả năng đổi hướng kinh tế đang xuống dốc đi ngược trở lên?” Không ai biết người nào có thể làm việc đó, nhưng chúng ta có thể khẳng định là chỉ có Trời mới có thể làm một phép lạ để giải nguy kinh tế.
Điều này không có nghĩa là chúng ta cứ “điềm nhiên tọa thị,”ngồi chờ Trời làm phép lạ, và mọi sự đâu sẽ vào đấy. Về phương diện thiêng liêng, có một lẽ thật, đó là nếu chúng ta hành động hợp lòng trời thì phúc lợi sẽ đến, và ngược lại, khi hành động nghịch lòng trời, tai vạ sẽ đến.
Trên phương diện kinh tế, tài chính cũng vậy, các công ty bị phá sản vì làm ăn bất chính, dùng thủ đoạn bất lương, tham lam. Một trường hợp điển hình là trong tình Đồng Nai, Việt Nam, công ty Vedan không tôn trọng luật pháp, và không quan tâm đến sức khỏe của người dân, nhưng tham lam, muốn thu lợi tối đa. Cuối cùng công ty không còn hoạt động được, từ lợi ít đến không còn chút lời nào.
Như vậy, những nhà lãnh đạo quốc gia cần làm gì? Họ cần phải hành động, làm một việc gì đó cho người dân và đất nước của họ. Tuy nhiên, việc đầu tiên họ phải làm, đó là kiêng ăn và cầu nguyện để nhận lãnh khôn ngoan và ân sủng thiêng thượng để lãnh đạo. Nếu họ nghĩ rằng tự mình họ có đủ bản lĩnh để giải quyết vấn đề bằng sức riêng của chính họ, thì họ sẽ thất bại.
Câu hỏi tiếp theo là, “Người lãnh đạo có phải gánh trách nhiệm một mình không?” Đương nhiên là không, họ cần được toàn dân dự phần vào sự kiêng ăn và cầu nguyện để được Thượng Đế thương xót. Mỗi người dân cần xét lại cách quản lí tài chính của mình, cách ăn tiêu của mình, và sự quan tâm của chúng ta đối với công tác từ thiện.
Sau khi chúng ta thực hiện những việc có thể thực hiện, lúc đó phép lạ mới xảy ra.

WHAT IS GOING WRONG?

The philosophy of Yin and Yang asserts that when something reaches its top, it changes its course and moves downward, and when it hits the bottom, it starts to go upward. If that is true, the world economy had reached the top, and started to go down.
May I say at 50% accuracy that 50% of the world population is really concerned about their finance? The other 50% of the world does not have anything to loose, and doesn’t care. Top priority of the World Leaders today is “economy.” They will receive credits if they succeed in restoring economy. Many leaders in many countries have tried their best to stop the falling of the stock market. So far, no one knows where we are heading.
In 2008, in the US, the presidential candidates proclaimed that they are the best person who can solve the economic problems. The candidates who were elected seemed to have the wisdom needed to fix the present economic crisis and bring back the past prosperity. The question we can ask is, “Who really can fix the current problem?” No one knows for sure who that genius is. But we are sure that only God can rescue any country from the mess she is in. Does that mean we just stay put and wait for the Lord to intervene on our behalf?
What does the Bible teach about success and prosperity? Two thousand four hundred years ago Moses spoke to God’s people, “If you fully obey the LORD your God and carefully follow all his commands I give you today, the LORD your God will set you high above all the nations on earth...
The LORD will grant you abundant prosperity... You will lend to many nations but will borrow from none” (Deut 28:1, 11, 12—NIV).
God does not bless a country unconditionally. He will set us high above all nations, He will grant us abundant prosperity, and we will lend, and will not borrow if we fully obey Him and carefully follow all His commands.
The Bible has provided us with the key to financial success. If we fail, and encounter hardship, it’s our fault. What do our leaders can do? Yes, they should do something about the economic crisis, about the financial problems. However, they must fast and pray fervently for wisdom and for grace to lead. If they think they can solve the problems by their own strength, they kid themselves.
Should the leaders bear the burden alone? No, of course not, as citizens, we must join in our leaders’ endeavors, and fast and pray that the Lord has mercy on us, and deliver us from the current calamity. All citizens should do our part; we should review our financial management, our spending priority, our business or laziness, and especially our giving.
LET’S UNITE OUR ENDEAVORS, OUR FAITH, DO OUR BEST AND BELIEVE THAT THE LORD WILL DO THE REST. LET’S BELIEVE THAT FINANCIAL SITUATION WILL BE BACK TO NORMAL.